1. Nhiệm vụ chínhChuẩn bị các hàng hóa như bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, bánh mì, v.v. theo công thức truyền thống và hiện đại.
Sáng tạo các món tráng miệng mới lạ, hấp dẫn để làm mới thực đơn và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu và tình trạng của các thiết bị, dụng cụ dùng để nấu ăn.
Trang trí bánh ngọt bằng cách sử dụng các loại kem, toppings khác nhau, v.v. để đảm bảo phần trình bày sẽ đẹp mắt và hấp dẫn.
Duy trì khu vực nấu ăn sạch sẽ và ngăn nắp, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn.
Xác định nhu cầu nhân sự, giúp tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
Theo dõi kho nguyên liệu làm bánh như bột mì, đường, v.v. và đặt hàng phù hợp trong phạm vi ngân sách.
Hướng dẫn và thúc đẩy các trợ lý bánh ngọt và thợ làm bánh làm việc hiệu quả hơn.
2. Điều hành hàng ngàyTrực tiếp phổ biến các quy định, thông tin mới của cấp trên để nhân viên trong bộ phận được biết, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
Tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định.
Kiểm soát quy trình làm việc của nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêu chuẩn của cửa hàng.
Lên kế hoạch chi tiêu sản xuất, sau đó phân chia công việc cho các vị trí liên quan.
Phân công công việc cho nhân viên trong bếp.
3. Huấn luyện nhân viên và tính toánTrực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên trong bếp, đào tạo nhân viên bếp mới.
Trực tiếp đề ra nội quy làm việc trong bộ phận bếp; thiết lập các chính sách, quy định trong bếp áp dụng cho từng công việc và vị trí cụ thể.
Định kỳ cùng với trưởng ca bếp đánh giá thành tích và kết quả làm việc của tất cả nhân viên trong bộ phận bếp; đề nghị khen thưởng, thăng chức, tăng lương cho những cá nhân xuất sắc; cho ý kiến về kế hoạch đào tạo nhân sự bếp bánh.
Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp.
Sắp xếp lịch làm việc hợp lý cho nhân viên, linh hoạt trong việc điều động nhân sự, sắp xếp ngày nghỉ lễ, nghỉ phép cho nhân viên.
Ra quyết định hủy thực phẩm và hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
Kiểm kê số lượng và chất lượng hàng hóa nhập vào.
Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc để có hướng bảo quản, chế biến và xử lý phù hợp.
4. Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi mang ra phục vụ khách.
Quy định về tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, đồng phục cho nhân viên bếp .
Tổ chức cho nhân viên thực hiện việc vệ sinh khu vực làm việc, các dụng cụ, thiết bị dùng trong bếp theo đúng quy trình.
Hướng dẫn, giám sát nhân viên sử dụng và bảo quản các tài sản chung, trang thiết bị, máy móc trong gian bếp.
Chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng vệ sinh trong toàn bộ không gian bếp.
5. Quản Lý Công Cụ Dụng Cụ, Tài Sản Bộ Phận Bếp Định kỳ hàng tháng phối hợp với bộ phận kế toán kiểm kê các loại tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ trong bếp.
Hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ bếp của nhân viên.