Lập kế hoạch và báo cáo chi tiết công việc mình thực hiện theo tuần, tháng… Xây dựng, cải tiến quy trình, biểu mẫu phục vụ trong công việc.
Kiểm tra, giám sát các thủ tục xuất hoặc nhập hàng hóa:
Thủ kho sẽ trực tiếp hoặc hướng dẫn việc bốc xếp hàng theo yêu cầu xuất – nhập.
Trực tiếp kiểm đếm số lượng hàng xuất/nhập kho, lưu thông tin vào phần mềm quản lý.
Kiểm tra giấy tờ và các chứng từ có liên quan đến hoạt động xuất- nhập kho.
Thủ kho sẽ lưu các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng.
Quản lý hàng tồn kho:
Đối với trường hợp số lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu có sự biến động thì sẽ cần phải đề xuất lên cấp trên thay đổi định mức hàng tồn tối thiểu cho phù hợp.
Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng xuất/nhập tồn hàng ngày để quản lý định mức tồn kho tối thiểu.
Quản lý việc đặt hàng của kho:
Kiểm tra, giám sát việc cấp phối nguyên liệu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật từng mặt hàng để đảm bảo chất lượng, dự trù định mức và giá thành sản xuất.
Quản lý theo dõi kế hoạch sản xuất, đơn hàng, kế hoạch xuất hàng để phối hợp kiểm tra, giám sát bộ phận sản xuất thực hiện đúng theo quy trình hay yêu cầu chất lượng.
Hiểu rõ các quy trình sản xuất /tiêu chuẩn chất lượng
Quản lý khuôn mẫu: Nắm rõ về kích thước khuôn, độ lệch khuôn trong giới hạn cho phép, số lượng khuôn mẫu của từng sản phẩm.
Xem xét đề xuất mua hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng cho hoạt động của bộ phận.
Hiểu rõ định mức nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm xem có hao hụt hay không
Cần phối hợp với bộ phận liên quan kiểm tra chất lượng từng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn và đúng kế hoạch, để kịp thời tìm phương án xử lý khi gặp sự cố. Có biên bản và số liệu thống kê cụ thể từng lỗi theo từng đơn hàng.
Nhiệm vụ, quyền hạn sắp xếp, bảo quản hàng hóa trong kho:
Xem xét, cải tiến lập sơ đồ kho phù hợp để sắp xếp hàng hóa và cập nhật sơ đồ khi có hàng hóa phát sinh.
Đảm bảo hàng hóa được xếp đúng vị trí, ngăn nắp, gọn gàng, không bị đổ hay vỡ… đảm bảo hàng hóa được bảo quản theo đúng chỉ định của nhà sản xuất: nhiệt độ, ánh sáng…
Kiểm tra hàng hóa định kỳ, đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Sắp xếp hàng hóa theo quy định của nhà sản xuất, vị trí lưu trữ hàng phải hợp lý và khoa học để đảm bảo thuận tiện cho việc kiểm kê và di chuyển hàng.
Lập sơ đồ kho để có cách nhìn tổng quát về vị trí đặt hàng bên trong kho. Nắm rõ sơ đồ kho và cập nhật kịp thời khi có sự đổi mới.
Đảm bảo an toàn kho:
Thực hiện các báo cáo liên quan đến kho hàng một cách chính xác và đầy đủ khi có yêu cầu từ ban giám đốc hoặc trưởng bộ phận.
Giữ gìn vệ sinh kho bãi sạch sẽ, gọn gàng và loại bỏ các vật liệu dễ cháy nổ.
Cần thường xuyên kiểm tra các kệ hàng, kịp thời xử lý nếu phát hiện kiện hàng sắp gãy đổ…
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy chữa cháy trong kho.
Thủ kho sẽ không cho người không có phận sự đi vào kho.
Đề xuất sáng kiến và giải pháp quản lý kho tối ưu.