1 Các công việc đầu ca:
- Kiểm tra toàn bộ quầy thu ngân: các máy móc, thiết bị, dụng cụ...vẫn đảm bảo làm việc tốt.
- Kiểm tra số lượng làm biểu mẫu, giấy in hoá đơn thanh toán có đủ dùng trong ca làm việc không, chủ động bổ sung kịp thời.
- Xem xét số lượng tiền lẻ, chủ động đổi tiền để đáp ứng định ứng cho ca làm việc.
- Kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng của ca nào trước, báo cáo quản lý khi phát hiện sai sót.
2 Ghi nhận thông tin order:
- Nhận liên order từ nhân viên phục vụ, thực hiện nhập thông tin vào phần mềm thu
ngân.
- Đảm bảo các thông tin được nhập đủ và chính xác để khi in hoá đơn thanh toán cho khách không xảy ra sai sót.
3 Thực hiện quy trình thanh toán cho khách:
- Tiếp nhận và xử lý các giao dịch thanh toán của khách hàng hàng bao gồm tiền mặt, thẻ tín dụng/ ghi nợ, ví điện tử.
- Nhận yêu cầu thanh toán từ nhân viên phục vụ, in hoá đơn thanh toán- kiểm tra tính chính xác và chuyển cho phục vụ kiểm tra lại trước khi mang ra cho khách.
4 Hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh trong ca làm việc:
- Phối hợp với nhân viên phục vụ tách – ghép bàn, quan sát khách – đảm bảo tất cả khách đều dùng bữa tại nhà hàng phải thanh toán trước khi rời đi.
- Thực hiện yêu cầu đổi tiền mặt cho khách nhưng vẫn phải đảm bảo định mức quy định.
- Phối hợp giải quyết vấn đề phát sinh như: khách huỷ món đã gọi, in sai hoá đơn,...
- Ghi nhận thông tin order nếu khách order trực tiếp tại quầy thu ngân.
- Nhanh chóng báo cáo cấp trên các sự cố phát sinh với máy móc – thiết bị phục vụ hoạt động tính tiền cho khách để được xử lý kịp thời.
5 Các công việc cuối ca:
- Lưu các nội dung cần lưu ý vào sổ giao ban thu ngân.
- Thực hiện việc lập báo cáo hàng ngày: báo cáo cân đối chi tiết bán hàng, bảng cân đối bán hàng thực tế, báo cáo doanh thu...theo quy định của nhà hàng. (Với thu ngân ca tối).
- Sắp xếp lại các loại giấy tờ, chứng chỉ, hoá đơn ... cho gọn gàng.
- Thực hiện kiểm – đếm số tiền thu được trong ca phục vụ, đảm bảo khớp với số liệu ghi nhận trong phần mềm thu ngân và tiến hành bàn giao cho người nhận theo mẫu của nhà hàng cùng với bản in các báo cáo ca, giao dịch thẻ, settlement,...
6 Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp:
- Trình trưởng phòng thu mua hồ sơ nhà cung cấp đáp ứng đủ tiêu chí hàng hoá cần mua.
- Tìm kiếm, xây dựng danh sách nhà cung cấp tiềm năng.
- Tiếp nhận ý kiến xem xét, phê duyệt nhà cung cấp của trưởng phòng.
- Liên tục theo dõi thị trường, nắm bắt bổ sung thông tin những nhà cung cấp đáp ứng đủ tiêu chuẩn mua hàng của công ty.
- Lưu trữ danh sách nhà cung cấp đã được phê duyệt, và cả nhà cung cấp chưa được duyệt (làm dữ liệu dự phòng).
7 Khảo sát giá mua hàng trên thị trường:
- Cập nhật tình hình biến động giá, liên lạc nhà cung cấp công ty đang mua hàng để cập nhật tình hình giá thực tế.
- Cân nhắc, tính toán và đưa ra đề xuất lựa chọn.
- Định kỳ phối hợp bộ phận nghiên cứu thị trường của phòng Marketing để khảo sát giá hàng hóa/nguyên vật liệu.
8 Triển khai mua hàng theo kế hoạch + phát sinh:
- Trực tiếp mua phát sinh các mặt hàng cần thiết trong trường hợp không tìm được nhà cung cấp tốt, hoặc nhà cung cấp ký hợp đồng không kịp giao hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu nhà cung cấp đã ký hợp đồng bồi thường thiệt hại do không giao kịp hoặc không giao hàng theo hợp đồng.
- Tiếp nhận chứng từ giao hàng từ nhân viên giao hàng của nhà cung cấp, gửi thông tin nhập hàng đến các phòng ban liên quan.
- Kiểm soát quá trình hợp đồng mua hàng.
- Phân tích, xác định yêu cầu chính xác từ mặt hàng, số lượng, thông số kỹ thuật.
9 Các công việc khác:
- Sẵn sàng cung cấp thông tin về các chương trình ưu đãi, khuyến mại cho thực khách.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp, chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động – kinh doanh của nhà hàng.
- Tham gia đầy đủ các buổi đào tạo, bồi dưỡng khi được tạo điều kiện.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên thu ngân mới khi được yêu cầu.
- Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ cấp trên.