Thị trường tuyển dụng ngày nay đang dần trở nên “nóng” hơn với nghề tester. Vậy để ứng tuyển tuyển dụng tester cần những yếu tố nào? Trở thành tester có khó hay không? Ở trong lĩnh vực phần mềm thì những Tester hay còn được gọi là Engineer đây chính là nghề trực tiếp kiểm tra chất lượng cho phần mềm. Khi vượt qua vòng tuyển dụng tester, các tester sẽ là người trực tiếp kiểm tra những sản phẩm (kiểm tra chất lượng phần mềm hay là các ứng dụng) mà các lập trình viên trong công ty đã làm ra.

I. Tester là gì?

 

Theo định nghĩa thông thường, Tester là một người chịu trách nhiệm cho việc thử nghiệm, kiểm định một sản phẩm mới, một tính năng mới hoặc tính khả dụng, chất lượng của một dự án… Vì vậy, tuyển dụng Tester chính là quá trình chọn lọc và nhận về những cá nhân phù hợp nhất cho công việc kiểm tra chất lượng phần mềm cho công ty.

 

Tuy nhiên, trong ngành Công nghệ Thông tin hiện đại, tuy cũng có 1 vị trí có chức năng là thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và kiểm định chất lượng nhưng khác với tuyển dụng Tester thông thường, Tester ngành IT hay nhân viên IT hiện nay có rất nhiều tên gọi khác nhau như Software Tester/ Technical Tester… Thậm chí, một Tester hoàn toàn có thể trở thành một IT manager trong khi chỉ bắt đầu với nghề nhân viên kỹ thuật.

Có thể nói tuyển dụng Tester (tham khảo Việc Làm Tester Tiếng Nhật) sẽ là người kiểm tra phần mềm hoặc các dự án tương tự để tìm ra những bugs, errors… hoặc bất kỳ vấn đề lỗi nào mà người sử dụng cuối cùng, khách hàng của công ty có thể gặp phải. Nói một cách đơn giản, vai trò của tuyển dụng Tester là tìm kiếm những người có thể trực tiếp kiểm tra sản phẩm, và cung cấp báo cáo cho nhóm phát triển sản phẩm của dự án về bất kỳ vấn đề lớn nhỏ nào cần cải thiện cho chất lượng của sản phẩm.

II. Cơ hội việc làm của nghề Tester

Công nghệ thông tin trong những năm gần đây liên tục phát triển, thị trường nhân lực của ngành này cũng vì thế mà sôi động và nhộn nhịp hơn cả. Nhắc tới công nghệ thông tin, người ta nghĩ đầu tiên đến việc làm lập trình viên (Developer), việc làm quản trị an ninh mạng, việc làm thiết kế phần mềm, quản lý hệ thống, kỹ sư cầu nối… đó là những vị trí quen thuộc, phổ biến. Tuy nhiên có một vị trí tiềm năng mà ít người để ý đó là trở thành một testerTuyển dụng Tester chưa có kinh nghiệm cũng cần hội tụ những yếu tố này thì mới có khả năng phát triển trong tương lai (xem thêm Việc Làm Thực Tập Tester Tại Hà Nội, Việc Làm Internship Tester Tại Đà Nẵng)

Công việc chính của một Tester (dù chỉ là fresh staff) đó là kiểm tra chất lượng phần mềm, cho phần mềm chạy thử trước để khảo sát, tức là một tester sẽ kiểm tra chất lượng phần mềm thông qua thực hiện công việc so sánh điều kiện thực tế của phần mềm so với điều kiện yêu cầu như bugs, defects, errors… Có một đội ngũ chuyên trách như vậy thì chất lượng các sản phẩm phần mềm mới đảm bảo hơn được khi đến tay khách hàng có thể hạn chế mức rủi ro một cách thấp nhất. 

Bởi vì nghề này ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều “định kiến”, việc đào tạo chuyên sâu cũng chưa phổ biến, hầu hết các tester đều xuất thân từ developer, làm trái ngành (tham khảo tuyển dụng thực tập sinh)… cho nên vẫn tồn tại hiện tượng khan hiếm nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực có tay nghề. Đây là một lợi thế cho những bạn có ý định theo đuổi nghề này một cách chuyên nghiệp.

Một số vị trí bạn có thể tham khảo để nối dài con đường sự nghiệp của mình với nghề tester như:

- Tuyển dụng Tester Ngân hàng

- Tuyển dụng tester Part time

- Việc Làm Fresher Tester Tại Hồ Chí Minh

- Việc Làm Fresher Tester Tại Hà Nội

- Tuyển Tester không cần kinh nghiệm tại Đà Nẵng

III. Các công việc Tester thường gặp tại Việt Nam

Tester có nhiều mảng như QA, QC, đặc biệt là Manual TesterAutomation Tester… Các bạn hãy cùng 123job tìm hiểu những vị trí công việc phổ biến của Tester nhé!

1. Việc làm QA Tester

QA Tester (viết tắt của Quality Assurance Tester) là người chịu trách nhiệm thử nghiệm, đánh giá để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ của QA tester là đề xuất, đưa ra quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án, đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm. Lên kế hoạch test, thiết kế test case, test script, thực thi theo test plan, test case, thu thập thông tin, gửi báo cáo chất lượng cho khách hàng hoặc project manager.

Bên cạnh đó, việc làm QA Tester thực hiện kiểm tra, audit việc thực thi quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có đúng quy trình QA đã đề ra không, nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra, điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các team đang thực hiện.

Để trở thànhQA tester, bạn phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật hoặc các ngành liên quan, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm kiểm thử sản phẩm phần mềm, có kiến thức tổng quan về test.

Mức lương trung bình: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng

2. Việc làm Manual Tester

Kiểm thử thủ côngtester làm mọi công việc hoàn toàn bằng tay, từ viết test case đến thực hiện test, mọi thao tác như nhập điều kiện đầu vào, thực hiện một số sự kiện khác như click nút và quan sát kết quả thực tế, sau đó so sánh kết quả thực tế với kết quả mong muốn trong test case, điền kết quả test.

Manual Tester cho phép tester thực hiện việc kiểm thử khám phá, thích hợp kiểm tra sản phẩm lần đầu tiên, thích hợp kiểm thử trong trường hợp các test case chỉ phải thực hiện một số ít lần, giảm được chi phí ngắn hạn.

Nhân viên manual tester cần có kỹ năng sử dụng các tool test tải, test crash giao diện, có kiến thức căn bản về máy tính, tin học văn phòng căn bản, cài đặt phần mềm, sử dụng internet, biết sử dụng các công cụ bug tracking, có kiến thức về lập trình: Căn bản SQL, HTML, CSS, hiểu rõ về các chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm để xây dựng các quy trình chuẩn cho các team.

Mức lương trung bình: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng

3. Việc làm QC Tester

QC (viết tắt của chữ Quality Control) là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm. Có 2 vị trí QC thông thường là manual QC (không đòi hỏi kỹ năng lập trình) và automation QC (đòi hỏi kỹ năng lập trình).

QC tester có nhiệm vụ viết Script cho automation test, sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case/script chi tiết, phối hợp với nhóm lập trình trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho Project Manager hoặc các bên liên quan khác tuỳ dự án, thiết kế test case cho phần mềm dựa vào requirement của khách hàng. Bên cạnh đó, QC tester cũng đưa các testing tool vào chạy automation, làm testing report, quản lý các tài liệu liên quan đến các hoạt động test...

QC tester phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật hoặc các ngành liên quan, có kiến thức tốt về mọi chức năng, khía cạnh của sản phẩm, sử dụng thành thạo những loại dụng cụ đo lường, phân tích kết quả, có kiến thức căn bản về máy tính, tin học văn phòng căn bản, cài đặt phần mềm, sử dụng internet, biết sử dụng các công cụ bug tracking, có kiến thức về lập trình như căn bản SQL, HTML, CSS

Mức lương trung bình: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng

4. Việc làm Automation Tester

Kiểm thử tự động là thực hiện kiểm thử phần mềm bằng một chương trình đặc biệt với rất ít hoặc không có sự tương tác của con người, giúp cho người thực hiện việc kiểm thử phần mềm (tester) không phải lặp đi lặp lại các bước nhàm chán. Công cụ kiểm thử tự động có thể lấy dữ liệu từ file bên ngoài (excel, csv…) nhập vào ứng dụng, so sánh kết quả mong đợi (từ file excel, csv…) với kết quả thực tế và xuất ra báo cáo kết quả kiểm thử.

Phương pháp này thích hợp cho các tester trong trường hợp phải test nhiều lần cho một case, có tính ổn định và tin cậy cao hơn so với kiểm thử thủ công, việc làm Automation Testercó thể thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại (nhập dữ liệu, click, check kết quả...) giúp tester không phải làm những việc gây nhàm chán và dễ nhầm lẫn, giảm chi phí đầu tư dài hạn.

Mức lương trung bình: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng

Tóm lại sứ mệnh của việc làm Tester đó là hỗ trợ cả nhóm phát triển phần mềm một cách hoàn thiện nhất, đem đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng, cho người sử dụng. Trong hoàn cảnh ai ai cũng chạy đua để đạt được vị trí và tạo thương hiệu riêng cho mình thì bạn không thể nghiễm nhiên dửng dưng được. Bạn phải hiểu mình đang ở đâu, làm gì, mình cần có gì và không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ, kỹ năng để tiến xa hơn trong nghề Tester.

IV. Những kỹ năng cần có để làm tốt việc làm tester

Để có thể hoàn thành công việc, các ứng viên vượt qua vòng tuyển dụng Tester thường phải có những yêu cầu sau:

- Hiểu được về sản phẩm cần được kiểm tra

- Lập kế hoạch chiến lược để thử nghiệm sản phẩm, thực hiện các thử nghiệm cần thiết và tìm ra các vấn đề tiềm ẩn

- Vượt qua vòng tuyển dụng tester, bạn cũng cần có khả năng phân tích ưu và nhược điểm của kế hoạch cụ thể, cũng như rủi ro liên quan trực tiếp đến từng thành phần và giao diện trong sản phẩm.

- Kiểm tra lại các code cần kiểm tra

- Làm việc với các tập lệnh và bao gồm cả công cụ tự động hóa

- Luôn cập nhật các khía cạnh kỹ thuật khác nhau thay đổi liên tục của cơ sở hạ tầng dự án (ví dụ như là: trình duyệt, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ...)

- Phân tích và trực tiếp, tỉ mỉ ghi nhận về các vấn đề và cung cấp phản hồi thích hợp.

VI. Top công ty nổi tiếng tuyển dụng tester

Yaskawa vietnam

- Công ty công nghệ và dịch vụ IMAP

VII. Hướng dẫn tìm việc làm và ứng tuyển tuyển dụng tester tại 123job.vn

- Bước 1: Truy cập website https://123job.vn/

- Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, gõ từ khóa  việc làm tuyển dụng tester, thành phố muốn làm việc (ví dụ: Việc Làm Tester Fresher Tại Đà Nẵng) và mức lương mong muốn nếu có.

- Bước 3: Tìm hiểu kỹ rồi click Lưu việc khi thấy công việc phù hợp.

- Bước 4: Chọn lọc vị trí ưng ý nhất trong danh sách việc làm đã lưu và click Ứng tuyển ngay.

- Bước 5: Tạo CV online đã thiết kế sẵn trên 123job.vn và điền đầy đủ các trường thông tin.

- Bước 6: Viết thư giới thiệu gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng.

- Bước 7: Click Nộp hồ sơ để hoàn tất ứng tuyển công việc.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để bạn có thể tích góp làm hành trang cho vòng tuyển dụng tester. Trở thành một tester là mơ ước của khá nhiều người, tuy nhiên để đạt được nó không phải điều đơn giản. Chúc bạn sớm thành công và trở thành một tester thực thụ! Đừng quên thường xuyên theo dõi top bài viết của 123job.vn để có thêm những kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho công việc nhé!