Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, những vấn đề rủi ro trong kinh doanh ngày càng nhiều, bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội cũng ngày càng phổ biến. Vì thế trong những năm gần đây, việc làm ngành Luật- Pháp chế ngày càng được chú trọng và mở ra nhiều cơ hội. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí về những cơ hội việc làm của ngành này nhé ! 

Cơ hội việc làm ngành Luật- Pháp chế

Theo thống kê năm 2018  tòa án cần thêm rất nhiều thẩm phán, kiểm sát cần đào tạo và bổ sung một số lượng lớn kiểm sát viên, bổ sung hàng chục nghìn luật sư, những người làm ngành Pháp luật/ Pháp lý.  Hơn thế nữa, theo thông tin từ Bộ tư pháp, cho đến năm 2020, chỉ riêng các chức danh tư pháp cần tới trên 20.000 nhân sự và con số chắc chắn sẽ tăng lên nhiều lần trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự thiếu hụt nhân sự trong hiện tại và tương lai đang mang lại rất nhiều cơ hội việc làm ngành Luật- Pháp chế cho tất cả nhưng bạn trẻ đam mê và dự định học ngành này. Vì vậy nên việc tìm kiếm việc làm Luật- Pháp chế tại Hà Nội, việc làm Luật- Pháp chế tại Hồ Chí Minh hay bất kỳ tỉnh thành nào trên cả nước có lẽ là điều không quá khó khăn và mất nhiều nhiều gian. 

Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, bạn có thể làm việc trong các cơ quan Nhà nước, hoặc trong các doanh nghiệp, công ty chuyên về mảng tư vấn luật. Vị trí việc làm ngành Luật- Pháp chế cũng vô cùng đa dạng, bạn có thể lựa chọn cho mình những công việc phổ biến và có nhiều cơ hội như Thư ký tòa án, tư vấn pháp luật, nhân viên pháp lý,.... 

Những việc làm phổ biến ngành Luật- Pháp chế

Cơ hội việc làm Luật- Pháp chế mở ra ngày càng nhiều, tuy nhiên để tìm kiếm cho bản thân việc làm ngành này phù hợp là điều không quá dễ dàng. Dưới đây là một số gợi ý việc làm ngành Luật- Pháp chế phổ biến: 

Việc làm chuyên viên pháp chế

Chuyên viên pháp chế là người đại diện của công ty/tổ chức về mặt pháp luật và có nhiệm vụ hoàn thiện những thủ tục giấy tờ khác có liên quan như các thủ tục về đầu tư, giải phóng mặt bằng và các thủ tục có liên quan để xin cấp phép cho một số hạng mục,…. Đôi khi, chuyên viên pháp chế còn thay mặt luật sư chuẩn bị những thủ tục có liên quan để tiến hành các hoạt động tố tụng khi xảy ra tranh chấp.

Chuyên viên pháp chế đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, họ là người  âm thầm chèo lái công ty ra khỏi những tình huống khó khăn trong lĩnh vực pháp lý. Chuyên viên pháp chế có nhiệm vụ đưa ra những tư vấn trong các cuộc đàm phán, sắp ký kết hợp đồng, thành lập doanh nghiệp, khi công ty gặp những vấn đề rắc rối liên quan đến pháp luật. 

Với sự am hiểu luật kinh tế, Chuyên viên pháp chế còn có nhiệm vụ  trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền để giải trình. Theo khảo sát của 123job.vn, mức lương trung bình của việc làm Chuyên viên pháp chế thường dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng. 

Việc làm Luật sư

Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật, nghiên cứu phân tích vấn đề và thu thập bằng chứng, chứng cứ để  soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp,  tư vấn soạn thảo hợp đồng, tư vấn trong các giao dịch mua bán, bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng. Theo đặc thù công việc, luật sư được phân ra thành luật sư tư vấnluật sư tranh tụng

Luật sư tư vấn  thường sẽ  có nhiệm vụ tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng còn luật sư tranh tụng sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.

Hiện nay với hàng loạt những công ty, doanh nghiệp thành lập cũng đồng nghĩa các văn phòng luật sư xuất hiện ngày càng nhiều, chính vì vậy việc tìm kiếm cho bản thân việc làm luật sư cũng không quá khó khăn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho bản thân việc làm Luật sư tại Hà Nội, việc làm luật sư tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…. bởi đây là những thành phố lớn, có nhiều cơ hội việc làm ngành Luật- Pháp chế cao. 

Mức lương trung bình của việc làm luật sư tại Việt Nam hiện nay dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng. Và đối với những luật sư chuyên nghiệp, đã có nhiều kinh nghiệm thì mức lương họ nhận được có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng. 

Việc làm Thẩm phán

Thẩm phán hay còn được gọi là quan tòa, là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự thì thẩm phán có những nhiệm vụ chính như nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa, tiến hành xét xử vụ án, tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử, hoặc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án. 

Mức lương của việc làm thẩm phán phụ thuộc vào chức danh làm việc, trình độ chuyên môn của mỗi người, dưới đây là mức lương tham khảo: 

- Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có mức lương trung bình dao động từ 9-12 triệu đồng/tháng. 

- Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có mức lương trung bình dao động từ 6-10 triệu đồng/tháng.

- Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện có mức lương trung bình dao động từ 4-8 triệu đồng/tháng.

Việc làm Công chứng viên

Công chứng viên là những người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch, bản dịch, chứng thực bản sao, chữ ký trong giấy tờ,.... nhằm bảo đảm an toàn pháp lý, quyền lợi và những lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 
Công chứng viên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động chuyên môn của Nhà nước và pháp luật. Với sự can thiệp của công chứng viên thì mọi giấy tờ, các thủ tục tư pháp được giải quyết nhanh chóng và chính xác cao. Không những vậy công chứng viên còn có vai trò quan trọng thông qua các hoạt động bảo vệ quyền lợi của mọi người khi tham gia ký kết các hợp đồng văn bản. 

Công chứng viên là người có tư cách đứng ra bảo vệ các quyền lợi của cá nhân và giám sát thực hiện các chức năng liên quan đến công việc một cách cụ thể và nhanh chóng nhất. Công chứng viên phải là người rất  thận trọng trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào để đảm bảo tính hợp pháp, sự công bằng của tất cả các loại văn bản. 

Mức lương của việc làm công chứng viên thường trung bình dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng.

Có thể nói ngành Luật- Pháp chế  có cơ hội việc làm lớn cùng sự xuất hiện của nhiều vị trí công việc khác nhau để mọi người có thể lựa chọn theo năng lực, đam mê và khả năng của mỗi người. Để có thể tìm được công việc trong ngành này đúng như mong muốn và gắn bó lâu dài được, các bạn cần luôn luôn thể hiện thái độ làm việc tốt, thể hiện tinh thần cầu tiến và ham học hỏi, rèn luyện những kỹ năng cần thiết của công việc. Trên đây là một số chia sẻ về cơ hội cũng như những việc làm Luật- Pháp chế phổ biến. Hy vọng bài viết trên mang đến nhiều thông tin hữu ích cho độc giả. Chúc bạn sớm tìm được việc làm Luật- Pháp chế phù hợp !