LÀM VIỆC TẠI CỦ CHI- KCN CƠ KHÍ Ô TÔ TP HCM
Lập kế hoạch, triển khai và quản lý kế hoạch sản xuất:
- Thiết kế bảng vẽ triển khai sản xuất, định mức NVL.
- Kiểm tra đối chiếu định mức NVL trước khi yêu cầu NVL cho sản xuất.
- Điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất khi có biến động xảy ra: số lượng NVL đầu vào, thời gian bảo dưỡng/ sửa chữa máy kéo dài, hỏng đột xuất, …
- Điều chỉnh và xử lý linh hoạt các tình huống không mong muốn xảy ra đột xuất để đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng thời gian dự kiến.
Điều phối hoạt động Bộ phận sản xuất:
- Quản lý, giám sát, điều phối hoạt động các nhóm trong Bộ phận sản xuất
- Trực tiếp lên kế hoạch triển khai sản xuất, điều phối, phân chia công việc đến các nhóm, sử dụng lao động hiệu quả, giám sát tiến độ và đảm bảo được quá trình sản xuất theo đúng kế hoạch và chất lượng dự kiến.
- Trực tiếp kiểm soát và đảm bảo việc sử dụng NVL hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Xây dựng quy trình cho Bộ phận:
- Tiếp nhận phản hồi từ các nhóm trong Bộ phận về quy trình đang ban hành và những ý tưởng cải tiến đến từ các nhân viên sản xuất, phân tích và hỗ trợ hướng cải tiến nếu khả thi.
- Tổng hợp, báo cáo trình BGĐ phê duyệt
- Tiếp nhận phản hồi từ BGĐ cùng các Bộ phận khác để điều chỉnh quy trình cho phù hợp.
Đảm bảo chất lương thành phẩm sau sản xuất:
- Trực tiếp hoặc phân bổ nhân sự đảm bảo sự giám sát chặt chẽ và xuyên suốt quá trình tạo ra sản phẩm đúng theo quy trình đến khi ra thành phẩm.
- Chịu trách nhiệm chính về sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Đảm bảo về chất lượng suốt quá trình sản xuất, an toàn vệ sinh lao động, vận hành máy móc một cách ổn định và hiệu quả.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng NVL đầu vào khi nhận được từ Bộ phận Kho.
- Phối hợp với phòng QLCL đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đối với sản phẩm không phù hợp của xưởng.
Quản lý nhân sự Bộ phận sản xuất:
- Trực tiếp đào tạo hoặc đề xuất đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề cho các nhân viên trong BP để các nhân viên có thể chủ động và làm việc một cách độc lập có hiệu quả
- Đảm bảo duy trì một cách ổn định nhân lực chủ chốt của quá trình sản xuất.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Họ cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và phải dự kiến được nhu cầu nhân lực, đề xuất tuyển dụng lên BGĐ phê duyệt.
- Đánh giá hiệu quả công việc, đề bạc khen thưởng hoặc nhắc nhở các nhân viên không đáp ứng năng suất làm việc.
Báo cáo và phân tích:
- Phân tích dữ liệu để đưa ra các giải pháp cải tiến và tối ưu hóa quá trình sản xuất
- Lập kế hoạch và báo cáo về sản xuất, hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
- Báo cáo tình hình sản xuất trong ca định kỳ ngày, tuần, tháng, quý, năm, khi có vấn đề xảy ra.