1- Thông tin thị trường:
· Nghiên cứu, cập nhật các chính sách ngoại thương, tỷ giá ngoại tệ của các nước có liên quan trong quan hệ mua bán với Công ty nhằm tham mưu, tư vấn cho BGĐ có các quyết định có lợi về hàng hóa và đưa ra những chỉ dẫn cho CBNV trong phòng Dự án Kinh doanh Xuất Nhập khẩu áp dụng một cách hiệu quả.
· Nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động xuất nhập hàng hóa của các đối thủ trong ngành nhằm xác định kế hoạch mua hàng, nhập hàng phù hợp từng thời điểm.
2- Thủ tục xuất nhập khẩu:
· Quản lý và kiểm tra, kiểm soát các bộ chứng từ xuất nhập khẩu đảm bảo đầy đủ và hợp lý theo tiêu chuẩn yêu cầu.
· Tìm kiếm, thương lượng các điều khoản quan trọng và quản lý mối quan hệ với các hàng vận chuyển nhằm đảm bảo thời gian giao nhận hàng hóa và chi phí tối ưu.
· Kiểm soát hoạt động giao nhận hải quan nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và kiểm soát chi phí nhập, xuất hàng.
3- Xây dựng thị trường xuất khẩu: Tìm kiếm, xây dựng và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa kinh doanh của Công ty nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh xuất khẩu đề ra. Tìm kiếm thị trường tiềm năng, đánh giá và lựa chọn khách hàng xuất khẩu.
4- Phát triển các kênh thương mại quốc tế: Phát triển hệ thống các kênh bán hàng xuất khẩu trong và ngoài nước qua các đối tác mua hàng, các đơn vị xuất khẩu ủy thác, môi giới xuất khẩu... theo định hướng kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
5- Phương án kinh doanh xuất khẩu:
· Xây dựng các phương án kinh doanh xuất khẩu, thuyết trình và bảo vệ phương án với Ban Giám đốc.
· Chăm sóc khách hàng cũ ...
· Làm việc với nhà cung cấp và gửi đơn hàng cho nhà cung cấp.
· Tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.
· Đặt hàng và theo dõi tiến độ nguyên phụ liệu.
· Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến đơn hàng.
· Triển khai và kiểm soát các phương án kinh doanh xuất khẩu được duyệt nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Công ty.
· Tiếp nhận và triển khai các yêu cầu của khách hàng cho xưởng sản xuất.
· Theo dõi tiến độ sản xuất cho đến khi xuất hàng.
· Soạn thảo kế hoạch với khách hàng để triển khai, đánh giá từng giai đoạn và khắc phục.
· Phụ trách triển khai và theo dõi các đơn hàng, theo dõi thời gian giao hàng.
· Làm việc trực tiếp với khách hàng: thương lượng giá cả, số lượng ngày giao.
· Nhận thông tin về đơn hàng từ khách hàng.
· Gửi mẫu và kiểm tra phản hồi của khách hàng.
· Hợp tác và tham khảo với Trưởng phòng Kế toán việc giá cả cho khách hàng.
7- Quản lý khách hàng: Quản lý và phát triển các mối quan hệ đối ngoại với các khách hàng, môi giới kinh doanh xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu... nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty.
11- Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của phòng Quản lý Dự án Kinh doanh Xuất Nhập khẩu.
9- Quan hệ đối ngoại: Thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức hành chính liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoài nước nhằm có được những ưu điểm, lợi thế trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Nắm rõ văn hóa, chính trị, phong tục tập quán của thị trường nhắm đến xuất khẩu.
8- Quản lý công nợ bán hàng, phối hợp với các phòng và tổ chức liên quan, ban thu hồi công nợ....
10- Quản lý nhân sự : Định hướng và kiểm soát CBNV phòng Dự án Kinh doanh Xuất Nhập khẩu của tổ chức, đảm bảo CBNV được đào tạo tốt, có động lực làm việc và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình theo tiêu chuẩn yêu cầu.
6- Phát triển sản phẩm mới: Tham mưu và cung cấp thông tin cho Tổng Giám đốc các sản phẩm trên thị trường thương mại quốc tế nhằm đa dạng hóa mặt hàng và đưa ra các định hướng phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu. Phát triển mặt hàng mới theo thị hiếu thị trường nội địa và theo nhu cầu của khách hàng nước ngoài (xuất khẩu).
12- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên.