Quản Lý Nhà Máy

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐÔNG HIỆP
Mức lương
thỏa thuận
Địa điểm làm việc
➢ Tây Hồ , Hà Nội (Hà Nội)
Kinh nghiệm yêu cầu
đại học
Chi tiết tin tuyển dụng

Mô tả công việc

Mô tả công việc

* Công tác quản lý nhân sự của phòng quản lý sản xuất và các tổ sản xuất
- Hoạch định các nguồn lực và điều kiện cần thiết (nguồn nhân lực, tài chính, phương tiện, trang thiết bị, phương pháp…) để triển khai các hoạt động của phòng quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
- Quản lý chung các chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý sản xuất, các dây chuyền và tổ sản xuất tại các nhà máy (kế hoạch sản xuất, kỹ thuật công nghệ, kiểm soát sản xuất, quản lý thiết bị, thiết kế sản phẩm, an toàn, sức khỏe, vệ sinh, môi trường và phòng cháy chữa cháy tại nhà máy).
- Đề xuất và triển khai các biện pháp cần thiết để hoàn thành mọi chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và chỉ tiêu của phòng quản lý sản xuất, cũng như các mục tiêu chung của toàn công ty.
- Lập, trình phê duyệt, phổ biến và triển khai thực hiện các kế hoạch công việc, kế hoạch thực hiện mục tiêu của phòng quản lý sản xuất (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm).
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của nhân viên dưới quyền và đề xuất điều chỉnh lương định kỳ, khen thưởng, kỷ luật, điều chuyển, bổ nhiệm hoặc cho thôi việc một cách phù hợp.
- Triển khai thực hiện các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc then chốt (KPI) của phòng và các mục tiêu của công ty, đôn đốc và hướng dẫn nhân viên để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Báo cáo định kỳ cho ban giám đốc về tình hình và kết quả thực hiện các chỉ số hiệu quả công việc then chốt (KPI), mục tiêu, nhiệm vụ của phòng quản lý sản xuất theo đúng quy định.
- Phân công, hướng dẫn và điều phối công việc giữa các bộ phận và nhân viên trực thuộc.
* Công tác quản lý công nghệ và kỹ thuật sản xuất
- Tổ chức việc thiết kế, vận hành thử, thử nghiệm và nâng cấp các hệ thống, dây chuyền và quy trình sản xuất, đồng thời thực hiện các mô phỏng cần thiết để thẩm định cho mỗi quy trình công nghệ.
- Triển khai các phương pháp thực hành, thủ tục và giải pháp sáng tạo tốt nhất để nâng cao công suất và hiệu năng thiết bị, năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Đánh giá các quy trình công nghệ, thực hiện các phép đo và diễn giải các số liệu thu thập được. Thực hiện các đánh giá rủi ro cho mỗi dòng sản phẩm và quy trình công nghệ tương ứng.
- Phát triển, định hình và tối ưu hóa các quy trình công nghệ từ khi phát sinh ý tưởng về sản phẩm, bắt đầu sản xuất thử, thử nghiệm sản phẩm cho đến khi sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn.
- Tổ chức nghiên cứu, thiết kế và xây dựng quy trình công nghệ; đề xuất các phương án lựa chọn thiết bị; hướng dẫn chuyển giao công nghệ; tham gia lập các dự án đầu tư mới, cải tạo hoặc mở rộng nhà xưởng để nâng cao năng lực sản xuất của công ty.
* Công tác quản lý công nghệ và kỹ thuật sản xuất
- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng và đảm bảo công nhân viên tại nhà máy thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, cách thức vận hành thiết bị và các yêu cầu kỹ thuật khác.
- Soạn thảo và cung cấp các tài liệu về quy trình công nghệ và hướng dẫn vận hành cho công nhân.
- Xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư, dụng cụ trong sản xuất; chuyển giao cho các dây chuyền và tổ sản xuất, đồng thời thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý khi có phát sinh.
- Nghiên cứu, đề xuất và đưa vào ứng dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu năng thiết bị, công suất sản xuất, năng suất lao động, đồng thời giảm thời gian sản xuất, tỷ lệ phế phẩm và tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu.
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao, hướng dẫn và chuyển giao quy trình công nghệ và tài liệu kỹ thuật cho các dây chuyền và tổ sản xuất có liên quan, hỗ trợ kỹ thuật cho họ khi cần thiết.
- Tổ chức việc bố trí mặt bằng sản xuất, sắp đặt máy móc thiết bị và bố trí luồng công việc hợp lý tại các dây chuyền sản xuất để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tiến độ và giảm thiểu các lãng phí.
Kiểm tra định kỳ việc thực hiện các quy trình công nghệ, phương pháp vận hành an toàn thiết bị, quy phạm kỹ thuật của máy móc, thiết bị tại các dây chuyền và tổ sản xuất.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện và hướng dẫn để nâng cao tay nghề cho công nhân tại nhà máy.
- Theo dõi quá trình sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, tham gia đánh giá các tính năng của sản phẩm mới và đề xuất các biện pháp cần thiết để hoàn thiện sản phẩm.
* Công tác tổ chức và hoạch định các hoạt động sản xuất
- Dự toán các chi phí và đề xuất ngân sách để phục vụ cho các hoạt động sản xuất.
- Phối hợp với các trưởng phòng ban và trưởng bộ phận khác để nắm bắt các yêu cầu sản xuất, xác định các mục tiêu sản xuất và lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý và năm.
- Xây dựng, phổ biến và hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày một cách đồng bộ, khoa học và chuyên nghiệp cho từng tổ sản xuất.
- Xác định các nguồn lực cần thiết cho sản xuất (nhân lực sản xuất trực tiếp và gián tiếp, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ…) ở từng giai đoạn, căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã phê duyệt.
- Triển khai các kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm và phân công nhiệm vụ cho các bộ phận trực thuộc và tổ sản xuất để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đúng số lượng, chất lượng và tiến độ yêu cầu.
- Xem xét và thông qua các lệnh sản xuất hàng ngày và kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm.
* Công tác triển khai và kiểm soát các hoạt động sản xuất
- Tổ chức thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá và báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc về tình hình sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất theo đúng tần suất quy định.
- Quản lý, bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực để thực hiện các kế hoạch sản xuất.
- Tổ chức họp định kỳ toàn phòng quản lý sản xuất và các tổ sản xuất để sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất, đồng thời thảo luận kế hoạch công việc cho giai đoạn kế tiếp.
- Phân tích thông tin và nhận diện các vấn đề có liên quan đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tính hiệu quả trong sử dụng thiết bị và nguyên vật liệu, đồng thời đề xuất các cải tiến cần thiết.
- Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của các tổ sản xuất và kiểm tra tình hình thực hiện hàng ngày, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đúng sản lượng, chất lượng và tiến độ yêu cầu.
- Kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở các tổ sản xuất thực hiện tốt việc quản lý nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, máy móc, dụng cụ và các phương tiện kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình sản xuất.
- Thiết lập các mục tiêu sản xuất hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất, đồng thời thông báo cho các bộ phận và tổ sản xuất trực thuộc.
- Tổ chức các công việc chuẩn bị sản xuất: phân công công việc, kiểm tra việc chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, dụng cụ, cung cấp tài liệu kỹ thuật cho các tổ sản xuất.
- Tổ chức việc kiểm soát các thông số cơ bản của quá trình sản xuất (4M+1I+2E) tại mỗi dây chuyền sản xuất, kịp thời xác định các vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
* Công tác quản lý cơ sở hạ tầng và thiết bị sản xuất
- Tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu các hạng mục cơ sở hạ tầng, phương tiện và trang thiết bị có quy mô lớn (ví dụ lắp đặt dây chuyền hóa mỹ phẩm, phòng thí nghiệm, hệ thống xử lý nước thải…).
- Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và nâng cao năng lực vận hành, kiểm định an toàn kỹ thuật (nếu cần) của toàn bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện và trang thiết bị sản xuất tại nhà máy.
- Tổ chức và kiểm soát việc lập danh mục cơ sở hạ tầng, phương tiện và trang thiết bị sản xuất tại nhà máy, lý lịch thiết bị, hồ sơ bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, v.v.
- Xác định nhu cầu và lập kế hoạch mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất để đảm bảo hoạt động sản xuất được ổn định và liên tục.
- Xem xét và thông qua các đề nghị sửa chữa và kế hoạch bảo dưỡng của bộ phận quản lý thiết bị.
- Xây dựng các thủ tục, quy trình và hướng dẫn vận hành thiết bị, hướng dẫn bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, đồng thời đảm bảo việc thực hiện các thủ tục, quy trình và hướng dẫn này.
- Tổ chức việc kiểm tra định kỳ cơ sở hạ tầng, phương tiện, máy móc và thiết bị sản xuất tại nhà máy để có thể nhận diện và giải quyết các vấn đề, giảm thiểu các sự cố đối với máy móc thiết bị.
- Tư vấn cho ban giám đốc và đề xuất các phương án đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị phù hợp với đặc điểm công nghệ và kỹ thuật sản xuất của công ty.
- Đảm bảo sử dụng phương tiện, máy móc và thiết bị sản xuất ổn định, liên tục, an toàn, đồng thời lập kế hoạch vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cho các phương tiện, máy móc và thiết bị sản xuất.
* Công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh, môi trường và phòng cháy chữa cháy tại nhà máy
- Tổ chức việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch về an toàn, sức khỏe, vệ sinh, môi trường và phòng cháy chữa cháy tại các nhà máy theo đúng với những quy định của pháp luật.
- Tham gia làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực an toàn, sức khỏe, vệ sinh, môi trường và phòng cháy chữa cháy (ví dụ xin cấp phép, báo cáo định kỳ, kiểm tra, thanh tra…).
- Quản lý chung và đảm bảo tất cả các phòng ban, bộ phận và tổ sản xuất tại các nhà máy đều thực hiện tốt các nội quy, điều lệ, tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật và của công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp an toàn kỹ thuật, giảm nhẹ cường độ lao động và cải thiện điều kiện của cán bộ công nhân viên, trình duyệt và tổ chức thực hiện.
* Công tác kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tổ chức thu thập, thống kê, điều tra, phân tích các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp của sản phẩm; chủ động tìm kiếm và đề xuất các biện pháp khắc phục và phòng ngừa cần thiết.
- Tham gia hội đồng xét duyệt và lựa chọn sáng kiến nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm (khi có cán bộ công nhân viên tại các bộ phận trực thuộc và các tổ sản xuất tham gia đóng góp).
- Phối hợp với phòng quản lý chất lượng để đề xuất các phương pháp sản xuất tối ưu, tìm biện pháp xử lý các khó khăn trong quá trình sản xuất hàng ngày, xử lý các sản phẩm không phù hợp, giải quyết các khiếu nại của khách hàng (hoặc các bộ phận khác) liên quan đến các sản phẩm do công ty sản xuất.
- Tổ chức, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, phương pháp thực hành sản xuất tốt GMP, phương pháp sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing, việc triển khai áp dụng các phương pháp Kaizen, 5S, Six-Sigma tại nhà máy và các tổ sản xuất.
* Công việc khác
- Tổ chức ghi chép và lưu trữ hồ sơ của các bộ phận trực thuộc và các tổ sản xuất.
- Phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các công việc chung của phòng quản lý sản xuất.
- Trực tiếp hỗ trợ nhân viên của các bộ phận trực thuộc và các tổ sản xuất giải quyết các trường hợp khó khăn hoặc vướng mắc trong công việc vượt quá khả năng xử lý của bản thân họ (nếu có).
- Thực hiện các công việc phát sinh khác theo chỉ đạo của cấp trên và ban giám đốc.

Yêu cầu công việc

Yêu cầu công việc

* Trình độ chuyên môn:
- Tốt nghiệp đại học trở lên (chuyên ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất, công nghệ hóa hoặc tương đương).
* Kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công việc:
- Khả năng đề xuất giải pháp và xử lý các vấn đề phát sinh.
- Khả năng quản lý nhân sự tốt, thể hiện qua việc biết cách truyền đạt, lắng nghe, hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo, động viên và giải quyết xung đột đối với nhân viên dưới quyền.
- Hiểu biết về công nghệ sản xuất và có kiến thức kỹ thuật liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, dây chuyền, máy móc, thiết bị trong ngành sản xuất khăn giấy khô, khăn giấy ướt hoặc hóa mỹ phẩm.
- Có kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất và tác nghiệp.
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích và lập kế hoạch.
- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm tin học văn phòng.
- Khả năng truyền đạt thông tin và giao tiếp tốt.
* Kinh nghiệm công tác:
- Tối thiểu 03 năm đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp trung.
- Trên 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý sản xuất, ưu tiên người đã từng làm việc trong ngành sản xuất khăn giấy khô, khăn giấy ướt hoặc hóa mỹ phẩm.
* Phẩm chất cá nhân:
- Thận trọng, cẩn thận, trung thực, quan tâm đến chi tiết và chính xác.
- Có trách nhiệm, guơng mẫu, chủ động và nhiệt tình trong công việc.
- Năng động, linh hoạt, thích đổi mới và có tinh thần mạnh mẽ.
- Gần gũi, quan tâm, biết lắng nghe và chia sẻ với nhân viên.

Quyền lợi

Quyền lợi được hưởng

- Thưởng hàng quý, mỗi năm tăng lương it nhất 1 lần
- Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo luật hiện hành.
- Được đi du lịch hằng năm với địa điểm hấp dẫn, thường xuyên tổ chức các hoạt động team building gắn kết cộng đồng, các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên.
- Phép năm 12 ngày
- Được tham gia các buổi liên hoan, sinh nhật hàng tháng, tiệc noel, tất niên,…
- Đặc biệt có cơ hội thăng tiến và thu nhập phù hợp tùy vào chuyên môn hoặc khả năng quản lý.
- Khoảng từ 1000-1500 USD. Lương thỏa thuận theo năng lực
- Môi trường làm việc Trẻ trung- Năng động- Sáng tạo

Cập nhật gần nhất lúc: 2021-06-21 09:42:03

Xem thêm
Người tìm việc lưu ý:
Bạn đang xem tin Quản Lý Nhà Máy - Mã tin đăng: 2063146. Mọi thông tin liên quan tới tin tuyển dụng này là do người đăng tin đăng tải và chịu trách nhiệm. Chúng tôi luôn cố gắng để có chất lượng thông tin tốt nhất, nhưng chúng tôi không đảm bảo và không chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung nào liên quan tới tin việc làm này. Nếu người tìm việc phát hiện có sai sót hay vấn đề gì xin hãy báo cáo cho chúng tôi
Quy mô: 200 - 500
Trụ sở: 27 Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội

Thông tin chung

Ngành nghề
Quản Lý Điều Hành, Giám Sát Sản Xuất
Cấp bậc
Nhân Viên
Kinh nghiệm yêu cầu
đại học
Trình độ yêu cầu
Đang cập nhật
Số lượng cần tuyển
Đang Cập Nhật
Hình thức làm việc
Toàn thời gian
Giới tính
Đang cập nhật
Hạn nộp hồ sơ
21/07/2021
Mẫu CV đẹp

Việc làm đề xuất liên quan

Việc làm đã xem gần đây