* Quản lý nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng (SDDP) tại các ĐVKD trong hệ thống PGBank.
* Thực thi và giám sát Kế hoạch thu hồi nợ của các ĐVKD đối với từng khoản nợ quá hạn; Nắm bắt được các khoản nợ có dấu hiệu bất thường và đề xuất xử lý kịp thời.
* Xử lý nợ xấu, nợ SDDP tại các ĐVKD trong hệ thống PGBank.
• Quản lý nợ xấu, nợ SDDP:
- Chịu trách nhiệm quản lý khoản nợ xấu, nợ SDDP thuộc danh mục tại các Chi nhánh chuyên quản; Thẩm định, đánh giá các đề xuất/phương án xử lý nợ của các ĐVKD và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý hồ sơ, danh mục các khoản nợ xấu: đảm bảo nắm bắt được hồ sơ, thực trạng của các khoản nợ; thường xuyên cập nhật tiến độ xử lý và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời đối với các vụ việc có dấu hiệu bất lợi cho PGBank, báo cáo cấp thẩm quyền quyết định.
- Lập các báo cáo liên quan đến các khoản nợ được phân công phụ trách; Xây dựng kế hoạch xử lý và thu hồi nợ định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý.
• Xử lý và thu hồi nợ xấu:
- Đầu mối làm việc với các ĐVKD, Khối/Phòng liên quan về việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ SDDP.
- Đề xuất việc thanh toán các chi phí liên quan tới việc xử lý và thu hồi nợ trên cơ sở hợp lý, hiệu quả.
- Trực tiếp thực hiện và/hoặc phối hợp, hướng dẫn cho ĐVKD thực hiện các biện pháp xử lý nợ: gán nợ; bàn giao tài sản bảo đảm (TSBĐ) cho PGBank, xử lý nợ thông qua biện pháp tố tụng (khởi kiện, thi hành án); bán đấu giá TSBĐ; áp dụng các thủ tục chấm dứt khoản vay theo quy định…. Theo dõi, đôn đốc, tiến độ xử lý và báo cáo kết quả thực hiện.
- Tham gia tố tụng theo ủy quyền của PGBank tại các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lý và thu hồi nợ theo phê duyệt đối với các khoản nợ đã được chỉ định.
- Báo cáo thường xuyên, kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xử lý nợ và đề xuất đến Cấp có thẩm quyền các giải pháp/chính sách/chiến lược xử lý nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
- Chịu trách nhiệm chung về công tác xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu và nợ SDDP đối với các khoản nợ được giao quản lý.
• Công tác đào tạo:
- Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật liên quan Các qui định của NHNN; Các quy định, quy trình, quy chế của PGBank trong lĩnh vực xử lý nợ và phổ biến cho cá nhân, Đơn vị liên quan trong hệ thống đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ trong tác nghiệp công việc.
- Đào tạo nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ về chuyên môn cho các cá nhân, Đơn vị liên quan trong hệ thống.
• Phát triển cá nhân:
- Luôn đảm bảo các hoạt động xử lý nợ hoàn toàn tuân thủ với các quy định của Pháp luật và quy định nội bộ tại PGBank.
- Nâng cao hiệu quả làm việc cá nhân thông qua việc bổ sung các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng quản lý để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải có kế hoạch phát triển năng lực cho cá nhân, kế hoạch đào tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo.
- Tôn trọng và duy trì các giá trị truyền thống của PGBank thông qua thái độ làm việc chuyên nghiệp, chủ động, vì hiệu quả công việc.
• Các quy định khác.
- Có tinh thần hợp tác, hỗ trợ trong công việc đối với đồng nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công Ban lãnh đạo