Hạch toán tất tần tật mọi thông tin liên quan đến vật tư
Khi có vật tư là hàng hóa hay nguyên liệu đến, kế toán vật tư chịu trách nhiệm kiểm tra xem lô hàng đó có đầy đủ số lượng không- chất lượng thế nào...
Thực hiện hạch toán bằng các bước:
+Dò xét, kiểm kê lại tất cả những khoản chi phí liên quan và phát sinh từ lô hàng này dựa trên các hóa đơn, chứng từ và phiếu nhập/xuất hàng
+Đo lường và tính toán từ những thông tin đúng đã có
+Ghi chép lại đảm bảo đầy đủ, chính xác các số liệu đã tính toán vào sổ kế toán hay các công cụ lưu trữ khác
Đưa ra kết luận xem có cần thay đổi để cân đối lại số lượng vật tư nhập và xuất không để hợp lý
Thống kê tình hình hàng tồn kho
Xử lý trong khả năng quyền hạn, đồng thời báo cáo cấp trên nếu phát hiện chênh lệch hay sự cố nghiêm trọng nhằm kiểm soát tình hình chung của vật tư
Thực hiện kiểm tra và đối soát số liệu ở thực tế và trên máy tính hay công cụ lưu trữ tương ứng, đảm bảo chính xác và trùng khớp
Thường xuyên kiểm tra để nắm được số lượng và chất lượng hàng tồn kho nhằm lên kế hoạch bổ sung thêm kịp thời và hợp lý
Thay đổi và cập nhật lại số liệu nếu phát hiện sai sót ngoài thực tế so với trên hệ thống
Lập các báo cáo về hàng tồn kho định kỳ theo tuần/tháng/quý gửi lên bộ phận quản lý
Lập phiếu nhập/xuất kho theo yêu cầu
Lập phiếu xuất hàng nếu doanh nghiệp là bên xuất/bán hàng hóa cho một doanh nghiệp khác yêu cầu nhập hàng
Lập phiếu nhập hàng có kèm đề xuất số lượng cần nhập trình ban quản lý phê duyệt khi kho hàng còn thiếu, cần nhập bổ sung thêm
Các phiếu nhập và xuất hàng cần đầy đủ thông tin về số lượng, giá tiền, tình trạng chất lượng hàng hóa...
Các công việc khác
Vệ sinh nơi làm việc, đảm bảo khâu lưu trữ, bảo quản giấy tờ, sổ sách ngăn nắp, khoa học
Hỗ trợ thống kê các mặt hàng, sắp xếp hàng hóa...
Lập biên bản kiểm kê và xử lý các vấn đề sai lệch số liệu liên quan đến hàng hóa, đề xuất phương án phù hợp
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên có liên quan đến nhiệm vụ công việc và chuyên môn của mình.