Quản trị tài chính, tài sản:
• Tổ chức điều hành, quản lý, giám sát quá trình, kết quả thực hiện kế hoạch tài chính, ngân sách và kế hoạch hoạt động (nhân sự, đầu tư, sửa chữa bảo dưỡng, kế hoạch dòng tiền,…) của CTTV và báo cáo tổng kết định kì, bảo đảm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch hoạt động, sản xuất, kinh doanh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
• Đầu mối tiếp nhận, chủ trì thẩm định, đánh giá báo cáo tài chính công ty, tổng hợp, phân tích thực trạng, tiềm lực tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh các CTTV theo các chỉ báo tài chính, trên cơ sở đó đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu phát triển, tái cấu trúc các CTTV lĩnh vực Công Thương hàng năm.
• Tổ chức nghiên cứu, đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng về hợp tác đầu tư trong ngoài nước, hợp đồng mua bán, sát nhập, cấu trúc CTTV (MOU, SPA, SHA).
• Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị đề xuất phương án khai thác dòng tiền từ hoạt động ngành và các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng các công cụ tài chính, tìm kiếm các phương án đầu tư nhằm tạo ra dòng tiền mới để tiếp tục tái đầu tư.
• Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan xác định cấu trúc vốn phù hợp, bao gồm cả thoái vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cho các CTTV căn cứ đặc điểm kinh doanh, tình hình tài chính của từng đơn vị theo từng giai đoạn.
• Dự thảo chương trình, kế hoạch tài chính hoạt động công ty (chi phí hoạt động sản xuất, vận hành, kinh doanh Opex) hàng năm của các CTTV theo mục tiêu hoạt động CTTV ngành Công Thương. Thiết lập các định mức chi phí hoạt động, dự báo các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, tổng hợp, phân tích, đánh giá theo kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh các CTTV.
Tài chính đầu tư:
• Thẩm định, xây dựng biện pháp kiểm soát tối ưu chi phí trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng và khai thác vận hành, đảm bảo hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả đầu tư theo các chỉ tiêu tài chính được duyệt.
• Quản lý thực hiện kế hoạch tài chính dự án, kế hoạch thanh quyết toán vốn đầu tư của dự án theo ngân sách phê duyệt và phân tích khác biệt giữa thực trạng và kế hoạch.
• Thiết lập hệ thống chỉ số tài chính nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đề án ngành Công Thương trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư, các đề án về tính pháp lý hồ sơ dự án, lập các mô hình tài chính đánh giá hiệu quả đầu tư, đánh giá so sánh giữa rủi ro và lợi nhuận, khả năng hoàn vốn, cân đối dòng tiền của dự án, đề án.
• Dự thảo chương trình, kế hoạch tài chính đầu tư (Chi phí Tổng mức đầu tư Capex) dài hạn, 05 năm và hàng năm của các đề án, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư theo mục tiêu quy hoạch đầu tư phát triển ngành CT. Thiết lập các giả định, các định mức chi phí đầu tư, dự báo các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, tổng hợp, phân tích, đánh giá theo kế hoạch đầu tư, phát triển các đề án, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư ngành Công Thương.
Quản lý vốn:
• Dự báo dòng tiền, quản lý, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình hàng năm, trung hạn, dài hạn về nhu cầu nguồn vốn thực tế, thực trạng sử dụng nguồn vốn so với kế hoạch ngân sách phê duyệt (gồm tổng vốn đầu tư Capex, nguồn vốn hoạt động Opex), đảm bảo cân đối tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh CTTV, đầu tư phát triển DA ngành Công Thương.
• Đánh giá sự cân đối tình hình tài chính CTTV, các dự án, khai thác tối ưu các dòng tiền nội tại, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính phục vụ hoạt động các CTTV, các dự án, thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng giá trị vốn hóa các công ty thuộc ngành Công Thương.
• Tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. Thẩm định, kiểm soát, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng, thanh quyết toán vốn đầu tư toàn ngành, các CTTV, các đề án, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư lĩnh vực CT của TĐ định kì hoặc đột xuất.
Quản lý tài sản
• Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn tài sản và củng cố pháp lý tài sản hiện hữu hình thành từ nguồn lực thuộc HST TĐ hoặc các tài sản đầu tư mới hình thành từ các nguồn lực khác ngoài HST TĐ (BĐS, tài sản trên đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, hàng hóa, vật tư, … các khoản đầu tư, cổ phần, cổ phiếu, tiền mặt, trái phiếu, trái chủ, các nguồn lực khác…)
Quản lý rủi ro:
• Giám sát, quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư (trước, trong, sau đầu tư), quản lý rủi ro đối với các khoản đầu tư, góp vốn ra ngoài Công ty, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, khoản vay; giám sát hiệu quả đầu tư, phân tích, đánh giá hiệu quả, định giá các khoản đầu tư định kỳ ... tại các CTTV và đề xuất Ban Lãnh đạo ra quyết định đối với các khoản đầu tư của Tập đoàn vào các CTTV.
• Đề xuất các giải pháp xử lý các vướng mắc tồn tại, nguy cơ, rủi ro liên quan đến việc quản lý Tài sản, nguồn vốn của Tập đoàn tại các CTTV thông qua công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng của các CTTV theo quy định của Pháp luật hiện hành và Tập đoàn.
Xây dựng hệ thống tổ chức, vận hành bộ máy ngành dọc:
• Xây dựng các quy chế, quy định, quy trình và biểu mẫu hướng dẫn thực hiện, phục vụ cho công tác quản lý ngành và quản lý tài chính, quản lý đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro đối với CTTV.
• Phối hợp các Ban chuyên môn để quản lý hoạt động đào tạo bộ máy nhân sự tại CTTV thuộc mảng tài chính kế toán, quản lý đầu tư và quản lý tài sản, quản lý rủi ro đảm bảo chuyên nghiệp, tinh gọn có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và văn hóa làm việc hiện đại.