• Nghĩa Vụ Chính:
- Đảm bảo tiêu hao vật chất, chi phí thực phẩm ở mức thấp nhất, đạt hiệu quả kinh doanh theo ngân sách của Khách sạn qui định.
- Giám sát các nhà thầu cung cấp thực phẩm và nguyên vật liệu cho bếp các khu vực.
- Bảo quản tài sản của bộ phận.
- Thiết lập các công thức nấu ăn chính thức cho tất cả các món ăn và đảm bảo phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
- Có trách nhiệm sắp xếp về bữa ăn của nhân viên.
- Giám sát hệ thống nước thải, rác thải thực phẩm.
- Đề xuất các menu mới và chương trình ẩm thực các quốc gia.
- Thực hiện công tác quản lý môi trường tại bộ phận.
- Phối hợp với Giám đốc Ẩm thực xây dựng Menu phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường (a la carte, set menu, buffet, tiệc cưới và các sự kiện).
- Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong khu vực.
- Phối hợp với Giám đốc Ẩm thực có kế hoạch đào tạo tay nghề cho nhân viên bếp.
- Đảm bảo thực hiện Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo số lượng, chất lượng và cách trang trí cho sản phẩm.
• Chiến lược:
- Chiến lược Menu: đề xuất các Menu theo mùa theo văn hoá bản địa, văn hoá thế giới. Giám sát chất lượng Menu qua quy chuẩn, khẩu vị trong quy trình nấu nướng.
- Chiến lược Tiếp thị: Phối hợp GĐ Ẩm thực, GĐKD quảng bá các Menu mới, Food Promotions, Các sự kiện trong năm. Chef thường xuyên tiếp xúc khách ẩm thực, trình bày, giới thiệu món ăn, tăng sự tương tác và hài lòng khách ẩm thực.
- Giám sát chất lượng dịch vụ, chất lượng món ăn Canteen, chất lượng cuộc sống Nhân viên
- Chiến lược kinh doanh: Giám sát chi phí thực phẩm ở mức thấp nhấp qua các Menu mới, các nhà cung cấp, các loại thực phẩm, các nguyên vật liệu và quy trình nấu.
- Chiến lược Nhân sự: bao gồm Chiến lược Tuyển dụng, Đào Tạo, Huấn luyện, Chiến lược nhân viên chủ chốt hằng tháng, Quý, Năm.
• Kế Hoạch:
- Kế hoạch Tuyển dụng, Huấn luyện nhân viên và Đào tạo nhân sự chủ chốt của bộ phận.
- Kế hoạch quảng bá danh tiếng nhà hàng, tiệc cứoi qua Ẩm thực truyên thống, ẩm thưc theo mùa, ẩm thưc thế giới.
- Kế hoạch lập Menu, nguyên vật liệu, lưa chọn nhà cung cấp và chất lượng và giá cả.
- Kế hoạch số lượng tiếp nhận lưu trữ hàng tươi, đông lạnh, khô, ướt.
• Trách nhiệm:
- Theo dõi số lượng khách hàng, số lượng các sản phẩm bán ra của các nhà hàng.
- Giám sát mọi hoạt động trong ca của nhân viên Bếp.
- Giám sát quy trình nhập, xuất hàng hóa và tình hình sử dụng hàng hóa trong ngày về: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá thực phẩm, tỉ lệ hao hụt, số lượng khách hàng…
- Luôn kiểm tra chất lượng thực phẩm đối với các Bếp, và có những bổ sung cẩn thiết.
- Thực hiện chế độ báo cáo: báo cáo miệng (1 tuần/ lần), văn bản (1 tháng/ lần).
- Kết hợp với Bộ phận Nhà hàng quyết định thực đơn cho nhà hàng, trong đó bao gồm: Thực đơn chọn sẵn (Set Menu), Thực đơn tự chọn (À La Carte), Thực đơn tiệc (Buffet, Banquet…).
- Kiểm tra kho lạnh, kho mát và nhập hàng, hàng ngày.
- Tham vấn và tham gia cùng phòng nhân sự tuyển chọn nhân viên Bếp.
- Quản lý các dụng cụ cấp cứu
- Giảm chi phí giá thành, thúc đầy nhân viên làm việc với năng suất cao.
- Cùng với Trưởng Bộ phận Ẩm thực định hướng nhu cầu của thị trường, đưa ra các sản phẩm mới phù hợp (món ăn mới).
- Áp dụng và kiểm tra công tác môi trường tại bộ phận.
- Đề xuất và thực hiện các sản phẩm mới và chương trình kinh doanh mới.
- Lập công thức về thành phần thực phẩm, định lượng và giá gốc cho tất cả các món ăn, món bánh.
- Theo dõi và kiểm tra tất cả chi phí hoạt động của các bếp trực thuộc, đồng thời có biện pháp giảm chi phí nếu thấy cần thiết.
- Giám sát tình hình vệ sinh trong khu vực, an toàn lao động, nhân sự, ca kíp…
- Theo dõi công tác kiểm hàng tồn cuối kỳ.