Một CV hoàn hảo giúp bạn vượt qua vòng sơ tuyển nhưng buổi phỏng vấn mới là yếu tố quyết định để bạn đạt được công việc mơ ước. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí những kinh nghiệm phỏng vấn quý báu ngành nhân sự nhé!
Nhân sự được đánh giá là một trong những bộ phận không thể thiếu đối với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng nguồn nhân lực của công ty, doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu thì cứ 100 người lao động sẽ có 1 nhân viên nhân sự. Và nếu đem chỉ số này áp dụng tại Việt Nam với hơn 49000 doanh nghiệp đang hoạt động, thì với 3,6 triệu lao động sẽ cần tương đương 36000 nhân viên nhân sự. Nhìn vào những con số biết nói trên có thể nói việc làm nhân sự ngày càng phổ biến hơn, mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên mỗi năm số lượng cử nhân ngành nhân sự đào tạo trên khắp cả nước khoảng vài nghìn vượt quá nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này khiến cho các công ty, doanh nghiệp khắt khe hơn trong quá trình tuyển dụng. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí những kinh nghiệm phỏng vấnngành nhân sự giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
I. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự
Những câu hỏi phỏng vấn ngành HR luôn là đề tài “Hot” được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ đây là vị trí được đánh giá cao và luôn nhận được số lượng lớn người ứng tuyển trong một công ty, doanh nghiệp. Để vượt qua rất nhiều ứng viên khác và lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng hành chính nhân sự thì việc chuẩn bị kỹ càng trước khi đến phỏng vấn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Dưới đây là bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự thường gặp mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự thường gặp
1. Bộ câu hỏi thường gặp
Dù bạn phỏng vấn ở bất kỳ vị trí tuyển dụng nào cũng sẽ được nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất. Phỏng vấn việc làm nhân sự cũng không ngoại lệ. Những câu hỏi này sẽ đem đến cho nhà tuyển dụng một cái nhìn chung nhất về ứng viên như: Kỹ năng, cách nhận thức cũng như sự phù hợp với vị trí công việc. Một số câu hỏi thường gặp về quản trị nhân sự có thể kể đến như:
- Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn
- Theo bạn, điểm mạnh, điểm yếu của bạn trong công việc là gì?
- Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên nhân sự của công ty tôi?
- Theo bạn công việc của một nhân viên nhân sự là gì?
- Theo bạn những yếu tố nào là quan trọng nhất đối với nghề hành chính nhân sự?
- Bạn hiểu gì về công ty của chúng tôi?
- Theo bạn, những kỹ năng mềm nào là quan trọng nhất đối với một chuyên viên HR?
- Bạn đã có kinh nghiệm nào trong lĩnh vực quản trị nhân sự chưa?
2. Với nhân sự mới vào nghề
Nếu bạn là ứng viên mới gia nhập ngành nhân sự thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi phỏng vấn như:
- Theo anh/chị vị trí quan trọng nhất trong phòng hành chính nhân sự là gì?
- Vị trí trong bộ phận hành chính nhân sự chịu trách nhiệm tạo môi trường làm việc trong công ty là gì?
- Nếu bạn chịu trách nhiệm thực hiện một chương trình trong công ty, bạn sẽ ưu tiên những việc làm nào trước?
- Khi có một thay đổi được đưa ra trong cuộc sống và bạn chưa xác định, lập kế hoạch cho nó thì bạn sẽ giải quyết thế nào? Cho tôi một ví dụ cụ thể của bạn?
- Bạn đã bao giờ trải qua xung đột trong một nhóm làm việc chưa? Bạn đã giải quyết vấn đề như thế nào?
Những câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn dựa trên hiểu biết tư duy và nhận thức của ứng viên có phù hợp với vị trí HR hay không.
3. Với nhân sự đã có kinh nghiệm
Đối với nhân viên nhân sự đã có kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ chú trong hơn vào việc đánh giá trình độ, kinh nghiệm và kiến thức ngành nhân sự của ứng viên. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn vị trí HR tham khảo:
- Bạn có phải là thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên nghiệp nào liên quan đến quản trị nhân sự hay không?
- Bạn đóng góp cho thành công của công ty chúng tôi bằng cách nào?
- Theo anh/chị, cách tốt nhất để truyền đạt các giá trị doanh nghiệp cho nhân viên là gì?
- Hãy cho tôi biết về bất kỳ kinh nghiệm nào mà bạn đã góp phần xây dựng các thủ tục mới
- Làm thế nào để bạn quản lý một cuộc xung đột giữa các đồng nghiệp với nhau?
- Bạn đã bao giờ đối mặt với một tình huống sa thải chưa? Bạn cảm thấy như thế nào?
- Bạn hãy nêu một số ưu điểm và nhược điểm của việc thực hiện chương trình thưởng cho nhân viên?
- Bạn đã từng sử dụng những phần mềm quản lý nhân sự nào? Theo bạn thì công cụ nào mang lại nhiều hiệu quả nhất?
- Nếu bạn phải đưa ra một dự báo hàng quý về nhu cầu tuyển dụng của công ty chúng tôi, bạn sẽ yêu cầu những số liệu tuyển dụng nào?
- Chúng tôi muốn áp dụng giờ làm việc linh hoạt cho nhân viên hành chính nhân sự của công ty. Bạn có muốn giới thiệu chính sách nào để đạt được mục tiêu đó không?
- Nếu một nhân viên nộp đơn khiếu nại thì các bước bạn thực hiện để xử lý nó tình huống đó như thế nào?
- Trong trường hợp một sai lầm của bộ phận nhân sự dẫn đến phải phạt tiền theo quy định thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự đã có kinh nghiệm
II. Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên nhân sự
1. Chuẩn bị chu đáo trước buổi phỏng vấn
Tìm hiểu kỹ thông tin về Nhà tuyển dụng: Trước khi tiếp nhận phỏng vấn việc làm nhân sự của bất kỳ công ty nào bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc bằng cách tìm hiểu kỹ một số thông tin cần thiết về nhà tuyển dụng. Từ đó sẽ giúp bạn ứng phó được với những câu hỏi về công ty của nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn, giúp bạn chứng tỏ được rằng mình là một người có trách nhiệm và khả năng làm việc tốt.
Chuẩn bị trang phục phù hợp: Một trong những ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng chính là ngoại hình và cách ăn mặc. Một vẻ ngoài chỉn chu, gọn gàng, trang phục không quá màu mè, phong cách quá mức không chỉ giúp bạn có thêm phần tự tin mà còn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng
Ghi nhớ đúng lịch hẹn: Khi đi phỏng vấn, bạn cần chú ý giờ giấc, hãy đến trước thời gian hẹn phỏng vấn, đừng đến quá trễ vì nó sẽ làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng.
2. Đánh giá đúng năng lực bản thân
Khi bước cơ bản đã chuẩn bị tốt, bạn nên luyện tập ở nhà những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đặt về ngành nhân sự. Bạn cũng cần biết cách giới thiệu bản thân ngắn gọn, nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đừng quá đề cao giá trị bản thân, hãy thể hiện mình là người khiêm tốn, chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến trong mọi công việc.
Ngoài ra, việc đặt ngược lại một số câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự vui cho nhà tuyển dụng cũng là cách giúp bạn tránh thụ động, giảm sự căng thẳng và biến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
3. Vui vẻ tiếp nhận hững câu hỏi phỏng vấn hay và khó
Trong buổi phỏng vấn, bất kỳ khi nào bạn cũng có thể nhận được những câu hỏi độc đáo, tưởng dễ mà khó từ nhà tuyển dụng. Đó có thể là những câu hỏi để kiểm tra mức độ tư duy phản biện hoặc khả năng tự vận động suy nghĩ của bạn. Hãy đảm bảo câu trả lời luôn hợp lý, thể hiện được năng lực, cá tính riêng và tăng tính vui vẻ, thú vị.
Vui vẻ tiếp nhận hững câu hỏi phỏng vấn hay và khó
4. Trả lời trung thực
Đối với nhà tuyển dụng, sự thật thà, trung thực và thẳng thắn của ứng viên luôn được đánh giá rất cao. Trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng được tiếp xúc với rất nhiều những ứng viên khác nhau nên chuyện “lật tẩy” những câu trả lời thiếu trung thực của bạn không còn là điều quá khó khăn. Vì thế đừng bao giờ nghĩ đến việc nói dối về kinh nghiệm làm việc trong ngành HR, thành tích hay những kỹ năng.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của buổi phỏng vấn là bạn được nhà tuyển dụng đồng ý, trở thành nhân viên nhân sự chính thức của công ty. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo tính trung thực, bạn nên trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách khéo léo và thông minh. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn sẽ là yếu tố quan trọng quyết định bạn có giữ được cơ hội lần này hay không?
5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả
Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định sự thành công hay thất bại của bạn trong cuộc phỏng vấn. Thay vì xuất hiện với gương mặt buồn bã, không chút cảm xúc thì một nụ cười tươi sẽ là bước khởi đầu giúp buổi phỏng vấn ngành nhân sự trở nên suôn sẻ hơn.
Ngoài ra, sử dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua cách giao tiếp bằng ánh mắt, tư thế ngồi, những cử chỉ tay chân… cũng truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, bạn cần chú ý hơn đến ngôn ngữ cơ thể, những cử chỉ tưởng chừng vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn.
6. “Khoe” trình độ tiếng Anh đúng lúc và đúng cách
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên không phải lúc nào việc “khoe” trình độ của bản thân cũng mang lại hiệu quả tích cực và được nhà tuyển dụng đón nhận.
Bạn nên xác định rõ tình huống đó có cần sử dụng tiếng Anh hay không? Nên chọn lọc những từ nào cho thích hợp? để có thể khiến nhà tuyển dụng hài lòng nhất, Đồng thời bạn tránh sử dụng từ ngữ mang nghĩa dài dòng và nhảy cảm như: You know, Fired, Stuff…
7. Chủ động hỏi thăm kết quả phỏng vấn
Hãy kết thúc quy trình phỏng vấn ngành quản trị nhân sự bằng việc chủ động gửi email hỏi thăm kết quả phỏng vấn thay vì thụ động ngồi chờ thông báo từ nhà tuyển dụng. Nội dung email nên ngắn gọn và thân thiện, tránh thái độ cẩu thả.
Bạn cũng không nên gửi email quá nhiều và liên tục, tốt nhất chỉ nên gửi thư cảm ơn hay thăm hỏi sau khi kết thúc buổi phỏng vấn từ 7 - 10 ngày để tránh gây phiền nhiễu cho nhà tuyển dụng.
Chủ động hỏi thăm kết quả phỏng vấn
III. Chuẩn bị hồ sơ xin việc và CV ấn tượng
Khi viết hồ sơ xin việc hoặc CV xin việc ngành nhân sự để có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn nên nhấn mạnh các kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực quản trị nhân sự. Tuy nhiên nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này thì hãy làm nổi bật các kỹ năng cũng như mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trong CV xin việc ngành nhân sự.
Đặc biệt hơn nữa hãy luôn nhấn mạnh những điểm mạnh của bản thân để chứng minh với nhà tuyển dụng bạn hoàn toàn phù hợp với ngành nhân sự. Bạn hãy đưa ra những thành tích trong quá trình học tập hoặc công việc liên quan đến chuyên ngành nhân sự. Và để sở hữu một bản CV đẹp, ấn tượng và nhanh chóng trong vòng 5 phút giúp ứng tuyển việc làm nhân sự thành công thì bạn không nên bỏ qua Công cụ tạo CV online miễn phí của 123job
IV. Học ngành nhân sự ở đâu?
Hiện nay tại Việt Nam có các trường đào tạo ngành nhân sự chất lượng, thu hút nhiều sinh viên theo học như:
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Thương Mại
- Đại học Hành Chính Quốc Gia
- Đại học Nội Vụ
- Đại học Xã Hội và Nhân Văn
- Đại học Lao Động và Xã Hội…
Ngoài ra, nếu bạn đang có cơ hội học tập trong lĩnh vực hành chính nhân sự và muốn phát triển bản thân hơn thì không nên bỏ qua một số trường quốc tế như:
- University of Michigan's Ross School of Business
University of Michigan's Ross School of Business
- University of Southern California (Marshall School of Business)
- Stanford University Business School of Graduate
- Seoul National University
- University of Glasgow
V. Kết luận
Tìm kiếm việc làm nhân sự luôn là quá trình gian nan và đầy khó khăn với nhiều bạn trẻ mới ra trường. Theo đó, nhà tuyển dụng cũng gặp không ít những khó khăn nhất định khi tìm kiếm nguồn nhân lực. Hy vọng rằng với những chia sẻ về bí kíp chuẩn bị hồ sơ xin việc, CV ấn tượng, kỹ năng phỏng vấn vị trí nhân viên nhân sự… sẽ mang lại giá trị to lớn và thực sự hữu ích với bạn đọc. 123job chúc bạn nhanh chóng tìm được việc làm nhân sự mà bản thân yêu thích!