* Quản lý sản phẩm:
- Cung cấp, huấn luyện cho nhân viên những thông tin và xu hướng thời trang theo mùa.
- Đảm bảo sắp xếp hàng tồn kho ngăn nắp theo thứ tự (ref/size/color).
- Kiểm tra ranking list hàng ngày và hàng tuần
- Chịu trách nhiệm luân chuyển hàng hóa từ các kho phụ cũng như từ các cửa hàng khác về để đảm bảo có đủ hàng hóa, kích cỡ, màu sắc để bán và trưng bày.
- Chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho, sự quay vòng hàng hóa cũng như việc mất mát, trộm cắp tại các cửa hàng phụ trách.
- Thực hiện các phương cách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu nạn trộm cắp hàng hóa từ bên ngoài và cả nội bộ.
- Thực hiện và quản lý nhân viên cấp dưới làm đúng tất cả những quy định về trưng bày hàng hóa của bên hãng.
- Bảo đảm tất cả các sản phẩm trong khu vực bán hàng được trưng bày theo quy định và có đầy đủ những thứ cần thiết như bảng giá, xuất xứ, thiết bị báo động,…để sẵn sàng bán cho khách hàng.
- Báo cáo cho Quản lý chuỗi cửa hàng/ Quản lý nhãn hàng những món hàng bán chạy và không chạy.
- Bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt nhất, đặc biệt không được phép để hàng hóa (do vô tình hay cố ý) rơi xuống đất.
- Thực hiện các báo cáo khác về sản phẩm theo yêu cầu từ quản lý sản phẩm (PRoduct Manager) hoặc từ quản lý chuỗi cửa hàng (Operation Manager).
- Lên danh sách hàng, đồng phục cần mua và mua thêm.
* Quản lý hình ảnh nhãn hàng:
- Đảm bảo vệ sinh chung của cửa hàng luôn sạch sẽ từ quầy kệ, sàn nhà, trần nhà đến mặt tiền của cửa hàng …
- Chịu trách nhiệm nếu sau khi Quản lý chuỗi cửa hàng/ Quản lý nhãn hàng/ Ban giám đốc đi kiểm tra và đã nhắc nhở nhiều lần về việc hình ảnh nhãn hàng không đạt chuẩn.
- Kiểm tra và bổ sung các vật dụng cần thiết phục vụ bán hàng cho các cửa hàng
- Kiểm tra, theo dõi việc nhân viên trưng bày và thay windows hàng tuần theo hướng dẫn của hãng.
- Đảm bảo các cửa hàng luôn sạch sẽ, sắp xếp đúng tiêu chuẩn và trưng bày theo quy định trong suốt thời gian mở cửa. Không để máy laptop trên quầy cashier.
- Kiểm tra hàng ngày các furniture và fixture (đèn, máy móc, thiết bị, quầy kệ…) trong cửa hàng, nếu có bất kỳ thiết bị nào không đảm bảo chuẩn phải thông báo ngay cho các bộ phận liên quan để được thay thế hoặc sửa chữa.
- Báo cáo trực tiếp cho quản lý chuỗi cửa hàng/ Quản lý nhãn hàng
- Thường xuyên kiểm tra và yêu cầu bộ phận liên quan thực hiện việc defect trong thời hạn cho phép.
- Thường xuyên tiến hành việc thăm dò thị trường và báo cáo lại cho quản lý.
* Quản lý nhân viên:
* Nội bộ:
- Truyền đạt văn hóa Công ty đến tất cả nhân viên trong Cửa hàng
- Phối hợp với Phòng nhân sự trong việc tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cũng như những chương trình đào tạo & phát triển nhân viên.
- Tuân thủ cũng như giám sát việc chấp hành Nội qui lao động, các qui định, qui chế bán hàng của Công ty đề ra đối với đội ngũ nhân viên bán hàng
- Đối với các bộ phận, cá nhân không trực thuộc cửa hàng (bảo vệ, thâu ngân,…), báo cáo trực tiếp với quản lý các bộ phận này khi thái độ làm việc, hiệu quả công việc của họ không như yêu cầu
- Huấn luyện, phổ biến cho tất cả nhân viên về các sản phẩm mới, kỹ năng bán hàng hiệu quả, chỉ dẫn trưng bày sản phẩm, kỹ năng chăm sóc khách hàng… theo yêu cầu của hãng đặt ra.
- Đảm bảo kiểm soát việc thay thế nhân viên chính thức ở mức dưới 20%/ 1 năm.
- Bảo đảm tất cả nhân viên trong Cửa hàng phải có ý thức và thực hiện tốt việc phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn của Công ty
- Phổ biến rõ cho nhân viên bán hàng những chính sách và qui trình làm việc liên quan đến hoạt động tại cửa hàng.
- Động viên, khích lệ, xây dựng môi trường và tinh thần làm việc tập thể đoàn kết giữa tất cả các thành viên của nhãn hàng.
- Kiểm tra bảng chấm công hàng tuần, hàng tháng, trước khi gởi cho cấp trên- Theo dõi doanh thu cá nhân, có xác nhận của từng nhân viên trong cửa hàng để làm cơ sở tính thưởng và phụ cấp
- Kiểm tra, phê duyệt lịch làm việc của nhân viên hàng tuần, trước khi gởi cho cấp trên
- Quản lý nhân viên cấp dưới, đảm báo các nhân viên từ các bộ phận mình quản lý làm đúng quy định của công ty, nhãn hàng, tòa nhà và mô tả công việc- Phối hợp chặt chẽ với Quản lý chuỗi cửa hàng/ Quản lý nhãn hàng trong việc xây dựng và quản lý một đội ngũ nhân viên tốt.
- Hướng dẫn và giải thích cho nhân viên hiểu tầm quan trọng của dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Phát triển nhân viên tiềm năng bằng việc hỗ trợ, trực tiếp huấn luyện nhân viên các kỹ năng của người quản lý, giám sát, báo cáo bán hàng và các quy định của công ty …
- Phân công công việc cho các bộ phận và nhân viên cấp dưới theo ngày, tuần
* Bên ngoài:
- Luôn đảm bảo dịch vụ khách hàng tại hệ thống cửa hàng có chất lượng tốt nhất.
- Lập dữ liêu khách hàng và phát triển khách hàng thân thiết
- Đảm bảo giải quyết ngay những phản hồi, than phiền của khách hàng
- Thực hiện các hoạt động marketing trực tiếp chẳng hạn như điện thoại và chủ động mời khách đến cửa hàng tham quan, mua sắm…
* Quản lý hình ảnh nhãn hàng:
- Đảm bảo vệ sinh chung của cửa hàng luôn sạch sẽ từ quầy kệ, sàn nhà, trần nhà đến mặt tiền của cửa hàng …
- Thường xuyên tiến hành việc thăm dò thị trường và báo cáo lại cho quản lý.
- Kiểm tra và bổ sung các vật dụng cần thiết phục vụ bán hàng cho các cửa hàng
- Thường xuyên kiểm tra và yêu cầu bộ phận liên quan thực hiện việc defect trong thời hạn cho phép.
- Kiểm tra hàng ngày các furniture và fixture (đèn, máy móc, thiết bị, quầy kệ…) trong cửa hàng, nếu có bất kỳ thiết bị nào không đảm bảo chuẩn phải thông báo ngay cho các bộ phận liên quan để được thay thế hoặc sửa chữa.
- Kiểm tra, theo dõi việc nhân viên trưng bày và thay windows hàng tuần theo hướng dẫn của hãng.
- Đảm bảo các cửa hàng luôn sạch sẽ, sắp xếp đúng tiêu chuẩn và trưng bày theo quy định trong suốt thời gian mở cửa. Không để máy laptop trên quầy cashier.
- Chịu trách nhiệm nếu sau khi Quản lý chuỗi cửa hàng/ Quản lý nhãn hàng/ Ban giám đốc đi kiểm tra và đã nhắc nhở nhiều lần về việc hình ảnh nhãn hàng không đạt chuẩn.
- Báo cáo trực tiếp cho quản lý chuỗi cửa hàng/ Quản lý nhãn hàng
* Thực hiện những công việc khác được giao từ cấp trên.