· Lên kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong công việc cho từng nhân sự thuộc phòng kinh doanh, đảm bảo tính thực tế và khả thi.
· Đảm bảo hoạt động của đội ngũ kinh doanh đạt hiệu quả theo KPI đã đặt ra.
· Huấn luyện, đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho nhân sự.
· Thúc đẩy, tạo động lực cho các thành viên trong công việc, hướng đến mục tiêu chung đã đề ra.
· Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
Trực tiếp setup nhân sự, tuyển dụng người mới theo từng dự án, chiến lược.
· Phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng, công việc bán hàng, kết quả kinh doanh để đưa ra được những dự đoán về doanh thu trong các giai đoạn tiếp theo.
· Xác định mục tiêu kinh doanh, bao gồm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, thu hút khách hàng và chịu trách nhiệm về doanh thu, sự tăng trưởng và phát triển kinh doanh.
· Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch cho các chương trình, dự án nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty.
· Nghiên cứu và phân tích thị trường để tìm kiếm sản phẩm tiềm năng đồng thời luôn cập nhật các tình hình của đối thủ và các sản phẩm mới..
Tính toán ngân sách, chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales.
Làm việc với các phòng ban khác, đặc biệt là bộ phận Marketing, Chăm sóc khách hàng, để đạt được mục tiêu về doanh số.
Theo từng tháng, từng quý Trưởng phòng kinh doanh phải thực hiện tổ chức kế hoạch kinh doanh mới cho doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Phối hợp với các phòng ban liên quan để duy trì hiệu quả bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
Chịu trách nhiệm quản lý bộ phận kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng và hỗ trợ khách hàng theo sự phân công của cấp trên.
· Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng, tìm phương án giải quyết trong trường hợp khách phàn nàn, hoặc tiếp thu những góp ý và trao đổi cùng các phòng ban liên quan để đưa ra giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
· Duy trì và mở rộng các mối quan hệ tiềm năng, giúp gia tăng người mua hàng của doanh nghiệp.
· Nghiên cứu, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược, kế hoạch để làm hài lòng khách hàng, gia tăng lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
· Thống kê kết quả kinh doanh và chỉ tiêu kinh doanh của công ty.
· Làm cầu nối giữa người mua hàng và doanh nghiệp. Hỗ trợ xử lý các khiếu nại liên quan đến vấn đề kinh doanh bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, v.v.
Chăm sóc, xây dựng cơ chế cho khách hàng nhằm gia tăng khách hàng tiềm năng, duy trì doanh thu