Xây dựng quy trình sản xuất
Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng nguyên liệu – vật tư, sản phẩm...
Phổ biến, hướng dẫn các nội dung trong quy trình để nhân viên cấp dưới, công nhân được biết để thực hiện.
Lập kế hoạch
sản xuất
Căn cứ kế hoạch tổng thể được giao, quản đốc tiến hành lập kế hoạch sản xuất chi tiết hàng ngày/ tuần/ tháng, đảm bảo phải đáp ứng được những yêu cầu về định mức, tiến độ, chất lượng;
Thiết lập chiến lược và kế hoạch sản xuất trong tổng thể kế hoạch của công ty được phòng Kế hoạch – kỹ thuật chuyển giao xuống;
Thông báo và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất để công nhân được biết.
Căn cứ tình hình sản xuất thực tế, phối hợp phòng nhân sự tuyển dụng thêm lao động nếu cần thiết;
Triển khai
kế hoạch SX
Thực thi, kiểm soát và đánh giá các kế hoạch đã đưa ra;
Chịu trách nhiệm với cấp trên về tình hình, tiến độ, định mức sản xuất.
Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết các trường hợp sản phẩm kém chất lượng (phối hợp với bộ phận QC/ bộ phận phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng)
Cân đối năng lực sản xuất giữa các tổ trong phạm vi xưởng mình quản lý; chủ động đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả sản xuất;
Tổ chức phân công công việc hàng ngày cho công nhân trong ca sản xuất; Kiểm soát và đánh giá hiệu suất lao động của từng công nhân, kịp thời có phương án khắc phục nếu có phát sinh vấn đề;
Chỉ đạo và theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm từ lúc nhận nguyên liệu cho đến khi pha chế, đóng gói và xuất xưởng thành phẩm.
Hướng dẫn, đôn đốc công nhân làm việc đảm bảo theo đúng quy trình công nghệ, đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng;
Quản lý sản xuất và kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí và giảm lãng phí trong sản xuất (Nguyên liệu, vật tư; nhân sự và các chi phí khác)
Thiết lập, vận hành hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.
Xây dựng và kiểm soát quy trình sản xuất, quản lý trên phân xưởng sản xuất;
Sử dụng các các công cụ hỗ trợ trong việc tối ưu giá thành sản xuất;
Hiểu rõ các hệ thống quản lý chất lượng ứng đối với các loại hình sản xuất;
Quản lý vật tư, máy móc, bán thành phẩm, thành phẩm
Đảm bảo nguyên liệu – vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm được sắp xếp đúng nơi quy định, theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh bị hư hỏng.
Chịu trách nhiệm phối hợp với Phòng HC- NS, Bộ phận cơ điện triển khai quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị, nguyên liệu, hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm... thuộc xưởng sản xuất do mình phụ trách;
Đề xuất việc mua các thiết bị mới thay thế cho các máy móc, thiết bị không còn sử dụng được;
Trực tiếp hoặc điều phối việc kiểm tra tình hình sử dụng, hoạt động của các máy móc, thiết bị và kịp thời phát hiện những hư hỏng, báo cho bộ phận liên quan xử lý để không làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ sản xuất;
Các công việc khác
Tiếp thu những ý kiến đóng góp, phản hồi của công nhân và trình lên cấp trên xem xét;
Xây dựng và duy trì môi trường làm việc vệ sinh, an toàn và phòng chống cháy nổ tại xưởng sản xuất;
Phổ biến cụ thể những chính sách, quy định mới của công ty cho công nhân được biết;
Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp của công nhân trong xưởng;