- Đối chiếu số liệu giữa các đơn vị, dữ liệu tổng hợp và dữ liệu chi tiết
- Lên báo cáo tài chính theo tháng, quý, theo niên độ kế toán và các báo cáo tài chính chi tiết giải trình, thuyết trình.
- Lưu trữ, sắp xếp, bảo quản các chứng từ, sổ sách theo đúng quy định pháp luật
- Kiểm tra các định khoản, hạch toán nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa các sổ sách và chứng từ
- In sổ kế toán tổng hợp và chi tiết cho doanh nghiệp
- Theo dõi và quản lý công nợ, giúp nhà quản lý nắm được tình hình lãi- lỗ của doanh nghiệp, tình hình chiếm dụng vốn từ khách hàng. Từ đó, đề xuất cho doanh nghiệp lập dự phòng hoặc xử lý nợ phải thu khó đòi của công ty.
- Thu thập, tổng hợp, xử lý các số liệu kế toán liên quan đến các hoạt động kinh tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp như: Phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn, phiếu xuất, phiếu nhập... Sau đó sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh, tiến hành ghi chép tài khoản vào các sổ sách liên quan.
- Thống kê và tổng hợp sổ sách, chứng từ kế toán khi có yêu cầu
- Kiểm tra việc hạch toán chi phí, doanh thu, thuế GTGT, khấu hao, công nợ, tài sản... và báo cáo thuế, lập quyết toán thuế.
- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu, giải trình số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra khi số liệu chưa được rõ ràng.
- Hướng dẫn kế toán viên xử lý và định khoản các nghiệp vụ kế toán trong kỳ của doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc khác theo phân công của cấp trên.
Công việc của kế toán tổng hợp hàng ngày cụ thể
- Theo dõi và quản lý công nợ, khấu hao, thanh lý của doanh nghiệp.
- Hướng dẫn nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động trong bộ phận.
- Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập- Xuất- Tồn kho), thời gian tồn kho, giá nhập kho... tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho.
- Hạch toán các khoản doanh thu, chi phí, khấu hao, tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, thuế, các tài khoản khác...
- Thu thập, tổng hợp, xử lý, nhập thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của DN: Việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, CCDC, TSCĐ... thực hiện thu tiền, chi tiền, khấu hao, công nợ...
Công việc của kế toán tổng hợp hàng tháng, cụ thể:
- Lập các Báo cáo Nội bộ theo yêu cầu quản lý, giám đốc như: Báo cáo quản trị (Báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...)
- Thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển để đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh.
- Lập bảng phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, CCDC, nguyên vật liệu...và hạch toán các khoản phân bổ đó
- Lập các Báo cáo Thuế theo quy định pháp luật: Lập tờ khai thuế GTGT, TNDN, tờ khai Lệ phí môn bài...
- Đối chiếu, kiểm tra và cung cấp số liệu chi tiết các khoản trả trước, trích trước, phân bổ hàng tháng;
- Kế toán tổng hợp kiểm kê lại TSCĐ định kỳ tháng.
- Tính và trích, hạch toán khấu hao TSCĐ.
- Theo dõi và đối chiếu, kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN, thuế TNDN...
- Theo dõi, giám sát số liệu sản phẩm trên báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức giá trị sản phẩm.
- Theo dõi lương, phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, BHTN...
Công việc của kế toán tổng hợp hàng quý, cụ thể
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết từng phần với chứng từ, sổ sách, sổ kế toán chi tiết, sổ cái;
- Kế toán tổng hợp sẽ tính số tiền thuế TNDN (Nếu có phát sinh thì đi nộp tiền thuế TNDN)
- Lập các báo cáo nội bộ (Theo yêu cầu của quản lý)
- Tổng hợp các số liệu hạch toán từ các tài khoản phải thu, phải trả, tính giá thành xuất kho, tính giá vốn hàng bán, tính các khoản thuế bắt buộc phải nộp, lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản
Công việc của kế toán tổng hợp hàng năm, cụ thể
Đầu năm:
- Nộp tiền Lệ phí môn bài (đối với những doanh nghiệp đang hoạt động)
- Nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài theo quy định (Đối với những công ty, doanh nghiệp mới thành lập)
- Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như: Kết chuyển khoản lãi lỗ của năm tài chính cũ; Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.
Cuối năm:
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp với chứng từ, sổ sách, sổ kế toán
- Lập bảng cân đối số nghiệp vụ phát sinh tài khoản năm để đưa lên các báo cáo.
- Lập báo cáo tài chính, lập báo cáo quản trị, lập báo cáo kết quả kinh doanh,...
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và cân đúng với các số liệu trong báo cáo chi tiết.
- In sổ sách theo quy định (sổ quỹ, ngân hàng, báo cáo xuất nhập tồn kho, sổ chi tiết, phiếu thu chi....)
- Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN, thuế GTGT