Trưởng ban kiểm soát nội bộ
- Triển khai việc kiểm tra kiểm soát đúng tiến độ và yêu cầu kế hoạch mục tiêu được TGĐ /HĐQT/HĐTV phân công
- Xác định các rủi ro cần kiểm soát, các vấn đề và nguồn gốc của các vấn đề kém hiệu quả sau quá trình kiểm tra và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Cụ thể:
+ Quản lý toàn bộ hoạt động của Phòng Kiểm soát nội bộ
+ Xác định các rủi ro cần kiểm soát, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này
+ Thảo luận, thống nhất các phát hiện và giải pháp khắc phục với các Trưởng phòng ban liên quan
+ Lập các chương trình và thủ tục kiểm toán chi tiết các phần hành kiểm soát toàn Công ty
+ Thực hiện công việc kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy trình và chính sách của công ty (tại các bộ phận, tổ, nhóm)
+ Lập quy trình kiểm soát nội bộ, Xây dựng nhân sự Phòng Kiểm soát nội bộ, Lập kế hoạch kiểm soát nội bộ hàng năm
- Đánh giá tính chính xác, hợp ý của các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị
- Tham gia hoàn thiện quy trình hoạt động của các bộ phận.
- Trực tiếp kiểm soát các vấn đề liên quan tới tài chính của Công ty : vốn, hạn mức tín dụng, thanh toán ....
- Báo cáo (bằng văn bản) và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của TGĐ và HĐQT/HĐTV
Nhân viên kiểm soát nội bộ
• Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Ban Tổng Giám Đốc.
• Thực hiện các công tác kiểm toán nội bộ theo kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp từ ban Tổng giám đốc
• Lập biên bản kiểm tra và đề xuất các khuyến nghị dựa trên các kết quả kiểm tra
• Tham gia kiểm tra hoạt động, tuân thủ các quy định nội bộ
• Tập hợp các báo cáo của các Trưởng BP hằng ngày, hằng tuần trình Ban TGĐ.
• Tác nghiệp với Ban Lãnh đạo để soát xét và cập nhật các lĩnh vực có thể rủi ro và tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc chủ động kiểm soát rủi ro kinh doanh. Xác định rủi ro trọng yếu đề xuất biện pháp phòng ngừa để kiểm soát được rủi ro.
• Tổ chức công tác xây dựng, sửa đổi bổ sung và theo dõi kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác tài chính- kế toán, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính- kế toán của từng đơn vị trực thuộc và toàn công ty.
• Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi BanTGĐ chấp thuận;
• Theo dõi tình hình, khắc phục sau kiểm tra;
• Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của cấp quản lý điều hành.
• Tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy, cơ chế phân cấp, phân quyền tại các đơn vị
• Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các phòng ban, nhằm phát hiện những thiếu sót, sai phạm, gian lận, đề xuất ý kiến chấn chỉnh kịp thời góp phần phòng ngừa rủi ro cũng như đảm bảo tính hiệu quả, tuân thủ các quy định, quy chế trong công ty.
• Hoàn thành các việc khác như xây dựng và kiểm soát qui trình hoạt động tại công ty.
• Đề xuất biện pháp khắc phục, cải tiến những sai phạm trong hoạt động Tài Chính- Kế toán. Theo dõi đôn đốc đơn vị thực hiện
• Kiểm soát hoạt động định kỳ và bất thường theo sự phân công của BanTGĐ. Thực hiện những công việc khác do BanTGĐ yêu cầu
Pháp chế
• Soạn thảo hoặc chỉnh sửa và xem xét tính pháp lý của các Quy chế, Quy trình nghiệp v
• Tham mưu, tư vấn và giúp việc cho Ban Giám đốc về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động quản trị, điều hành Công ty;
• Dự báo, cảnh báo các rủi ro về mặt pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty;
• Trực tiếp tham gia đàm phán, thương thảo với khách hàng của công ty trong các giao dịch kinh doanh để đảm bảo và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của các giao dịch, hợp đồng;
• Trực tiếp xây dựng bộ mẫu Hợp đồng cho từng loại hình sản phẩm, dịch vụ Công ty cung cấp cho khách hàng;
• Soạn thảo hoặc chỉnh sửa và xem xét và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của các loại văn bản, tài liệu giao dịch của Công ty gửi cho khách hàng;
• Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu hoặc chỉ đạo của Ban Giám đốc;
• Trực tiếp soạn thảo, hoặc chỉnh sửa và xem xét và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của các loại Hợp đồng (kinh tế, dân sự) sẽ ký kết giữa Công ty và khách hàng theo sự phân công của Ban giám đốc hoặc Trưởng phòng;
• Trực tiếp tiếp nhận, giải quyết theo thủ tục pháp lý các vụ việc phát sinh tại công ty; tham gia xử lý các vụ khiếu nại; theo dõi, xúc tiến hoặc thực hiện việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Công ty trong những vụ việc tranh chấp kiện tụng của Công ty. Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp tham gia giải quyết, xử lý các sự cố, vướng mắc, các tranh chấp pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh;