Lập các tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn, các loại thuế đi kèm trong trường hợp doanh nghiệp cần nộp báo cáo theo tháng
Quản lý, theo dõi công nợ của bên thứ ba như nhà cung cấp, khách hàng
Tính giá trị của các hàng hóa tồn kho, giá vốn hàng hóa bán, khấu hao tài sản cố định,
Thu thập, xử lý và lưu trữ các số liệu, dữ liệu trên các chứng từ kế toán phát sinh
Xem xét các đơn đặt hàng trước khi xử lý để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các chính sách của công ty
Kiểm tra, rà soát lại các hóa đơn, chứng từ được cập nhật trên sổ kế toán, từ đó lập tờ khai giá trị gia tăng theo quý, tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, hóa đơn trước khi đưa vào sổ sách kế toán
Lập phiếu thu- chi, phiếu xuất hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng,... tại các thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tránh tình trạng chậm trễ gây thiếu sót trong quá trình khớp quỹ, kiểm kê hàng hóa tồn kho mỗi ngày
Kê khai các hóa đơn đầu ra phát sinh trong tháng đó
Tạo bảng tính lương, thời gian tăng ca, các khoản bảo hiểm, tiền thưởng, phụ cấp cần trả cho người lao động
Lập báo cáo tài chính theo quý, báo cáo quản trị theo yêu cầu của cấp trên.
Kê khai, nộp thuế môn bài đầu năm cho cơ quan thuế. Thông thường, thời hạn kê khai và nộp thuế vào ngày 31/1, nếu doanh nghiệp mới thành lập thì thời hạn là trong vòng 30 ngày từ khi được cấp giấy phép kinh doanh
Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân (vào tháng 12 hoặc quý 4), tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp vào quý 4 trong năm trước liền kề
Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước liền kề, thời hạn nộp trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
Lập báo cáo tài chính của năm, trong đó bao gồm báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối số phát sinh tài khoản
Kiểm kê, đối soát chứng từ, hóa đơn, hạch toán tất cả các hóa đơn giá trị gia tăng còn sót, tránh tình trạng để qua năm mới hạch toán, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
Ngoài những công việc theo từng giai đoạn như trên, một kế toán tổng hợp còn phải linh hoạt phối hợp công việc từ kế toán trưởng và các kế toán viên khác, một số nhiệm vụ bao gồm:
Tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ đối ngoại như Cục thuế, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng,…
Tiến hành điều chỉnh các nghiệp vụ nộp phạt thuế doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan thuế
Chuẩn bị ngân sách và dự báo nhu cầu dòng tiền trong tương lai thông qua các số liệu bán hàng dự kiến
Đối chiếu với sổ quỹ, quỹ tồn thực tế, tiến hành kiểm kê kho hàng, tài sản, đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp, đồng thời đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.
Đề xuất các phương hướng xử lý công việc liên quan đến kế toán, tài chính còn mắc phải nhiều vấn đề, sai sót của doanh nghiệp
Xem xét các đơn đặt hàng trước khi xử lý nhằm đảm bảo rằng chúng tuân thủ các chính sách của doanh nghiệp
Xem xét dữ liệu tài chính để xác định xu hướng, cơ hội và rủi ro nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.
Quản lý, kiểm kê các hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán trong thời hạn được quy định
Phân tích số liệu trên báo cáo tài chính, tham gia vào quá trình giải trình, quyết toán thuế tại doanh nghiệp