Trong những năm gần đây, thuật ngữ freelancer dần trở nên phổ biến và trở thành một ngành nghề riêng được nhiều người yêu thích làm việc tự do hướng đến. Để theo kịp xu hướng freelancer, sinh viên cần tìm hiểu một số thông tin cơ bản để có cái nhìn khái quát về ngành nghề này.

I. Freelancer là ngành nghề gì?

Freelancer được dùng để nhắc đến những người làm nghề freelance hay còn được gọi là nghề tự do. Thay vì nhân viên của doanh nghiệp phải làm việc theo giờ hành chính quy định của công ty, freelancer sẽ không bị giới hạn thời gian làm việc hay vị trí làm việc, tuy nhiên công việc freelancer vẫn phải đảm bảo  theo thỏa thuận với doanh nghiệp. 

Công việc freelancer được tự do về mọi mặt, thời gian, địa điểm, đồng phục làm việc hay phương thức làm việc. Freelancer có thể lựa chọn làm việc tại nhà, quán cà phê hay bất cứ không gian nào họ thấy có thể tập trung và nâng cao năng suất làm việc của họ. Công việc freelancer không có hợp đồng lao động chính thức như nhân viên và họ không được hưởng chế độ phúc lợi của công ty, nhiệm vụ chính của công việc freelancer là hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của từng dự án khác nhau.

II. Cơ hội làm việc khi theo đuổi con đường freelancer

1. Vai trò của freelancer trong công ty 

Hiện nay, công việc freelancer đang trở thành xu hướng và có nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê freelancer cho dự án thay vì tuyển nhân viên chính thức. Thông thường, doanh nghiệp tuyển freelancer làm việc theo dự án, họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ chính trong một mảng xuyên suốt dự án. Vậy nên freelancer thường là người có nhiều kinh nghiệm và họ đủ khả năng để chịu trách nhiệm cũng như hoàn thành dự án đúng hạn, nâng cao hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp. Nhận biết được lợi ích khi làm việc với freelancer, nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của freelancer trong công ty.

2. Cơ hội làm việc khi theo đuổi việc làm freelancer

Nhiều người định nghĩa công việc freelancer như một việc làm thêm online hay online job. Theo một khía cạnh nào đó, định nghĩa đó không sai, tuy nhiên nó chưa đủ vì freelancer cũng làm việc dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau như đánh máy tại nhà, việc làm thêm tại nhà qua mạng hay cộng tác viên bán hàng. Tuy nhiên công việc freelancer được hiểu rộng hơn trong từng lĩnh vực như freelancer marketing, content hay designer, vậy nên nếu bạn đang cân nhắc việc trở thành freelancer thì cơ hội cho bạn không ít. Chỉ cần bạn tự tin về một lĩnh vực hay một kỹ năng chuyên môn nào đó và bạn yêu thích sự tự do trong công việc thì công việc freelancer dành cho bạn. 

Tính chất công việc freelancer là sự tự do và thoải mái về địa điểm cũng như thời gian làm việc, nên khi tìm kiếm công việc thì bạn không cần đắn đo về vị trí địa lý. Bạn ở Hồ Chí Minh nhưng vẫn có thể làm công việc freelancer với một công ty ở Hà Nội. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho công việc freelancer ngày càng được ưa chuộng và ngày càng có nhiều sinh viên theo đuổi con đường này.

3. Mức lương của việc làm freelancer

Mức lương của công việc freelancer khá linh hoạt và không có mức cố định theo từng tháng hay từng dự án. Nếu bạn theo đuổi công việc freelancer thì hãy chuẩn bị trước tinh thần với việc thu nhập không ổn định. Đặc thù của công việc freelancer là bạn phải kiếm được dự án phù hợp để làm, nếu như không có dự án đồng nghĩa với việc không có thu nhập. Vậy nên có những tháng bạn sẽ chẳng có thu nhập vì dự án không có nhưng cũng có những tháng dự án làm không hết. Vì vậy, thu nhập sẽ phụ thuộc chính vào năng lực cũng như số dự án mà bạn tham gia. 

Có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng sale online như một hình thức freelancer, mức lương của họ được tính theo phần trăm hoa hồng họ được hưởng tùy vào số lượng sản phẩm bán ra. Hay một hình thức khác của công việc freelancer là tuyển dụng digital marketing vì tính chất công việc đòi hỏi con số và KPIs mà không phụ thuộc nhiều vào địa điểm hay thời gian làm việc. Những công việc trên có thể được xem à việc làm bán thời gian tại nhà như một nguồn thu nhập thứ hai.

III. Mô tả chi tiết việc làm freelancer

Công việc freelancer cũng không có một bản mô tả chi tiết công việc cụ thể vì tùy vào dự án cũng như vai trò của freelancer trong dự án mà công việc của họ sẽ khác nhau. Việc làm freelancer content sẽ khác với cộng tác viên dịch thuật hay việc làm freelancer lập trình. Khi liên kết với doanh nghiệp, freelancer sẽ nhận được bảng mô tả công việc cụ thể với từng vai trò khác nhau. Vì vậy, nếu bạn tìm việc làm freelancer thiết kế hay việc làm seo specialist, hãy yêu cầu họ cung cấp mô tả công việc chi tiết cho bạn nhé!

IV. Những kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer

Tạo dựng mối quan hệ rộng rãi để tìm kiếm cơ hội phát triển: Để tìm kiếm được những dự án phù hợp với kỹ năng chuyên môn thì bạn phải tận dụng không ít mối quan hệ. Đơn giản vì doanh nghiệp có dự án sẽ không biết bạn là ai, chuyên môn của bạn như thế nào hay bạn tài năng ra sao, nên nếu có một vài mối quan hệ, họ có thể giới thiệu bạn với những dự án phù hợp. Một vài mối quan hệ trong ngành sẽ giúp bạn tạo được networking cũng như uy tín để doanh nghiệp tin tưởng bạn hơn.

Kỹ năng chuyên môn: Muốn theo đuổi công việc freelancer thì ít nhất bạn phải sở hữu một vài kỹ năng chuyên môn ở mức trung bình trở lên. Tức bạn đã từng ở vai trò đó hoặc đã từng chịu trách nhiệm chính trong một vài dự án tương tự, doanh nghiệp mới đủ tự tin giao dự án cho bạn. Vì vậy sở hữu kỹ năng chuyên môn chính kèm theo một vài kỹ năng phụ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được dự án. Hoặc để tìm kiếm được những dự án phù hợp với kỹ năng chuyên môn, bạn có thể trực tiếp tìm kiếm việc làm freelancer tại đà nẵng, việc làm freelance tại Hà Nội hay một vài website như timviecnhanh Đà Nẵng.

Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian: Một freelancer làm việc hiệu suất và chuyên nghiệp là một người hoàn thành công việc đúng hạn. Để làm được điều này, freelancer phải biết cách sắp xếp thời gian, lên lịch làm việc để phân chia công việc cho phù hợp. Nếu thiếu kỹ năng này, freelancer sẽ khó có thể nhận nhiều dự án cùng một lúc vì khối lượng công việc khá nhiều. Ví dụ như một freelancer tìm việc làm Java Developer Freelancer sẽ phải hoàn thành một lượng công việc liên quan đến kỹ năng chuyên môn, nếu chưa biết cách sắp xếp thời gian thì họ dễ rơi vào trạng thái rối loạn và mất tập trung.

V. Các công việc liên quan đến freelancer

Freelancer sẽ làm việc độc lập hầu hết thời gian, tuy nhiên họ sẽ phải làm việc với những thành viên cùng team dự án của mình. Nếu bạn làm freelancer về mảng marketing thì sẽ làm việc với marketing consultant và một vài vị trí công việc freelancer khác. Trên thị trường, khi tìm việc làm bán thời gian tphcm, việc làm freelancer tại Hồ Chí Minh, việc làm freelancer tại Hải Phòng thì bạn sẽ tìm được khá nhiều công việc như tuyển trợ giảng tiếng anh, tuyển giáo viên, tuyển dụng giáo viên tiếng anh hay việc làm marketing intern. Từ đó, cũng có thể thấy freelancer được tuyển dụng trên nhiều lĩnh vực và vai trò khác nhau:

- Freelancer content: Nếu có dịp dạo quanh những nhóm tuyển dụng trên Facebook hay tìm kiếm công việc freelancer trên những website, bạn sẽ nhận ra 6/10 doanh nghiệp đăng tuyển công việc freelance content. Điều này đủ thấy được nhu cầu tuyển dụng freelancer content đang rất nhiều và vì tính chất công việc không yêu cầu quá cao nên cũng dễ dàng cho doanh nghiệp có thể tìm được những freelance content phù hợp. Tùy vào doanh nghiệp mà công việc freelance content sẽ viết về những chủ đề nào, yêu cầu cụ thể ra sao và mức lương như thế nào.

- Freelancer dịch thuật: Công việc freelancer dịch thuật vừa xuất hiện trong mấy năm gần đây vì Việt Nam gia nhập thị trường quốc và nhận được nhiều sự đầu tư, từ đó doanh nghiệp có nhiều văn bản cần dịch song ngữ. Tuy nhiên vì lượng văn bản sẽ không xuyên suốt mà chỉ có nhiều ở những dự án mới, vì vậy tuyển freelancer dịch thuật là phương thức hiệu quả. Công việc freelancer dịch thuật có thể là dịch song ngữ Việt - Anh, Nhật - Việt, Hàn - Việt,... Tùy vào độ khó của văn bản mà mức lương sẽ khác nhau.

- Freelancer design: Việc làm freelancer thiết kế ngày càng được ưa chuộng vì những người theo đuổi sự tự do, sáng tạo thường không muốn làm việc tại một vị trí cố định. Chính vì vậy, nếu trở thành freelancer thiết kế, họ vừa có thể thỏa niềm đam mê thiết kế vừa kiếm được thu nhập từ công việc freelancer thiết kế. Mức lương có công việc freelancer design phụ thuộc vào tính chất dự án, số lượng sản phẩm và yêu cầu cho từng sản phẩm.

VI. Các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực freelancer

Hiện nay, nhận biết được tiềm năng phát triển của công việc freelancer, trên thị trường đã xuất hiện những doanh nghiệp là cầu nối giữa freelancer và dự án. Điều này có nghĩa là nếu freelancer chưa tìm được dự án phù hợp có thể thông qua công ty này để tìm kiếm dự án. Một vài doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như:  vLance, Freelancerviet,... Tuy nhiên khi thông qua những doanh nghiệp này thì bạn sẽ tốn phí để tìm kiếm được dự án phù hợp nên hãy cân nhắc trước nhé!

VII. Hướng dẫn tìm kiếm và ứng tuyển việc làm freelancer trên 123job.vn

Nếu như chưa có đủ điều kiện tìm kiếm dự án qua công ty freelancer, bạn vẫn có thể tìm kiếm công việc freelancer thông qua những website tuyển dụng như 123job.vn.

- Bước 1: Truy cập website https://123job.vn/

- Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, bạn gõ từ khóa việc làm Freelancer, vị trí và mức lương mong muốn nếu có.

- Bước 3: Nghiên cứu công việc phù hợp rồi click Lưu việc khi thấy công việc mong muốn.

- Bước 4: Chọn lọc ra vị trí ưng ý nhất trong danh sách việc làm đã lưu và nhấn Ứng tuyển ngay.

- Bước 5: Tạo CV online đã thiết kế sẵn trên website 123job.vn và điền đầy đủ thông tin.

- Bước 6: Viết thư giới thiệu gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng

- Bước 7: Click vào Nộp hồ sơ để hoàn tất ứng tuyển công việc.

Chỉ một vài tips nhỏ, bạn có thể tìm được công việc phù hợp cho bản thân, vì vậy nếu còn cân nhắc về công việc freelancer thì hãy mạnh dạn tìm hiểu. Biết đâu trên thị trường đang tìm kiếm những freelancer với kỹ năng chuyên môn mà bạn có. Đừng quên thường xuyên theo dõi top bài viết của 123job.vn để có thêm những kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho công việc nhé!