1- Vị trí số 1 :Phân tích,
lập kế hoạch sắp xếp
theo dõi sản xuất
• Cân nhắc khối lượng công việc đang tồn để lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng mới.
• Tổ chức hướng dẫn,đào tạo cho nhân viên, công nhân việt nam của nhà máy.
• Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận sản xuất.
• Thực hiện việc lập kế hoạch và lịch trình sản xuất đáp ứng phù hợp theo yêu cầu của khách hàng, của công ty.
• Cần đảm bảo kế hoạch sản xuất thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng .
• Phối hợp với bộ phận kinh doanh công ty để phân tích đơn hàng của khách hàng.
• Làm việc trực tiếp với khách hàng để thoả thuận thời gian sản xuất và tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm dựa vào công suất máy móc và nguyên vật liệu hiện có.
• Hoạch định các thiết bị, nguyên vật liệu, nhân sự cần thiết cho mỗi đơn hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất được liên tục.
hoạt động sản xuất.
2- vị trí số 2 :Kiểm tra và giám sát
• Chỉ đạo thực hiện đơn hàng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần; thực hiện phân công công việc cho các trưởng bộ phận, các giám sát sản xuất.
• Xác định những máy móc mới cần thiết phục vụ cho công việc hoặc tăng ca khi cần thiết; sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của từng ca làm việc.
• Xây dựng, bổ sung và sửa đổi hướng dẫn sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện tài liệu mô tả sản phẩm.
• Giám sát quá trình sản xuất, quá trình làm việc của công nhân, chuyền trưởng, trưởng bộ phận... để đảm bảo sử dụng nguyên liệu hợp lý, sản phẩm được thực hiện theo đúng hướng dẫn của quy trình sản xuất.
• Kịp thời phát hiện những sản phẩm bị lỗi. Điều tra các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, phân tích nguyên nhân và có hướng khắc phục nhanh chóng.
• Tổ chức hướng dẫn,đào tạo cho nhân viên, công nhân việt nam của nhà máy.
• Luôn kiểm tra để đảm bảo yêu cầu về an toàn trong hoạt động sản xuất hàng ngày.
• Theo dõi tiến độ sản xuất; đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.
3- vị trí số 3 :Quản lý kỹ thuật tất cả máy móc, thiết bị sản xuất của công ty.
• Lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị mới phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và trình cấp trên phê duyệt.
• Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị sản xuất.
• Tổ chức đào tạo kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng máy móc cho nhân viên kỹ thuật, công nhân việt nam của nhà máy.