Giám sát tính tuân thủ:
Giám sát và đôn đốc các Chi nhánh lập và gửi các báo cáo định kỳ, đột xuất, báo cáo tín dụng bất thường, báo cáo các khoản vay theo quy định về Hội sở. Tổng hợp, theo dõi và độc lập đưa ra những nhận xét, đánh giá về chất lượng tín dụng của Chi nhánh chuyên quản, đáp ứng được yêu cầu về giám sát rủi ro tín dụng từng thời kỳ của PGB;
Giám sát các khoản vay không tuân thủ đúng theo các quy định đặt ra trong chính sách tín dụng như các khoản vay quá hạn; bảo lãnh, L/C, các hối phiếu thương mại… quá hạn thanh toán; vi phạm cam kết (bao gồm cả bảo hiểm tài sản); TSBĐ tiền vay không đủ giá trị hoặc thiếu hụt; hạn mức hết hạn, vượt hạn mức tín dụng; vượt thẩm quyền phán quyết; vi phạm lãi suất, biểu phí theo quy định; cấp tín dụng cho các đối tượng cấm/hạn chế theo luật định hoặc theo quy định của PGB…
Giám sát việc đánh giá lại TSBĐ tiền vay theo định kỳ, phân tích mức độ ảnh hưởng do thay đổi về giá trị của từng loại TSBĐ tiền vay;
Quản lý chất lượng tín dụng:
Quản lý và theo dõi biến động của từng nhóm nợ; tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng hàng tháng, quý; chủ động đề xuất phương án sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro các khoản cấp tín dụng của các chi nhánh chuyên quản;
Phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn mới phát sinh tại các chi nhánh chuyên quản; giám sát, đôn đốc các chi nhánh thực hiện các biện pháp xử lý các khoản tín dụng có dấu hiệu bất thường, nợ quá hạn mới phát sinh nhằm đưa khoản vay quay trở lại trạng thái bình thường hoặc thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quy định hoặc theo phương án phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
Đánh giá chất lượng tín dụng của các Chi nhánh chuyên quản nhằm xác định những bất hợp lý, rủi ro tiềm ẩn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp;
Rà soát các khoản tín dụng lớn:
Rà soát việc tập trung vốn cho 1 khách hàng, 1 nhóm khách hàng để đảm bảo phân tán rủi ro.
Rà soát mức độ tập trung tín dụng vào ngành kinh tế:
Rà soát việc tập trung vốn cho từng ngành kinh tế cụ thể để đảm bảo dư nợ cho vay theo ngành không vượt quá mức quy định của PG Bank.
Báo cáo giám sát tín dụng:
Quản lý số liệu tín dụng chi nhánh chuyên quản (dư nợ, bảo đảm, bảo lãnh, chiết khấu, L/C…); tình hình cho vay, thu nợ; tình hình chuyển nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ; tình hình thu NQH nội, ngoại bảng; những biến động bất thường của hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh chuyên quản;
Lập các báo cáo phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng định kỳ hoặc bất thường, báo cáo những khoản tín dụng lớn, báo cáo về xu hướng phát triển, báo cáo phân tích, bài học kinh nghiệm để định hướng cho công tác quản lý và tham mưu cho các cấp lãnh đạo quan tâm đến những khoản vay cần chú ý;
Tham gia xây dựng, cải tiến quy trình, quy chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý rủi ro.
Phát triển cá nhân:
Tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn và các nghiệp vụ khác để có được cái nhìn tổng quát về mọi vấn đề phát sinh trong thực tế.
Nâng cao hiệu quả làm việc của mình thông qua việc bổ sung các kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, cần phải lập ra các kế hoạch phát triển năng lực cho cá nhân, các kế hoạch đào tạo, hỗ trợ từ cấp trên và những người có kinh nghiệm;
Tuân thủ:
Tuân thủ tất cả các nguyên tắc đạo đức và các quy định nội bộ; đồng thời có tính kỷ luật cao trong hành động;
Hoàn toàn tuân thủ các quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và các cấp có thẩm quyền khác.
Trách nhiệm khác:
Trách nhiệm khác do Trưởng phòng giao do nhu cầu công việc.