Việc làm đầu bếp là gì? Cơ hội cho việc làm đầu bếp 

Ngành du lịch và khách sạn phát triển mạnh mẽ đang kéo theo nhu cầu nhân lực lớn về nghề này. Đầu tư phát triển các đầu bếp tài năng cũng là một cách quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới thông qua ẩm thực. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và khả năng, các đầu bếp hoàn toàn có thể tự mở cửa hàng kinh doanh cho mình.

Việc làm đầu bếp là công việc khá phổ biến hiện nay. Họ là những người nấu ăn chuyên nghiệp, chuyên đảm nhiệm việc lập kế hoạch và tổ chức từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu, dụng cụ cho đến việc lên thực đơn cho bữa chính… chế biến và trưng bày món ăn một cách chuyên nghiệp. Họ chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo phụ bếp, trợ lý bếp để cùng thực hiện công việc sao cho hiệu quả. 

Việc làm đầu bếp hiện nay là công việc mà cả xã hội cần đến, bạn có thể thấy các thông tin tuyển dụng việc làm đầu bếp tại Hà Nội, việc làm đầu bếp tại Đà Nẵng,việc làm đầu bếp tại Hồ Chí Minh… trên các trang thông tin việc làm và cả các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, các địa điểm làm việc cũng vô cùng đa dạng và phong phú, từ nhà hàng bình dân đến sang trọng, các quán ăn vỉa hè đến các cửa hàng trong các chuỗi thương hiệu đồ ăn đều là các địa điểm mà bạn có thể làm công việc này. Do đó, có thể nói đầu bếp là một vị trí bạn cần nỗ lực phấn đấu trong một thời gian nhất định. 

Các công việc đầu bếp thường gặp tại Việt Nam 

Việc làm phụ bếp

Nấc thang đầu tiên trong nghề Bếp của các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm là bắt đầu từ vị trí phụ bếp. Phụ bếp là người hỗ trợ bếp chính, đầu bếp trong việc chế biến món ăn. Ngoài ra, việc làm phụ bếp còn đảm nhiệm công việc giữ gìn vệ sinh và bảo quản thiết bị máy móc trong gian bếp. Các ứng viên cần có thái độ chịu khó học hỏi và yêu nghề, không ngại khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Ở vị trí này, bạn có thể nhận được mức lương từ 5 – 6 triệu đồng và phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao như sơ chế, quản lý và kiểm tra nguyên vật liệu, cắt tỉa rau củ trang trí, phân nhóm thực phẩm, tuân thủ quy tắc an toàn vệ sinh…

Việc làm trợ lý bếp 

Sau khi vượt qua những thử thách ở vị trí phụ bếp, bạn sẽ bước lên vị trí trợ lý bếp. Công việc của việc làm trợ lý bếp xoay quanh việc làm bánh ngọt, nước xốt, sơ chế thịt, chuẩn bị hải sản… Đây là vị trí quan trọng giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi bạn thích hợp để trở thành đầu bếp về lĩnh vực nào.

Ngoài ra, việc làm trợ lý bếp đòi hỏi sự khéo tay, sạch sẽ, thích công việc nấu nướng, sức khỏe tốt, có mắt thẩm mỹ tốt; nhạy cảm với mùi vị và đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo. Trợ lý bếp thường nhận được mức lương giao động từ 7 – 8 triệu/ tháng.

Việc làm đầu bếp 

Một trong những vị trí được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay tại các nhà hàng, khách sạn chính là việc làm đầu bếp. Công việc của đầu bếp không chỉ dừng lại ở kiểm tra nguyên vật liệu, dụng cụ. Mà đầu bếp còn phải lên thực đơn chính cho bữa ăn, chế biến và trình bày món ăn đẹp mắt. Đồng thời họ phải quản lý, chỉ đạo các phụ bếp, trợ lý bếp thực hiện công việc của mình.

Đầu bếp là vị trí tiềm năng, cơ hội thăng tiến cao vì vậy bạn cần phải thể hiện mình là người có kiến thức rộng lớn về nghề bếp, có sự sáng tạo, đam mê…

Với đầu bếp tại trường học, quán ăn nhỏ thường có thu nhập từ 6 – 9 triệu đồng/ tháng. Đối với việc làm đầu bếp làm việc trong các nhà hàng – khách sạn lớn, mức thu nhập có thể lên đến 15 – 22 triệu đồng.

Việc làm bếp phó 

Để đạt được vị trí này, nhiều người phải nỗ lực từ 4 – 6 năm tích lũy và trau dồi kinh nghiệm, bí quyết… Trong công việc, bếp phó là người giúp đỡ, hỗ trợ bếp trưởng lên thực đơn, đặt kế hoạch chi tiêu và đặt hàng nguyên vật liệu, không để xảy ra trường hợp thiếu hoặc hết để đảm bảo công việc. Đồng thời họ phải am hiểu về chế độ ăn, thành phần dinh dưỡng để định lượng món ăn chuẩn và có lợi cho sức khỏe khách hàng.

Thu nhập của bếp phó khoảng từ 17 – 19 triệu, nếu tính cả phụ cấp, tip và phí phục vụ thì có thể đến 30 triệu/ tháng. 

Tuy nhiên, tương đương với mức thu nhập đó, bếp phó phải có kiến thức rộng lớn về nghề, đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm, có khả năng lãnh đạo và quản lý nhân sự rồi báo cáo cho bếp trưởng.

Việc làm bếp trưởng 

Bếp trưởng là vị trí mơ ước của nhiều người, họ phải chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động trong gian bếp, từ tuyển chọn nguyên vật liệu, quản lý giám sát chế biến món ăn, quản lý nhân sự, sáng tạo thực đơn, có khả năng lập kế hoạch và giải quyết các tình huống phát sinh nhanh chóng…  

Ngoài ra, bếp trường cần có những kỹ năng cần thiết như kỹ năng sáng tạo trong các món ăn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, phân bổ nhân sự. Đặc biệt, đầu bếp cũng cần có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý tài chính cho nhà bếp và các món ăn.

Các bếp trưởng có mức lương từ 30 triệu đồng/ tháng, chưa kể các khoản doanh thu, tip…

Việc làm bếp trưởng điều hành 

Người có quyền lực tối thượng nhất trong mọi gian bếp là bếp trưởng điều hành. Không chỉ có cấp dưới, mà các giám đốc nhà hàng, nhà tuyển dụng cũng đều có một sự kiêng nể bởi họ chính là người tạo ra các phương án tăng doanh thu hiệu quả nhất thông qua thực đơn nhà hàng.

Hầu hết, các bếp trưởng điều hành kiểm soát tất cả các hoạt động từ nhận nguyên vật liệu vào buổi sáng, chuẩn bị các món ăn đặc biệt vào buổi chiều và giám sát bếp trong giờ ăn tối. Trọng trách của họ vô cùng quan trọng vì mỗi nhà hàng, khách sạn, quán ăn chỉ có một Bếp trưởng điều hành nên mức thu nhập của họ có được mỗi tháng có thể lên đến hàng trăm triệu.

Như vậy có thể thấy rằng việc làm đầu bếp là một công việc có mức lương vô cùng hấp dẫn, chính vì lẽ đó đây được coi là công việc vô cùng thách thức và đầy sự cạnh tranh. Nếu muốn gắn bó và theo đuổi ngành nghề này bạn cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng và tố chất quan trọng. 123job.vn chúc bạn thành công trên con đường của mình.