Quản lý tiến độ thi công:
- Lập biên bản cảnh báo về nguy cơ chậm tiến độ của nhà thầu. Lập biên bản vi phạm về việc chậm tiến độ, thiếu nhân lực của nhà thầu. Đề xuất lên Trưởng Ban phạt chậm tiến độ đối với nhà thầu vi phạm theo quy định.
- Kiểm soát tiến độ từng hạng mục (tiến độ cấp 3) của nhà thầu.
- Theo dõi/ kiểm soát tiến độ thi công của nhà thầu theo ngày/tuần/tháng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát số lượng và chất lượng nhân sự của nhà thầu theo các gói thầu;
- Báo cáo và đề xuất thay thế cán bộ của nhà thầu không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ và thiếu phối hợp.
Quản lý chất lượng thi công:
- Tổ chức kiểm soát, giám sát các vật tư, vật liệu đầu vào, thiết bị do nhà thầu đưa vào công trình đảm bảo đủ về số lượng và đúng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của hợp đồng kinh tế và thiết kế được duyệt.
- Kiểm soát nghiệm thu khối lượng hoàn thành cho các đợt thanh toán/ ký nghiệm thu khối lượng thanh toán hạng mục công trình.
- Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình/ hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng.
- Tham gia nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình.
- Đề xuất với Trưởng Ban các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Kiểm soát yêu cầu cấp vật tư cho nhà thầu (nếu chủ đầu tư cấp vật tư), Phiếu yêu cầu cung cấp thiết bị phục vụ hoạt động của Ban quản lý dự án;
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về Chất lượng, ATLĐ, VSMT của dự án.
- Kiểm soát bản vẽ thiết kế phát hành, kiểm soát bản vẽ shop drawings của nhà thầu tại công trình, phối hợp trung tâm thiết kế cung cấp thiết kế theo tiến độ được phê duyệt.
- Kịp thời xử lý và báo cáo ngay cho Trưởng Ban các sai sót so với thiết kế trong quá trình thi công, các sự cố công trình để xử lý.
Quản lý công trường:
- Đôn đốc, phối hợp với các đơn vị thi công đảm bảo các yêu cầu của sở ban ngành trong quá trình triển khai dự án.
- Kiểm soát, lưu trữ hồ sơ dự án và báo cáo các đoàn Thanh kiểm tra nội bộ, cơ quan ban ngành.
Quản lý hành chính nhân sự tại công trường:
- Đề xuất nhân sự theo định biên được phê duyệt.
- Đánh giá, rà soát Qui trình làm việc, mô tả công việc và đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tế công trường.
- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong phạm vi phân quyền. Lập báo cáo đào tạo định kỳ theo quy định.
- Kiểm soát nhân sự trong Ban và đề xuất các điều chỉnh nhân sự (bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật …) phù hợp với thực tế hoạt động.
- Kiểm soát việc tuân thủ Nội quy lao động tại công trường.
Quản lý an ninh, an toàn:
- Kiểm soát việc thực hiện ATLĐ, PCCC, ANTT của các đơn vị tham gia triển khai dự án
- Báo cáo ngay cho Trưởng Ban khi xảy ra các phát sinh tại công trường.