Công tác kế hoa
̣
ch
Giám sát, đánh giá, chỉ ra những nguyên nhân hoặc nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra.
Dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng kế hoạch, cùng phối hợp với các Phòng ban chức năng trong Công ty, Chủ đầu tư để cùng lập kế hoạch thời gian thực hiện dự án khả thi nhất trên cơ sở các yêu cầu của dự án và khả năng đáp ứng của Công ty.
Tham gia từ khâu lập dự án để cùng nắm bắt các yêu cầu, công đoạn triển khai, giải pháp kỹ thuật, giải pháp thi công của từng dự án để nắm bắt tổng thể dự án khi thực hiện.
Chủ trì việc lập các kế hoạch triển khai, các nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện để có cơ sở phân công, giải pháp thực hiện và nguồn lực thực hiện.
Họp nội bộ để có giải pháp đáp ứng việc thực hiện kế hoạch dự án đã thống nhất.
Đề xuất hoặc tư vấn các giải pháp (thưởng, phạt,…) đẩy nhanh tiến độ hoặc khắc phục tiến độ dự án bị chậm.
Lập biểu đồ cụ thể các kế hoạch, thời gian thực hiện, các công việc cần hoàn thành trong các mốc thời gian.
Tìm kiếm khai thác dự án tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất mà Công ty đã từng tham gia , ngoài ra tự tìm kiếm dự án mới theo khả năng chuyên môn của mình .
Công việc liên quan chuyên môn :
Lập, quản lí danh sách khách hàng, nhà cung cấp công nghệ, kỹ thuật
hỗ trợ bộ phận dự án, kinh doanh về kỹ thuật, sản phẩm trong trình bán hàng.
Nghiên cứu sản phẩm, công nghệ điện tử, đo lường, tự động hoá...
Hỗ trợ kỹ thuật và kinh doanh các sản phẩm tự động hóa
Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử, đo lường, phần mềm…
Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành Điện, phục vụ định hướng của Công ty.
Quản lý sản phẩm, nâng cấp dòng sản phẩm.
Công tác vật tư thiết bị và XNK.
Lập danh mục vật tư tổng thể cho toàn bộ dự án: Chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian mua hàng.
Lập và quản lý danh mục các nhà cung cấp vật tư, thiết bị cơ bản cho các dự án.
Đảm bảo việc mua sắm vật tư đáp ứng tiến độ thi công, đáp ứng yêu cầu về bảo hành thiết bị sao cho giảm thời gian chờ đợi, giảm chi phí lưu kho bãi, chi phí tài chính, không bị ảnh hưởng về thời hạn bảo hành thiết bị do kế hoạch mua sắm không khớp với kế hoạch thi công.
Tham gia các khâu lập dự án, giải pháp kỹ thuật, dự trù vật tư của dự án từ khi lập dự án.
Đánh giá, lựa chọn, trao đổi, đàm phán với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị về việc mua vật tư, thiết bị cho kế hoạch vật tư thiết bị dự án đã được phê duyệt.
Lên kế hoạch sử dụng vật tư cho dự án: Loại nào- Thời gian sử dụng cho thi công lắp đặt- thời gian bảo hành…
Đàm phán thoả thuận các điều kiện mua hàng, giao hàng, điều kiện thanh toán, soạn thảo các hợp đồng mua bán nội địa và quốc tế đáp ứng các yêu cầu mua hàng.
Xuất nhập khẩu:
+ Giao dịch, đàm phán, lựa chọn các nhà thầu, nhà cung ứng nước ngoài về mua vật tư thiết bị cho dự án.
+ Kiểm tra/thẩm tra khả năng cung cấp, năng lực của các nhà cung ứng nước ngoài.
+ Lập các hợp đồng mua bán ngoại thương, phối hợp với TCKT trong việc thực hiệc các thủ tục thanh toán quốc tế, thực hiện thủ tục Hải quan khi hàng về… đảm bảo việc mua hàng đúng luật pháp và phòng ngừa rủi ro.
+ Đưa ra các giải pháp xử lý khi có các sự cố nhà cung cấp nước ngoài: Không giao hàng/ Chậm giao hàng/ Giao hàng không đúng, không đủ với thoả thuận trong hợp đồng… để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng/tiến độ thực hiện dự án và nguyên tắc quản lý Tài chính.
+ Tìm kiếm các nhà cung cấp nước ngoài các vật tư thiết bị cho dự án mà trong nước không có hoặc không đáp ứng hoặc theo yêu cầu dự án.
Trách nhiệm:
Chịu trách nhiệm trước Trưởng bộ phận dự án về thực hiện đúng, đủ, hiệu quả công việc được giao.
Trách nhiệm tập hợp, thu nhận, hồ sơ tài liệu kỹ thuật, hồ sơ, hợp đồng, tài liệu liên quan đến mua sắm để chuyển giao hoặc lưu trữ theo quy định của Công ty.
Kiểm soát quá trình mua hàng, giao nhận hàng, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng trong và sau mua hàng.
Quyền hạn:
Đưa ra ý kiến tư vấn cho Trưởng bộ phận về hợp đồng, mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.
Các quyền khác khi được Trưởng bộ phận kỹ thuật giao.