Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV là băn khoăn lớn nhất của mỗi ứng viên. Bài viết này sẽ giúp bạn biết những mẹo quan trọng khi viết CV để biến điểm yếu trở thành điểm mạnh của bản thân trước nhà tuyển dụng.

Để hoàn thành một CV ấn tượng, cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV là băn khoăn lớn nhất của mỗi ứng viên. Sự khen - chê chính bản thân mình luôn là rất khó, đó cũng là nghệ thuật và có những “bí kíp”riêng.Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách viết CVấn tượng để nhà tuyển dụng phải nhấc máy lên hẹn gặp bạn phỏng vấn ngay lập tức!

I. Nổi bật điểm mạnh, thành thật điểm yếu

CV là chiếc cầu nối giúp bạn và nhà tuyển dụng gần nhau hơn. Mọi nội dung trình bày trong CV của bạn phải luôn rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn. Nguyên tắc đầu tiên trong cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV là các điểm mạnh cần được làm nổi bật và các điểm yếu phải được chỉ ra bằng sự thành thật, chân thành. Đừng viết ít về điểm mạnh vì sợ nhà tuyển dụng nói rằng mình vỗ ngực tự khen và cũng đừng bao giờ viết trong CV là bạn không có điểm yếu. Nhà tuyển dụng thực sự cần bạn thành thật và quan tâm đến những ưu điểm của bạn và sự quyết tâm khắc phục các điểm yếu của bạn ra sao.

Điểm mạnh điểm yêu trong cv xin việc

Trong CV, hãy nhấn mạnh đến những điểm mạnh vượt trội mà bạn sở hữu

II. Viết một cách khoa học

Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV yêu cầu bạn phải thể hiện các điểm mạnh điểm yếu một cách mạch lạc. Đây là điểm cộng quan trọng đối với ứng viên, nó thể hiện sự rõ ràng, tư duy logic, khoa học của chính ứng viên đó. Đồng thời, việc trình bày khoa học trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm thấy dễ chịu khi nhận ra các ưu thế của bạn và tâm đắc với phương hướng sửa chữa các nhược điểm của bạn.

Đừng để nhà tuyển dụng phải quẳng ngay CV của bạn vào sọt rác vì sự lem nhem trong cách trình bày văn bản của bạn. Hãy học lại word, excel ngay lập tức để trình bày font chữ, biểu bảng… trong CV cho thật chuẩn format.

III. Đánh giá điểm mạnh dựa trên 3 phương diện

Khi đánh giá các điểm mạnh, bạn nên nhận định bản thân dựa trên 3 góc độ: các điểm mạnh về chuyên môn liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển; các kỹ năng mềm liên quan đến công việc và các phẩm chất, tính cách của bạn phù hợp với công việc. Sự phù hợp và liên quan đến công việc là tôn chỉ của tất cả các điểm mạnh bạn liệt kê trong CV.

Chẳng hạn, khi ứng tuyển vào vị trí chuyên viên truyền thông, cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV của bạn sẽ khác khi bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán viên. Lúc này, bạn cần đánh giá điểm mạnh của mình trên các phương diện: được đào tạo chuyên môn sâu về PR, truyền thông trên giảng đường đại học, đồng thời rất thích và chịu khó tham gia các khóa học về kỹ năng xử lý khủng hoảng, thiết lập mối quan hệ với báo chí, các kỹ năng tiếng Anh và máy tính nhanh nhạy cũng là điểm mạnh bạn cần nhắc đến trong CV.

Ngoài ra là kỹ năng lập kế hoạch công việc khoa học, khả năng giao tiếp… cũng sẽ được nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, bạn cũng nhấn mạnh đến các phẩm chất đạo đức của bản thân như làm việc nghiêm túc, phối hợp team work tốt, thân thiện, trung thực, linh hoạt, chăm chỉ, thậm chí các khả năng về âm nhạc, thể thao cũng là điểm ấn tượng trong CV của bạn, khiến nhà tuyển dụng hài lòng.

Một lưu ý nữa trong cách viết CV là bạn hãy đưa ra một số thành tích bạn đã đạt được trong học tập hoặc công việc trước đó để làm dẫn chứng tin cậy cho phần tự đánh giá điểm mạnh này của bạn.

IV. Để điểm yếu cũng ấn tượng như điểm mạnh

Viết điểm mạnh đã khó, viết về điểm yếu trong CV còn khó hơn gấp bội. Không phải ai cũng biết cách chỉ ra điểm yếu như thế nào để điểm yếu cũng ấn tượng như điểm mạnh.

Trước khi viết CV, bạn cần nhận diện và “soi gương” tự vấn chính mình để trả lời các câu hỏi như: bạn đã từng gặp những thất bại nào trong công việc, bạn có những thói xấu nào đã từng bị bạn bè, đồng nghiệp cũ nhắc nhở, bạn thường trốn tránh và sợ hãi nhất điều gì trong công việc.

Sự thành thật giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Sự thành thật sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Sự thành thật này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Điều mà các nhà tuyển dụng sợ hãi nhất là những ứng viên viết trong CV là không có điểm yếu nào cả và những ứng viên liệt kê các nhược điểm quá lặt vặt, tủn mủn như dậy muộn, không thích nấu cơm, lười tập thể dục…

Sau khi nhận diện các điểm yếu của bản thân, cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV phù hợp lúc này là hãy đưa ra các ví dụ càng cụ thể càng tốt kèm theo hướng khắc phục điểm yếu đó. Chẳng có ai hoàn hảo tuyệt đối, điều quan trọng là biết các điểm hạn chế của mình và có quyết tâm sửa đổi hay không. Chẳng hạn, bạn viết trong CV là kỹ năng giao tiếp của mình chưa tốt, tôi đã đăng ký tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng giao tiếp để bổ khuyết cho yếu điểm này. Nhà tuyển dụng sẽ ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực này của bạn.

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ về điểm yếu có thể trình bày trong CV như: luôn ôm đồm, tham công tiếc việc; kỹ năng làm việc nhóm chưa tốt; khả năng cập nhật các phần mềm máy tính mới còn chậm; đôi khi còn mất bình tĩnh, không kiên nhẫn trong công việc..

Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV đơn giản chỉ có vậy. Để CV của bạn ấn tượng hơn các ứng viên khác, hãy trau dồi các cách viết CV, áp dụng và biến hóa nó phù hợp với từng đơn vị tuyển dụng, từng vị trí ứng tuyển.