Giảm trừ gia cảnh bản thân
11,000,000đNgười phụ thuộc
4,400,000đBạn chưa nhập tiền thu nhập
Bạn chưa nhập tiền thu nhập khác
Vùng: (Giải thích)
Bạn chưa nhập số lượng người
Lương GROSS | |
---|---|
Bảo hiểm xã hội (8%) | |
Bảo hiểm y tế (1.5%) | |
Bảo hiểm thất nghiệp (1%) | |
Thu nhập trước thuế | |
Giảm trừ gia cảnh bản thân | |
Giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc | |
Thu nhập chịu thuế | |
Thuế thu nhập cá nhân(*) |
(*) Chi tiết thuế thu nhập cá nhân (VNĐ)
Mức chịu thuế | Thuế suất | Tiền nộp |
---|---|---|
Đến 5 triệu VNĐ | 5% | |
Trên 5 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ | 10% | |
Trên 10 triệu VNĐ đến 18 triệu VNĐ | 15% | |
Trên 18 triệu VNĐ đến 32 triệu VNĐ | 20% | |
Trên 32 triệu VNĐ đến 52 triệu VNĐ | 25% | |
Trên 52 triệu VNĐ đến 80 triệu VNĐ | 30% | |
Trên 80 triệu VNĐ | 35% |
Trước khi đi tìm hiểu về cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019 thì chúng ta hãy cùng khám phá một số vấn đề cơ bản liên quan tới thuế thu nhập cá nhân. Theo tên gọi thì có thể biết đây là loại thuế được cơ quan Nhà nước trích nộp trực tiếp từ thu nhập của người lao động nhằm phục vụ cho các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời làm giảm một cách hợp lý khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Dựa trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của từng người, cách tính thuế thu nhập cá nhân được xác định dựa trên tỷ lệ mức thu nhập hàng tháng của người lao động trong từng trường hợp cụ thể được quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân do Nhà nước ban hành. Và do đó, những người lao động có thu nhập thấp, vừa đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình ở mức cần thiết sẽ không phải nộp thuế. Vậy những đối tượng nào nằm trong diện bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân và cách tính trong từng trường hợp cụ thể ra sao?
Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và Nghị định 65/2013/NĐ-CP thì đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là tất cả các khoản thu nhập hợp pháp được tạo ra bởi các cá nhân là người lao động hợp pháp, bao gồm:
Tất cả các khoản thu nhập được liệt kê ở trên đều là đối tượng chịu thuế tính từ đồng thu nhập đầu tiên mà người lao động có được.
Những người lao động, cá nhân có thu nhập nằm trong danh sách đối tượng chịu thuế sẽ phải nộp thuế cho ngân sách Nhà nước và được chia ra làm 2 loại là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Đầu tiên, với cá nhân cư trú phải nộp thuế sẽ bao gồm cá nhân cư trú có mặt tại lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng không có mặt từ 183 ngày trở lên tại lãnh thổ Việt Nam và không chứng minh được cư trú tại quốc gia nào thì vẫn sẽ được xác định là cá nhân cư trú tại Việt Nam và nằm trong đối tượng chịu thuế. Cụ thể:
Trường hợp thứ hai, nếu cá nhân có thu nhập nằm trong đối tượng chịu thuế mà không thuộc 1 trong 2 trường hợp kể trên sẽ được xác định là cá nhân không cư trú phải nộp thuế. Căn cứ vào tình hình cụ thể mà bạn có thể xác định mình có nằm trong đối tượng nộp thuế hay không để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với Nhà nước.
Hiện nay, các cách tính thuế thu nhập cá nhân mà bạn có thể áp dụng như cách tính thuế thu nhập cá nhân 2018 hay cách tính thuế thu nhập cá nhân 2017 hoặc thậm chí là cách tính thuế thu nhập cá nhân 2016 đều hoàn toàn tương tự với cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất được áp dụng cho năm 2019. Nhưng trước khi đi tìm hiểu về hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân trong từng trường hợp cụ thể thì chúng ta hãy cùng điểm qua một vài vấn đề liên quan tới cách tính thuế thu nhập cá nhân mà bạn cần lưu ý.
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, có 3 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho các đối tượng nộp thuế khác nhau. Cụ thể là:
Tuy nhiên, cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần hay khấu trừ 10% và 20% không phải xác định trực tiếp trên tổng mức thu nhập hàng tháng của người lao động mà phải tuân theo các bước tính thuế cụ thể đã được quy định.
Bước 1: Xác định mức tổng thu nhập trong tháng: Các cá nhân nằm trong đối tượng nộp thuế sẽ phải cộng tất cả các khoản thu nhập trong tháng của mình từ tiền lương cho tới tiền công và cả các khoản phụ cấp được chi trả.
Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất do Nhà nước ban hành.
Bước 3: Tính mức thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế TNCN
Bước 4: Xác định các khoản được giảm trừ thuế theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Tính mức thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế đã tính ở bước 3 - các được giảm trừ thuế.
Bước 6: Tính mức thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế đã xác định ở bước 5 x mức thuế suất theo quy định.
Theo công thức này, để tính toán ra mức thuế thu nhập cá nhân mà người lao động phải nộp cho cơ quan Nhà nước thì ngoài việc phải tính tổng thu nhập trong tháng, người lao động còn phải biết đâu là các khoản được miễn thuế TNCN và đâu là các khoản được giảm trừ thuế theo quy định của Pháp luật. Để giúp bạn đọc dễ dàng tính toán và cho ra kết quả chính xác, chúng tôi sẽ trình bày về các khoản được miễn hoặc giảm trừ thuế TNCN trong phần tiếp theo.
Theo quy định tại điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về thuế 2014 thì các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
Tất cả các khoản thu nhập mà chúng tôi liệt kê trên đây đều là những khoản thu nhập được miễn thuế TNCN, nghĩa là khi tính tổng thu nhập để xác định mức thuế TNCN phải nộp thì bạn có thể loại bỏ các khoản thu nhập kể trên.
Theo quy định tại điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 15 của Thông tư 92/2015/TT-BTC ban hành năm 2015 thì các khoản được giảm trừ thuế TNCN bao gồm:
Như đã trình bày ở trên, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ áp dụng cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ được xác định theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất tương ứng.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)
Bậc thuế |
Thu nhập tính thuế (triệu đồng/ tháng) |
Thuế suất (%) |
Công thức tính số thuế phải nộp |
1 |
Đến 5 |
5 |
Thu nhập tính thuế (TNTT) x 5% |
2 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
TNTT x 10% - 250.000 đ |
3 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
TNTT x 15% - 750.000 đ |
4 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
TNTT x 20% - 1.650.000 đ |
5 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
TNTT x 25% - 3.250.000 đ |
6 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
TNTT x 30% - 5.850.000 đ |
7 |
Trên 80 |
35 |
TNTT x 35% - 9.850.000 đ |
Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng mà tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/ tháng trở lên cho mỗi lần trả sẽ áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ 10% theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%
Đối với cá nhân là người nước ngoài hoặc cá nhân không cư trú tại Việt Nam sẽ áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ 20% theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất được ban hành. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã có thể tự xác định chính xác mức thuế TNCN phải nộp của mình và người thân. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này và hẹn gặp lại bạn ở những tin tức tiếp theo của 123job