Quản lý chuyên môn:
a/ Quản lý các chương trình đào tạo trong bộ môn:
- Tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp, đề xuất phát triển các chuyên ngành, định hướng cho sinh viên đi vào chuyên môn hóa, nắm vững kiến thức chuyên nghiệp cho công việc tương lai;
- Tiếp nhận quản lý các chương trình đào tạo hiện hành; nghiên cứu, đề xuất cập nhật hằng năm nhóm kiến thức mới về quản trị, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến;
b/ Quản lý đề cương môn học
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường trải nghiệm sinh viên bằng phương án đưa sinh viên đi thực địa, tham quan doanh nghiệp, học tập thực tế, gợi mở cho sinh viên nhận thức mối liên hệ giữa lý thuyết môn học và các công việc thực tế;
- Nghiên cứu giải pháp đánh giá liên tục sinh viên, đề xuất hệ thống trọng số đánh giá, số lượng, cấu trúc bài kiểm tra theo từng chương/phần của môn học để ghi nhận quá trình học tập/rèn luyện của sinh viên suốt khóa học;
- Tổ chức giảng dạy nhất quán theo đề cương môn học;
- Tiếp nhận quản lý hệ thống đề cương môn học; tìm hiểu, rà soát nội dung đề cương, đề xuất các giải pháp cập nhật hằng năm, hiện đại hóa nội dung bài giảng, cập nhật những thành tựu tri thức hiện đại, thu hút quan tâm của sinh viên đối với môn học;
c/ Quản lý và phát triển học liệu
- Tiếp nhận, quản lý, và chia sẻ hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo cho giảng viên;
- Nghiên cứu, phát hiện và đề xuất cập nhật giáo trình mới, tài liệu tham khảo mới cho môn học;
- Quan tâm, hỗ trợ đội ngũ giảng viên, đầu tư biên soạn, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hệ thống slide bài giảng theo hướng súc tích, hấp dẫn, tạo hào hứng cho sinh viên;
d/ Quản lý hệ thống đề thi, đáp án
- Quản lý hệ thống đề thi, đáp án, bảo đảm không sai sót, không trùng đề thi qua các học kỳ;
- Trường hợp có nhiều giảng viên cùng dạy một môn học:
* Yêu cầu các giảng viên họp, thống nhất nội dung ôn tập cho sinh viên, triển khai ôn tập đồng bộ để bảo đảm sinh viên ở các lớp khác nhau được tiếp cận cùng một hệ thống kiến thức của môn học;
* Phân công một giảng viên điều phối môn học, chịu trách nhiệm tổng hợp một đề thi, một đáp án cho môn học, chuyển Bộ môn duyệt;
- Căn cứ kế hoạch học kỳ, phân công giảng viên biên soạn đề thi, đáp án đúng tiến độ, bám sát nội dung kiến thức đã nêu trong đề cương; Kiểm tra nội dung đề thi, duyệt và bảo mật đề thi, đáp án.
Quản lý giảng viên thuộc bộ môn:
- Tiếp nhận yêu cầu của giảng viên, căn cứ quy chế/ quy định của nhà Trường, trao đổi và thống nhất giải pháp với giảng viên, trình Trưởng khoa duyệt giải quyết;
- Nắm vững quy chế giảng viên, phân công khách quan, công bằng cho giảng viên phụ trách lớp; cân đối khối lượng công việc trong năm để tập thể giảng viên có cơ hội bình đẳng hoàn thành giờ nghĩa vụ trong năm học;
- Xây dựng đội ngũ, kết hợp huy động nguồn lực giảng viên thỉnh giảng đa dạng về chuyên môn, ổn định công tác tổ chức học kỳ;
- Lập kế hoạch dự giờ giảng viên trong bộ môn, sắp xếp giảng viên đánh giá chéo, ghi nhận mức độ hiệu quả trong giảng dạy, định kỳ họp phản ánh với giảng viên để trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm, đổi mới phương pháp sư phạm;
- Tổ chức họp giảng viên trước khi bắt đầu học kỳ và vào cuối kỳ để kịp thời phổ biến kế hoạch công việc, sinh hoạt quy định, quy chế, lắng nghe phản ánh của giảng viên, nghiên cứu và đề xuất giải pháp xử lý;
Phối hợp công việc:
- Phụ trách triển khai công tác bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy trình của nhà Trường;
- Phối hợp với các phòng/ban chức năng của Trường để thực hiện công việc chung;
- Phối hợp với Phòng Đào tạo, tiếp nhận thông tin và triển khai thực hiện đồng bộ, lập kế hoạch tổ chức môn học theo học kỳ, chuẩn bị giảng viên, chuẩn bị các nguồn lực, cơ sỡ vật chất liên quan;
- Đề xuất các biện pháp ghi nhận năng lực công tác giảng viên để Khoa có cơ sở đánh giá tập trung vào cuối năm học;
- Phối hợp với Trưởng/Phó Trưởng Khoa trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch năm học, đề xuất giải pháp cho các vấn đề cấp khoa/trường;
Hoàn thành nghĩa vụ giảng dạy theo quy định;