Để duy trì và phát triển doanh nghiệp, liên doanh là vô cùng cần thiết. Nhưng liệu bạn đã biết hợp tác kinh doanh như thế nào để hiệu quả? Cần những tiêu chí, cách thức gì? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của 123job.

Là một CEO, việc duy trì sự tăng trưởng và ổn định doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hóa như hiện nay, là một thách thức vô cùng lớn. Nhiều nhà quản trị đã nhận ra rằng, đơn độc đối mặt với cuộc chiến đó không phải cách làm hiệu quả, việc nên làm nằm ở chỗ bạn cần liên minh,hợp tác kinh doanh mới có thể cùng nhau chống đỡ và phát triển. Chính vì lý do đó, trong bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn những lựa chọn hợp tác kinh doanh đúng đắn nhất. 

Bạn đã biết cách thức để hợp tác kinh doanh hiệu quả chưa?Bạn đã biết cách thức để hợp tác kinh doanh hiệu quả chưa?

I. Những cách lựa chọn đối tác kinh doanh căn bản cho người khởi nghiệp 

1. Đặt niềm tin của người bạn chọn hợp tác trên giấy tờ

Bước chân vào thế giới kinh doanh, tức là bạn cần kỹ năng sống khi nhìn nhận đối tác. Việc hợp tác kinh doanh rất quan trọng, vì vậy hãy chọn người mà bạn cảm thấy có thể tin tưởng nhất. Bạn hoàn toàn có thể dùng trực giác của mình khi tìm đối tác kinh doanh, nếu thật sự cảm thấy không thể đặt niềm tin, bạn không nên cố gượng ép mình tham gia. Tin tưởng hợp tác kinh doanh bằng cảm xúc, nhưng phải có ràng buộc vào pháp lý. Chỉ có thể là hợp tác kinh doanh trên giấy tờ, các nhà đầu tư mới thực sự cùng bạn chiến đấu trên thương trường. 

2. Bạn và đối tác ít nhất phải làm chung một số dự án

Hãy làm việc với đối tác của bạn một hay nhiều hơn một dự án ngắn hạn, có thể chỉ kéo dài trong vòng một năm. Điều này sẽ giúp bạn nhìn thấy được những điểm xấu, hạn chế khihợp tác kinh doanh. Hãy lập kế hoạch thực tế cho đối tác công tư của bạn, tốt hơn hết là tính theo ngày - tháng - năm thật rõ ràng, và để đối tác của bạn chứng minh. Nếu dự án năm đầu tiên thất bại, đó chắc chắn không phải đối tác bạn cần có.

Hãy làm chung một số dự án khi hợp tác kinh doanh để nhìn thấy được mọi khía cạnh của Partner Hãy làm chung một số dự án khi hợp tác kinh doanh để nhìn thấy được mọi khía cạnh của Partner 

3. Làm việc hòa hợp, mưu tính tương lai

Hãy thử làm một phép toán đơn giản, nếu trong hợp tác kinh doanh bạn thu về khoản lợi nhuận lớn gấp ba lần so với làm riêng rẽ, thì đừng ngần ngại việc tìm Partner cho mình. Nhưng làm việc hòa hợp với đối tác là điều cần thiết, để tăng hiệu quả công việc, bạn hãy chú ý tìm đối tác sản xuất có cùng niềm đam mê,ý tưởng kinh doanh, để thấy lối đi chung với nhau. 

4. Dựa vào khoa học để có những đánh giá tương đối

Hãy để đối tác làm một bài test, ở đó đủ dữ kiện để bạn soi được mọi ngóc ngách của họ. Bài test có thể liên quan đến niềm đam mê hoặc những nhóm tính cách tiêu cực. Một bài test hiệu quả, sẽ giúp bạn phòng tránh những rủi ro không mong muốn khi hợp tác kinh doanh

5. Ngồi lại nhìn nhận tất cả các vấn đề với nhau

Khi bạn và Partner xảy ra một vấn đề khúc mắc nào đó, hoặc tự đề ra những mô hình kinh doanh tiếp theo, thì hãy dành thời gian cùng nhau nhìn lại những vấn đề quan trọng như:

  • Hợp tác kinh doanh có đem lại lợi điểm gì trong thời gian ngắn hạn hay không?

  • Trong kinh doanh đã có đóng góp của tài sản (trí tuệ và hữu hình) nào thông qua ràng buộc? 

  • Chia sẻ những ngần ngại, sợ hãi của bạn, đừng vì những bi quan mà giấu đi, hãy thật thà và thẳng thắn để có các dự trù tốt nhất, trước những tình huống khó lường. 

6. Hãy có kế hoạch sẵn sàng cho việc ra đi

Trong kinh doanh, khi hợp tác đều có thể đổ vỡ mà chẳng có lấy một lời báo trước. Vậy nên, bạn cần có những kế hoạch sẵn sàng ra đi, mà không bị thiệt hại gì quá lớn sau lần hợp tác kinh doanh đó. Khi quyết định ra đi, hãy đảm bảo rằng đối tác công tư của bạn vẫn ổn định được cuộc sống, có như vậy việc tìm kiếm Partner sau này của bạn mới có thể tiếp tục dễ dàng. 

II. Những điều bạn đang tìm kiếm ở một người đối tác là gì?

1. Bổ sung lẫn nhau

Làm một nhà quản trị, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cuốn sách nổi tiếng Radical Candor của cựu giám đốc điều hành Google và Apple - Kim Scott. Ông cho rằng, trong góp vốn kinh doanh, bằng cách thẳng thắn bổ sung những mặt khó khăn với nhau, bạn và Partner của mình vừa giữ được các quan điểm nhất định, sự quan tâm lẫn nhau vừa cùng nhau gắn kết lâu dài và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 

2. Tôn trọng lẫn nhau

Tôn trọng lẫn nhau chính là nền tảng vững chắc duy trì mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài. Có sự tôn trọng, bạn và đối tác sẽ có niềm tin nhất định ở đối phương, cùng nhau thực hiện thành công các dự án và tránh những đối kháng đáng tiếc xảy ra. 

3. Có cùng sứ mệnh và đam mê

Bạn chỉ nên gắn kết với những Partner có cùng đam mê và hướng tới những giá trị cốt lõi chung. Nếu bạn và Partner mãi là hai đường thẳng song song, sẽ chẳng có đích đến nào dành cho bạn. Việc đó sẽ gây lãng phí thời gian và vốn liếng kinh doanh của bạn, hãy xem kỹ và phân tích chắc chắn sứ mệnh, giá trị cốt lõi và niềm đam mê ở các Partner trước khi quyết định hợp tác kinh doanh.

4. Chấp nhận thay đổi

Thay đổi luôn cần được vận động liên tục và là điều không thể thiếu trong hợp tác kinh doanh. Sau một thời gian hợp tác, nếu chẳng có những đổi thay, công việc nhất định sẽ đình trệ, dự án không được hoàn thành như mong đợi, lúc này người chịu thiệt nhiều nhất chính là bạn. Vậy nên, đừng ngại ngần khuyến khích Partner hay chính bản thân bạn, phải phát triển và cải thiện việc hợp tác kinh doanh ngay khi cần thiết. 

Chấp nhận thay đổi sẽ làm nên thành công khi hợp tác kinh doanhChấp nhận thay đổi sẽ làm nên thành công khi hợp tác kinh doanh

5. Cầu tiến và nổi loạn

Cầu tiến và nổi loạn luôn đóng vai trò then chốt để phát huy sự sáng tạo, nâng cao ý thức học hỏi, tự vận động bản thân phát triển và tạo nên sự khác biệt cho dự án của bạn. Có được sự cầu tiến, mối quan hệ hợp tác kinh doanh được xây dựng trên nền móng của sự hoàn thiện và phát triển trong cá nhân của cộng sự hay chính bạn. Đối với nổi loạn, có đôi chút đối ngược với cầu tiến, nhưng khi làm việc cùng nhau chúng lại thích hợp đến lạ thường. Hợp tác với người cầu tiến và nổi loạn chính là vẽ lên những bảng màu nổi bật khác nhau trong chiến lược kinh doanh của bạn. 

III. Tiêu chí lựa chọn công ty đối tác để liên kết kinh doanh

1. Công ty đối tác kinh doanh thành công ít nhất 10 năm

Trong thị trường kinh doanh, 10 năm không phải một quãng thời gian quá dài, nhưng cũng đủ để một công ty khẳng định được mình. Doanh nghiệp có bề dày lịch sử phát triển chục năm như vậy, sẽ có chiến lược kinh doanh chắc chắn, các kế hoạch xử lý rủi ro rõ ràng và nhiều kinh nghiệm. Hợp tác kinh doanh với họ, bạn sẽ có đủ năng lượng và tiềm lực lớn cạnh tranh trong thị trường.

2. Họ đảm bảo cho sự thành công của bạn

Tronghợp tác kinh doanh không có gì là chắc chắn, nhưng việc hợp tác lâu dài cần có sự đảm bảo nhất định. Hợp tác kinh doanh là khi hai bên đều cần đến nhau để phát triển, chứ không phải chỉ mình bạn bị lệ thuộc, bởi vậy, khi đưa ra các nhu cầu, bạn cần có kỹ năng đàm phán với họ những đề nghị hỗ trợ và đảm bảo thành công trong tương lai. 

Hãy chắc chắn đối tác sẽ đảm bảo thành công cho bạn khi hợp tác kinh doanhHãy chắc chắn đối tác sẽ đảm bảo thành công cho bạn khi hợp tác kinh doanh

3. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho bạn lâu dài

Hợp tác kinh doanh cần một Partner phải có trách nhiệm lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho bạn lâu dài. Khi họ nói không với nhiệm vụ bồi dưỡng này, thì đồng nghĩa với việc công ty đó thiếu tính chuyên nghiệp, không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, nếu tiếp tục hợp tác kinh doanh, bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối, thậm chí là bất tín với công ty cộng sự. 

IV. Kết luận

Kinh doanh luôn là môi trường không dễ dàng để chinh phục, muốn thành công, công ty của bạn cần có những mối quan hệ hợp tác kinh doanh đúng đắn. Hy vọng với bài viết trên đây, 123job đã cung cấp những tiêu chí cũng như cách thức giúp bạn lựa chọn hợp tác kinh doanh hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!