Công cụ lập kế hoạch tiết kiệm ứng dụng lãi suất kép miễn phí chính xác nhất.

Ứng dụng lãi suất kép để xây dựng kế hoạch tiết kiệm dựa trên mục tiêu và số năm tích lũy một cách chính xác với công cụ lập kế hoạch tiết kiệm trên 123job hoàn toàn miễn phí.
Hãy tính xem mỗi tháng bạn cần góp bao nhiêu để đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình nhé!

Bước 1: Mục tiêu tiết kiệm

Số tiền tiết kiệm cuối cùng mong muốn.

(VNĐ) Mời bạn nhập số tiền mong muốn

Bước 2: Khoản đầu tư ban đầu

Khoản tiền đầu tư lúc ban đầu bạn có.

(VNĐ) Mời bạn nhập số tiền ban đầu

Bước 3: Khoảng thời gian ước tính

Khoảng thời gian, tính bằng năm, mà bạn dự định tiết kiệm.

Mời bạn nhập thời gian mong muốn

Bước 4: Lãi suất

Lãi suất ước tính theo kỳ hạn gửi của bạn.

Mời bạn nhập lãi suất mong muốn

Bước 5: Kỳ hạn

Kỳ hạn nhận lãi tiền gửi của bạn..

Để đạt được 100,000 (VNĐ) sau 10 năm với vốn đầu tư ban đầu 1,000 (VNĐ) và mức lãi suất kỳ vọng 10 (%/năm) thì bạn cần tiết kiệm 509 (VNĐ) mỗi tháng

Năm (Tổng 1 năm) Vốn ban đầu theo năm (VNĐ) (Bao gồm tiền lãi cộng dồn hàng năm) Tổng tiền tiết kiệm được (VNĐ) (Lãi suất kỳ vọng 10 % / Năm) Tổng tiền bổ sung (VNĐ) (Tổng số tiền bổ sung hàng tháng tính đến nay)
Năm 0 1,000 1,000 0

Giải nghĩa các biến số trong công thức:

  • Mục tiêu tiết kiệm: Số tiền mục tiêu mà bạn muốn tiết kiệm
  • Số tiền khởi điểm: Số tiền ban đầu bạn có để đầu tư
  • Lãi suất: Là lãi suất mà bạn nhận được từ việc gửi ngân hàng hoặc đầu tư. Lãi suất này được tính theo đơn vị năm
  • Năm: Số năm bạn dự định tiết kiệm

Từ các biến số này, bạn có thể nhận ra càng tiết kiệm từ sớm, bạn càng nhận được nhiều hơn bởi thời gian là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh của lãi suất kép. Khác với thời gian, lãi suất càng cao, tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì rủi ro càng lớn. Đừng quên rằng “không có bữa trưa nào miễn phí”.

Công thức của 123job được dựa trên công thức gốc trong Toán học:

Để tính số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng để đạt được mục tiêu tiết kiệm, hãy sử dụng công thức:

Trong đó:

  • Q: Số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng để đạt được mục tiêu tiết kiệm
  • A: Số tiền tiết kiệm mong muốn
  • P: Khoản tiền đầu tư lúc ban đầu bạn có
  • r: Lãi suất ước tính theo kỳ hạn bạn gửi
  • n: Số kỳ hạn nhận lãi tiền gửi của bạn trong năm
  • t: Khoảng thời gian, tính bằng năm, mà bạn dự định tiết kiệm

Ví dụ: Bạn đã có sẵn 10.000.000 và mong muốn tiết kiệm được 5.000.000.000 sau 30 năm với mức lãi suất 5%. Thay số vào công thức, ta có được số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng là:

Ví dụ lập kế hoạch tiết kiệm

II. 10 cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân đơn giản có thể bạn chưa biết

1. Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lý

Bước đầu trong cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân là bạn nên lập ra ngân sách chi tiêu chi tiết. Việc lập ngân sách sẽ hướng bạn chi tiêu theo đúng kế hoạch và hạn mức mà bạn đã đặt ra. Ngoài ra còn tránh phải tình trạng chi quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt, vay mượn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Các khoản chi trong ngân sách sẽ được chia thành nhiều mục như chi tiêu dùng, chi tiết kiệm, chi đầu tư,... kèm theo đó là hạn mức cụ thể. Lập ngân sách chi tiêu sẽ tạo thói quen sử dụng nguồn thu một cách khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo tình hình tài chính của bạn luôn ổn định. Bạn có thể tham khảo qua các cách quản lý tài chính cá nhân như “Quy tắc 50/30/20”, “Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính”,... để xây dựng kế hoạch chi tiêu cho mình.

2. Tập thói quen theo dõi thu chi cá nhân

Sau khi đã lập ngân sách, việc tiếp theo bạn cần làm là nên cố gắng chi tiêu đúng như kế hoạch đặt ra và theo dõi thường xuyên các khoản chi đó. Có như thế bạn mới có thể biết được mình đã chi cho các khoản nào và có cần điều chỉnh gì hay không.

Bạn có thể ghi chú vào các khoản đã chi trong ngày vào một cuốn sổ tay, trên excel hoặc các ứng dụng hỗ trợ quản lý thu chi trên điện thoại. Đừng bỏ qua khoản thu chi nào dù là nhỏ nhất vì khi ghi chú đầy đủ sẽ giúp bạn nhìn nhận cụ thể hơn về thói quen chi tiêu của bản thân.

3. Lên danh sách trước khi mua sắm

Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân hiệu quả là bạn nên lên sẵn danh sách các vật dụng cần mua trước khi mua sắm. Việc này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian mua sắm vừa hạn chế tình trạng “vung tay quá trán” mà đa phần người đi mua sắm gặp phải.

Từ danh sách mua sắm, bạn có thể tính toán và mang theo số tiền vừa đủ. Nếu mang nhiều tiền hơn thì khả năng bạn chi vào những món đồ không cần thiết sẽ rất cao và dễ lãng phí.

4. Không chi tiêu vượt mức cho mục ăn uống

Việc tổ chức tiệc tùng, liên hoan hoặc thường xuyên ăn uống bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc.

Hãy tập thói quen chi tiêu cho việc ăn uống hợp lý hơn để đảm bảo hạn mức cho các hoạt động cần thiết khác như:

  • Lên sẵn những món ăn sẽ nấu trong tuần, lịch trình nấu nướng ra sao.
  • Thống kê chi tiêu hàng tháng cho việc ăn uống để xem khoản mục nào cần cân đối hay cắt giảm bớt.
  • Nấu ăn tại nhà sẽ tiết kiệm hơn so với ăn ở bên ngoài.

Khi nhận được khoản thu nhập hàng tháng, hãy xem xét cho các chi phí bắt buộc trước, sau đó là tiết kiệm và cuối cùng là ăn uống.

5. Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi

Chương trình khuyến mãi là một trong những nguyên nhân khiến túi tiền của bạn thâm hụt nhiều nhất. Ai mà chẳng thích mua 1 tặng 1, giảm giá 50%,... nhất là với các nhãn hàng lớn, có tiếng.

Nhưng trước khi quyết định mua thì bạn cũng cần phải cân nhắc liệu những món đồ đó có thực sự cần thiết cho gia đình trong lúc này hay không. Dù mua phải một món đồ rẻ nhưng nếu không xài đến thì cũng có thể coi đó là một sự lãng phí.

Vì thế cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân tốt nhất là bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước những chương trình khuyến mãi, giảm giá. Đừng để chúng rút cạn túi tiền của bạn một cách thiếu khoa học và ảnh hưởng đến các nguồn chi tiêu khác.

6. Tiết kiệm khi sử dụng điện, nước

Hóa đơn điện, nước là chi phí biến đổi hàng tháng dựa theo khối lượng mà người tiêu dùng sử dụng trong tháng đó. Nếu bạn sử dụng điện, nước một cách phung phí thì có thể bạn sẽ gánh phải áp lực tiền bạc trước hai loại hóa đơn này.

Vì thế ngay từ bây giờ hãy tập thói quen tiết kiệm điện, nước từ những việc nhỏ nhất như tắt tất cả những thiết bị, máy móc khi không dùng đến, nếu không cần thiết thì đừng bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24oC), không để vòi nước chảy tràn ra ngoài,...

7. Tự thực hiện thay vì thuê mướn quá nhiều

Một số gia đình thường thuê người dọn dẹp nhà cửa, thay vì như thế tại sao bạn không dành một ít thời gian để tự làm mới ngôi nhà của mình? Hoặc các thành viên trong gia đình cũng nên có trách nhiệm phân chia công việc với nhau. Việc này vừa giảm bớt gánh nặng trên vai một người, vừa gắn kết tình cảm gia đình hơn.

Bạn cũng có thể học cách sửa chữa các máy móc, thiết bị điện đơn giản để tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với thuê thợ bên ngoài.

8. Hạn chế việc vay mượn

Thực tế việc vay tiền sẽ giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn tạm thời nhưng cũng chính là lý do gây ra áp lực tài chính nặng nề nếu chẳng may bạn không xoay sở trả nợ kịp thời. Không chỉ ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính khác mà các khoản nợ còn có thể ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.

Vì thế bạn nên hạn chế việc vay tiền hết mức có thể. Nếu buộc phải vay thì cần lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt với số tiền và thời gian cụ thể. Ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao trước nhằm giảm tiền lãi hàng tháng.

Đối với trường hợp chi tiêu qua thẻ tín dụng, các chuyên gia tài chính nhận định rằng bạn thường sẽ chi nhiều hơn 12% so với tiền mặt. Vì khi dùng thẻ tín dụng bạn sẽ phải thanh toán thêm lãi, phí sử dụng, phí quản lý,... vào mỗi tháng nên khá tốn kém.

9. Thanh lý các món đồ cũ

Một cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân khác đó là thu lại tiền từ việc thanh lý các món đồ không dùng nữa. Bạn có thể đăng bán quần áo, giày dép, thiết bị cũ,... với giá rẻ trên các trang mạng xã hội hoặc bán lại cho người quen.

Thanh lý đồ cũ sẽ giúp giải phóng diện tích ngôi nhà của bạn đồng thời mang lại một khoản tiền nhất định dùng để chi tiêu cho các công việc cần thiết khác. Cách này vừa giúp tiết kiệm tiền bạc lại vừa giúp bảo vệ môi trường do hạn chế rác thải.

10. Tìm cách tăng thu nhập

Nếu bạn đã rất cố gắng nhưng các khoản chi tiêu cần thiết lại quá nhiều, không thể cắt giảm thêm được nữa thì bạn hãy tìm cách tăng nguồn thu của mình. Có rất nhiều cách để kiếm thêm tiền như làm thêm các công việc ngoài giờ như gia sư, bán hàng online,... Nhưng bạn cũng nên chọn công việc nào vừa sức và có thời gian dành cho bản thân và gia đình cũng như không ảnh hưởng đến công việc chính thì sẽ hiệu quả hơn.

Bạn cũng có thể lựa chọn tiết kiệm ngân hàng - kênh đầu tư an toàn với lãi suất từ 6-8%/năm.

Có khá nhiều cách để bạn trẻ bắt đầu thói quen tiết kiệm của mình. Bạn có thể tham khảo một trong nhiều cách hiệu quả sau:

Tiết kiệm bằng cách “Trả cho mình trước” - Pay yourself first

Theo Investopedia, trả tiền cho mình trước là một trong những lời khuyên phổ biến về quản lý tiền. Ý tưởng đằng sau nguyên tắc này rất đơn giản: Hàng tháng hoặc bất cứ khi nào có thu nhập, bạn ưu tiên giữ lại tiền tiết kiệm trước, sau đó tính đến các chi phí sinh hoạt.

Số tiền ở tháng đầu tiên có thể không nhiều, nhưng bạn sẽ nhận ra mình đang dần thay đổi tư duy, xem trọng việc tích lũy sau một thời gian thực hành đều đặn.

Vậy tại sao bạn nên “trả cho mình trước”? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu về các loại chi tiêu của mình. Thông thường, chi tiêu của chúng ta được chia thành hai loại:

  • Chi phí bắt buộc: Các chi phí này thường bao gồm tiền thuê nhà và tiền điện, tiền ăn, và các nhu yếu phẩm khác. Đồng thời, đây cũng là những thứ bạn cần chi để thực hiện công việc của mình, chẳng hạn như internet, bảng vẽ,...
  • Chi phí tùy ý: Đây là các chi phí biến đổi không bắt buộc. Có thể kể đến như giải trí, quần áo, đi lại, trang trí nhà cửa, đồ điện tử mới, ăn uống, tài khoản phát trực tuyến TV hoặc thẻ thành viên ở phòng tập thể hình…

Khi bạn chỉ tiết kiệm những gì còn lại vào cuối tháng có nghĩa là bạn đang đặt khoản tiết kiệm vào loại chi tiêu thứ hai. Đây là khoản chi tiêu tùy ý có thể thay đổi theo thời gian. Đôi khi, vì các khoản chi tiêu trong tháng quá lớn mà bạn sẽ không thể tiết kiệm đủ như mình mong muốn. Nếu bạn chỉ nghĩ về khoản tiết kiệm của mình sau khi mọi thứ khác đã được chi trả thì việc mà bạn không còn gì để tiết kiệm vào cuối tháng sẽ là điều rất dễ xảy ra.

Tuy nhiên, nếu bạn chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm trước thì việc tiết kiệm sẽ trở thành một khoản chi bắt buộc. Bạn đang coi việc tiết kiệm giống như những hóa đơn bắt buộc phải thanh toán. Bằng cách chi trả cho mình trước, bạn đang quyết định rằng mục tiêu tài chính dài hạn là “hóa đơn” quan trọng nhất mà bạn phải chi trả đầu tiên.

Tìm kiếm những lời khuyên tài chính phù hợp dành cho bạn

Một người bạn, một người thân hay cố vấn tài chính đáng tin cậy có thể giúp bạn tìm ra điều gì đang kìm hãm bạn và giúp kế hoạch tiết kiệm / đầu tư của bạn dễ dàng hơn nhờ kiến thức và kinh nghiệm của họ. Đồng thời, bạn cũng có thể thử đầu tư / tiết kiệm cùng những “đối tác” đáng tin cậy này để duy trì thói quen và tạo động lực cho nhau.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo những cuốn sách tài chính - đầu tư kinh điển như Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett, Thiên Nga Đen, Trò bịp trên Phố Wall,... Kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những cuốn sách này rất có thể là nguồn tài nguyên quý giá để bạn xây dựng nền tảng cho hành trình đầu tư trong tương lai.

Và cũng đừng quên cập nhật kiến thức thị trường thông qua các nguồn tin đáng tin cậy với các kênh báo chí, truyền hình chính thống hoặc một số nhà đầu tư uy tín như Warren Buffett, Robert Kiyosaki, Benjamin Graham,... hay gần gũi hơn là các chuyên gia đầu tư tại Việt Nam như Thái Phạm, Cú Thông Thái - VNInvestor,...

Gửi tiết kiệm ngân hàng

Đây là cách dễ dàng và nhanh chóng mà bạn có thể thực hiện ngay. Bạn có thể tham khảo các gói gửi tiết kiệm từ các ngân hàng. Việc gửi tiết kiệm định kỳ và đầy đủ cũng là cách để bạn rèn luyện thói quen tiết kiệm. Gửi tiết kiệm dài hạn đang được các ngân hàng ưu đãi lãi suất khá cao so với gửi tiết kiệm ngắn hạn.

Đầu tư lời sinh lời

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn có được 1 khoản tiền nhàn rỗi nhiều hơn so với lương của mình thì hay bắt đầu tìm kiếm cho mình một cơ hội đầu tư để sinh lời nhanh và nhiều hơn. Các cách đầu tư phổ biến ngày nay có thể kể đến như: chứng khoán, vàng hay gần đây là các tài sản công nghệ như bitcoin, NFT,... Hoặc kinh doanh, góp vốn, đầu tư bất động sản cũng là hình thức đầu tư sinh lời cao nếu bạn có nguồn vốn lớn.

- Chứng khoán:
Chứng khoán là kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Thế mạnh của đầu tư chứng khoán là khả năng sinh lời cao, tuy nhiên đi kèm với đó là tính rủi ro lớn. Chưa kể nhà đầu tư chứng khoán còn cần có kiến thức chuyên môn, độ nhạy bén thị trường và tâm lý vững khi đầu tư.

Thị trường chứng khoán biến động theo ngày, giá các mã cổ phiếu, trái phiếu có thể thay đổi theo giờ/phiên. Nếu không nắm bắt được thị trường, không dành thời gian nghiên cứu, nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu thua lỗ, thậm chí là mất trắng cả vốn.

- Vàng
Vàng là kim loại quý, có tính thanh khoản cao, dùng tiền nhàn rỗi đầu tư mua vàng có thể mang lại cho bạn một khoản tiền lời nhất định. Tuy nhiên, đối với kênh mua vàng, nhà đầu tư cần chú ý đến những biến đổi của thị trường vàng. Dù thị trường vàng mang lại tỷ suất lợi nhuận khá cao nhưng sự biến động là khôn lường. Giá vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá đồng đô la Mỹ, giá dầu, quy luật cung - cầu thị trường, tình hình chính trị, kinh tế...

Bởi vậy khi đầu tư mua vàng, bạn cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề này. Chưa kể tại Việt Nam, đầu tư vàng không được Nhà nước khuyến khích. Ngân hàng Nhà nước luôn theo dõi và quản chặt giá vàng.

- Bitcoin:
Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận Bitcoin là một phương thức thanh toán chính thức, và con số ấy đang ngày một tăng lên.

- Kinh doanh, góp vốn:
Kinh doanh, góp vốn cũng là một hình thức đầu tư khá phổ biến. Dù vậy đây không phải là hình thức đầu tư dễ, bởi không chỉ bỏ vốn, bạn còn cần có tư duy kinh doanh cùng “con mắt” tinh tường để nhìn trước được những cơ hội từ sản phẩm, mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều yếu tố rủi ro bởi đây là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vấn đề thành công hay thất bại vẫn còn nhiều bàn cãi.

- Bất động sản:
Cho thuê căn hộ, mua đi bán lại nhà, phân lô bán nền đều là cách đầu tư bất động sản sinh lời. Dù vậy không phải ai cũng có thể đầu tư bất động sản bởi mua bán bất động sản cần nguồn vốn lớn, ổn định và có mối quan hệ rộng rãi. Nhà đầu tư bất động sản cần theo dõi thị trường, biết cách quan sát để tìm được bất động sản tốt. Bạn chắc chắn không thể đầu tư bất động sản theo kiểu nay mua, mai bán bởi giá bán không tăng nhanh, thậm chí thị trường đôi lúc có thể biến động khiến việc mua bán gặp khó khăn.

- Tham gia bảo hiểm nhân thọ
Đây cũng là một trong những cách để bạn có thể tiết kiệm. Đồng thời việc tham gia bảo hiểm không những sinh lời cho bạn mà còn mang lại sự bảo đảm cho sức khỏe và cả tài sản cho bạn hay gia đình. Tuy nhiên, khi đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ, bạn nên chú ý: Đầu tư bảo hiểm nhân thọ chính là lập kế hoạch tài chính dài hạn, nếu nhà đầu tư có kế hoạch tài chính ngắn hạn thì không nên chọn kênh bảo hiểm nhân thọ.

- Kiểm tra tình trạng “sức khỏe tài chính” định kỳ
Sức khỏe tài chính cá nhân (Financial Health) có thể hiểu một cách đơn giản là tình hình tài chính của một người nào đó. Thuật ngữ này bao gồm tiền thu nhập để chi trả cho các chi phí sinh hoạt cần thiết và tiền tiết kiệm, đầu tư. Tài chính cá nhân cũng là một loại hình sức khỏe quan trọng không kém sức khỏe thể chất và tinh thần. Tài chính cá nhân chỉ thực sự khỏe mạnh khi bạn đủ khả năng chi trả phí sinh hoạt hàng tháng và có một khoảng dư dả để dành tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai.

Lập vài tài khoản tiết kiệm, tham gia nhiều kèo đầu tư nhưng bạn cũng đừng quên hoàn cảnh thay đổi thường xuyên, không phải khi nào bạn cũng có thể tiết kiệm và đầu tư từng ấy trong nhiều tháng liên tiếp. Khi thu nhập và chi phí của bạn biến động, hãy điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư một cách hợp lý nhất với mục tiêu của bạn.

Và quan trọng, thương vụ đầu tư hời nhất chính là đầu tư vào bản thân mình
Với sức trẻ cùng nhiều hoài bão riêng mình, bạn đừng quên bản thân chính là “tài sản” trân quý nhất. Chế độ sinh hoạt khoa học, không ngừng học hỏi, cập nhật các kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong nghề nghiệp sẽ là nền tảng vững chắc để bạn đạt được tất cả các mục tiêu trong tài chính nói riêng và trong cuộc sống nói chung

Chia sẻ bài viết
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội