- Lập kế hoạch, triển khai thực hiện và quản lý hoạt động nhập kho, lưu kho, xuất kho/giao hàng hiệu quả nhằm đáp ứng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Hậu Giang.
- Tổ chức quản lý hiệu quả các hoạt động nhập kho, lưu kho, xuất kho hàng ngày đối với phụ phẩm, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm tại các kho của nhà máy Hậu Giang trên toàn quốc thông qua:
+ Thỏa mãn khách hàng: Cung cấp đầy đủ hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng nội bộ và bên ngoài thông qua việc lập và thực hiện kế hoạch nhập kho, xuất kho/giao hàng hàng tuần. Liên hệ với các bộ phận chức năng, nhà cung cấp, khách hàng để điều phối việc xuất nhập hàng hóa, xử lý sự cố (nếu có).
+ Đo lường và cải tiến hiệu quả công việc: Thiết lập KPIs nhằm đo lường hiệu quả hoạt động, năng suất của bộ phận Kho và thực hiện các hoạt động nhằm cải tiến kết quả hoạt động.
+ Giám sát nhân sự: Thực hiện tuyển dụng, đào tạo và giám sát nhân viên tại bộ phận Kho nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả
+ Quản lý tồn kho: Đảm bảo độ chính xác giữa số liệu tồn kho thực tế và số liệu tồn kho trên hệ thống, thực hiện đánh giá định kỳ
+ Quản lý giảm thiểu hao hụt, thất thoát phát sinh trong quá trình lưu kho
+ Bảo dưỡng máy móc thiết bị: Thực hiện giám sát kế hoạch bảo trì và sửa chữa máy móc, thiết bị tại bộ phận (xe forklift, xe nâng tay, …) nhằm đảm bảo máy mó, thiết bị luôn ở trong tình trạng vận hành tốt.
- Tổ chức xây dựng và kiểm soát chi phí hoạt động của bộ phận Kho môt cách hiệu quả thông qua:
+ Quản lý ngân sách: Xây dựng và quản lý ngân sách hoạt động của bộ phận Kho (chi phí nhân công, chi phí thiết bị máy móc, chi phí bảo trì, chi phí thuê ngoài, …)
+ Cải tiến quy trình hoạt động: Nhận diên cơ hội để tối ưu hóa quy trình hoạt động, thực hiện cải tiến liên tục để hợp lý hóa quy trình hoạt động và cắt giảm chi phí.
+ Tối ưu diện tích sử dụng: Sử dụng diện tích một cách hiệu quả bằng cách thiết kế sơ đồ kho, hệ thống lưu trữ và sử dụng các kỹ thuật quản lý tồn kho hợp lý.
- Nhận diện và quản lý rủi ro liên quan tới các hoạt động của bộ phận Kho thông qua:
+ Phối hợp với phòng Kiễm Soát Tài chính, các bộ phận chức năng của Công ty tổ chức thực hiện kiểm kê theo định kỳ/ đột xuất nhằm phát hiện ra những sai lệch (nếu có), giải trình nguyên nhân chênh lệch, đề xuất biện pháp khắc phục, cải tiến.
+ Kiểm soát chất lượng hàng hóa: Thực hiện kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo các hoạt động nhập kho, xuất kho/giao hàng chính xác về chủng loại, số lượng và khối lượng.
+ Quản lý rủi ro: Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các hoạt động của bộ phận Kho (gian lận, an ninh, môi trường, PCCC, …) và đề xuất thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Đảm bảo tuân thủ thông qua:
+ Thực hiện tuân thủ các quy định về an toàn nghề nghiệp, môi trường, PCCC. Thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm nhận diện cơ hội cải tiến giúp giảm thiểu các tại nạn về an toàn, sự cố mội trường và rủi ro về PCCC
+ Thực hiện tuân thủ các quy trình, chính sách, hướng dẫn công việc của Công ty