Quản lý hoạt động kinh doanh
- Thực hiện xác định mục tiêu kinh doanh, cụ thể như mở rộng thị trường, tăng doanh thu, đưa ra các chương trình thu hút khách hàng cho doanh nghiệp.
- Làm việc trong mối quan hệ hợp tác với bộ phận marketing nhằm phát triển các kế hoạch cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Phối hợp làm việc với các phòng ban khác.
- Lên ngân sách, chi phí cho các hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm bao gồm hoạch định, lên kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức triển khai kế hoạch và kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch. Quản lý hiệu quả đội ngũ nhân viên kinh doanh, là một người huấn luyện, hỗ trợ các thành viên khác hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
- Phân tích dữ liệu bán hàng và kết quả kinh doanh nhằm đưa ra dự báo về doanh thu theo năm, theo quý của công ty cũng như phát triển kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn. Những dữ liệu này được lưu trữ lại để sử dụng cho việc tham khảo trong tương lai.
Quản lý nhân sự:
- Bên cạnh công việc quản lý hoạt động kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh là người lên kế hoạch, chỉ tiêu và các tiêu chuẩn cho những thành viên trong phòng của mình.
- Chịu trách nhiệm truyền cảm cảm hứng cho nhân viên, làm động lực khiến họ luôn trong tư thế sục sôi chiến đấu và hăng hái, nhiệt tình với công việc.và khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh, khiến họ hài lòng và có hứng khởi trong công việc.
- Đảm bảo hiệu suất làm việc của các đại diện bán hàng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trưởng phòng kinh doanh. Tổ chức việc tập huấn nâng cao năng lực, đảm bảo nhân sự trong bộ phận có đủ khả năng sử dụng các công nghệ mới trong công việc. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ đảm bảo mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong bộ phận
- Đặt ra các tiêu chí đánh giá, cơ chế thưởng- phạt. Trong trường hợp cần thiết, sẽ ra quyết định sa thải đối với những đại diện bán hàng không đạt được chỉ tiêu công việc, hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để có những xử lý phù hợp với những trường hợp nghiêm trọng hơn.
- Phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty, nâng cao năng lực của các nhân sự mà mình quản lý.
- Trong một số trường hợp, giám sát hoạt động của các quản lý kinh doanh cấp địa phương và cấp khu vực.
- Chịu trách nhiệm huấn luyện, đào tạo cho các nhân sự của mình về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc một cách tốt nhất.
- Tham gia vào quá trình setup nhân sự, tuyển dụng nhân sự và đào tạo nhân viên mới, đảm bảo họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc..
- Là người thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc như một đơn vị độc lập hướng tới hiệu quả chung của công ty. Thực hiện các cuộc trao đổi ngắn với từng cá nhân về hiệu suất, hiệu quả làm việc hàng tuần và trao đổi sâu hàng năm.
- Đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho nhóm các nhân viên kinh doanh và các đại diện bán hàng. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn này cần là các chỉ tiêu thực tế và có tính khả thi.
Quản lý nhu cầu của khách hàng
- Dành nhiều thời gian cho khách hàng và người tiêu dùng- những người sẽ mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Sales Manager cần luôn hiểu được nhu cầu của khách hàng và chặt chẽ theo dõi sở thích của họ.
- Là cầu nối giữa doanh nghiệp và người mua hàng, giúp duy trì mối quan hệ cung- cầu và giữ chân khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
- Khi có vấn đề xảy ra, hoặc nếu nhận được những phàn nàn của khách hàng, phải tìm cách giải quyết hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để xử lý sớm nhất có thể.
- Để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, Sales manager sẽ đưa ra các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi phù hợp. Những chương trình này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các kết quả phân tích và dự báo.
* Thực hiện các công việc phát sinh khác trong phòng và do Ban giám đốc giao phó.