Tổ chức, giám sát và vận hành hoạt động bộ phận:
• Đảm bảo mọi trang thiết bị: tủ lạnh, tủ đông, dao, thớt... luôn được làm sạch sẽ, sẵn sàng cho việc sử dụng.
• Thường xuyên kiểm tra công việc chế biến và trình bày món ăn.
• Tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu bảo quản, chế biến và phục vụ khách. Thường xuyên truyền đạt kiến thức về VSATTP tới từng nhân viên Bếp.
• Đảm bảo mọi thức ăn được chuẩn bị, chế biến và phục vụ đúng theo tiêu chuẩn do Nhà hàng đề ra.
• Đảm bảo nhân viên tuân thủ quy định về tác phong, ngoại hình, đồng phục.
• Đảm bảo mọi hàng nhập phải được chuẩn bị đúng tiêu chuẩn vệ sinh. Nếu chưa sử dụng, phải được tồn trữ đúng quy định, tránh thất thoát, và phải đưa vào sử dụng trong giới hạn cho phép.
• Đảm bảo nhân viên bếp phải áp dụng đúng công thức chế biến (recipe), quy trình chế biến đã được đề ra. Đĩa thức ăn được trình bày đúng mẫu (nếu có), hoặc hấp dẫn, đẹp mắt, sạch sẽ.
• Thường xuyên kiểm tra vệ sinh khu vực bếp, an toàn lao động để tiêu diệt mầm mống gây bệnh cũng như các nguy cơ gây tai nạn.
• Xây dựng và triển khai những biện pháp về an toàn PCCC, và đảm bảo mọi nhân viên đều biết rõ và thực hiện tốt việc trên.
• Thực hiện ghi nhận sổ 03 bước theo quy định VSATTP.
• Kết hợp với bộ phận nhà hàng quyết định thực đơn cho nhà hàng trong đó bao gồm: Thực đơn chọn sẵn, thực đơn tự chọn, thực đơn tiệc….
• Lên kế hoạch và lịch hoạt động cụ thể cho bộ phận theo thời gian (tháng, quý, năm).
Tài chính
• Thường xuyên kiểm tra các kho đông, lạnh để có biện pháp thúc đẩy sự tiêu thụ các thực phẩm, thức ăn bán chậm sao cho có lợi nhất.
• Luôn quan tâm kiểm soát để giảm đến mức thấp nhất các phế phẩm, thường xuyên kiểm tra để chống thất thoát, lãng phí, có chính sách sử dụng các mặt hàng bán chậm, hàng mẫu nhận được từ các nhà cung cấp một cách có lợi nhất cho doanh thu của Bếp.
• Phối hợp với TBP Nhà hàng để trình bày thực đơn đẹp, bắt mắt, thích hợp với tiêu chí văn hoá của phần lớn đối tượng khách của Nhà hàng.
• Xây dựng thực đơn, xây dựng công thức, quy trình chế biến thức ăn. Xác định giá thành món ăn, phối hợp với Ban lãnh đạo cơ sở đưa ra giá bán vừa đảm bảo được tính cạnh tranh, vừa đảm bảo định mức lãi của Nhà hàng.
• Luôn phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với Bộ phận Kế toán để xây dựng ngân sách năm cho Bếp. Quản lý việc chi tiêu trong tinh thần tiết kiệm nhất. Phối hợp với kế toán để có chính sách điều chỉnh giá một cách hợp lý.
• Quản lý, điều phối, kiểm tra công việc của các nhân viên thuộc quyền một cách hiệu quả, hài hoà và tiết kiệm.
Marketing
• Thực hiện cùng với Trưởng Bộ Phận Nhà hàng và Phòng Marketing để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp.
• Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt, tích cực các bộ phận khác trong Nhà hàng.
• Thường xuyên tiếp xúc với thực khách trong các buổi ăn để hỏi ý kiến, chúc khách ăn ngon, thể hiện sự quan tâm đến khách hàng.
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận
• Xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên.
• Đánh giá nhân viên theo định kỳ.
Giải quyết các sự cố, yêu cầu, phàn nàn của Khách hàng
• Tiếp nhận phản hồi của Khách và phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết thỏa đáng cho Khách.
• Chủ động giải quyết các sự cố phát sinh trong quyền hạn cho phép.
Tuyển chọn nhân sự
• Phối hợp Phòng HCNS để phỏng vấn, tuyển chọn nhân viên.
• Phân bổ công việc và đào tạo nhân viên mới.
Các công việc khác
• Thường xuyên kiểm tra nhật ký công việc của bộ phận, để đảm bảo các công việc được thực hiện đầy đủ.
• Báo cáo định kỳ hằng tuần lên Quản lý Nhà hàng.
• Xây dựng quy trình, biểu mẫu phục vụ cho hoạt động của bộ phận.
• Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.