- Cập nhật, xác nhận tiền hàng thanh toán và công nợ khách hàng hàng ngày.
- Đối chiếu công nợ đúng chỉ định.
- Cập nhật báo cáo phân tích công nợ có đối chiếu với PKD được phân công phụ trách.
Công nợ phải thu:
1- Theo dõi công nợ phải thu, công nợ ký quỹ:
- Phân bổ công nợ, cấn trừ công nợ kịp thời, chính xác. Phải theo dõi đôn đốc Phòng ban phụ trách đối với các khoản KH đã cấn trừ công nợ nhưng chưa hạch toán hoàn tất.
- Cập nhật đầy đủ sổ phụ ngân hàng, theo dõi chính xác KH thanh toán, chính xác gốc công nợ KH chỉ định.
- Hạch toán các khoản giảm trừ công nợ theo đúng quy định của kế toán, của Công ty đề ra: số lẻ, phí ngân hàng, các khoản CK....
2- Kiểm soát công nợ quá hạn:
Liên hệ KD lấy lịch hẹn KH đối với công nợ đã quá hạn.
Báo động các khoản nợ quá hạn trên 30 ngày, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo trực tiếp.
Liên hệ KH thông báo các khoản đã giảm trừ công nợ nhưng chưa được chỉ định HĐ giàm trừ.
Liên hệ trực tiếp KH để nhắc các khoản nợ quá hạn mà KD đã liên hệ nhưng chưa được thanh toán.
3- Báo cáo công nợ hàng tuần:
Báo cáo Tổng Giám Đốc
Gửi báo cáo công nợ đối chiếu với KD qua email
Thứ 6/thứ 7 hàng tuần (tùy thời gian làm việc của công ty) gửi báo cáo công nợ chi tiết các khu vực: nêu rõ tình trạng nợ trong hạn, quá hạn, các khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết.
4- Báo cáo công nợ hàng tháng:
Lấy lịch hẹn thanh toán đầy đủ của KH đối với công nợ quá hạn.
Báo cáo công nợ: Báo cáo chi tiết khu vực phụ trách.
5- Đối chiếu công nợ hàng tháng:
Hàng tháng, gửi BB DCCN cho khách hàng xác nhận qua email hoặc file giấy
Giám sát, đôn đốc, nhắc nhở KH ký BB ĐCCN
Phối hợp với các Phòng ban phụ trách có liên quan thuyết minh và tìm biện pháp giải quyết.
Kiểm tra chính xác các khoản mục liên quan đến doanh thu để chốt BC doanh thu thu tiền tính lương.
6- Yêu cầu báo cáo hàng tháng
Báo cáo tình hình nhận Biên bản đối chiếu công nợ.
Báo cáo thuế GTGT đầu ra.
In tài khoản chi tiết công nợ phải thu, phiếu kế toán. Bảng cân đối phát sinh công nợ khách hàng (131).
· Quản lý toàn bộ các tài khoản và phát sinh giao dịch tại ngân hàng, công ty liên quan đến nghiệp vụ thanh toán.
· Yêu cầu nắm rõ và sử dụng thành thạo phân hệ kế toán thanh toán.
Lập các chứng từ chuyển khoản, giao dịch với ngân hàng, làm lệnh thanh toán Internet Banking.
Lập phiếu thu/phiếu chi tiền mặt, phiếu hạch toán chứng từ.
Kiểm tra tất cả đề nghị thanh toán, đề nghị tạm ứng, đề nghị hoàn ứng,...theo đúng quy định Công ty.
Kiểm tra chứng từ bộ thanh toán : hóa đơn, hợp đồng... hợp lý hợp lệ đúng thẩm quyền, đúng mẫu biểu công ty và ngân hàng, cơ quan thuế.
Đối chiếu, kiểm tra giữa phần mềm kế toán và sổ phụ ngân hàng.
Hoạch toán các nghiệp vụ kế toán thanh toán và nhập dữ liệu vào phần mềm ERP.
· Báo cáo thuế GTGT đầu ra, GTGT đầu vào của các mặt hàng, khu vực phụ trách.
· Kiểm tra, giám sát và báo cáo các khoản tạm ứng trong hạn, quá hạn.
· Đối chiếu sổ quỹ tiền mặt hàng ngày với thủ quỹ.
Lập báo cáo theo yêu cầu, theo chỉ đạo của lãnh đạo.
· Cập nhật thường xuyên và tham mưu cho lãnh đạo các thông tư – nghị định và chính sách mới do cơ quan thuế ban hành.