IMC đang dần trở thành một yếu tố cốt lõi tạo nên thành công cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị của các doanh nghiệp. Vậy IMC là gì? IMC có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

IMC là gì đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. IMC là gì giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng nhận thức về sản phẩm, nhãn hiệu và duy trì niềm tin của khách hàng với nhãn hiệu. Trong bài viết dưới đây 123job sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin về IMC là gì, lợi ích của IMC là gì, khó khăn của IMC là gì, các bước lập kế hoạch truyền thông và ví dụ về chiến lược IMC của Adidas. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về IMC là gì nhé!

I. IMC là gì?

Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về IMC là gì? IMC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Integrated Marketing Communication hay còn được gọi là truyền thông tiếp thị tích hợp. Theo Armstrong & Kotler 2005 thì IMC marketing là những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm chuyển tải một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục một số tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó.

Có 5 công cụ chính trong IMC Marketing bao gồm: Advertising (Quảng cáo), Public Relations (PR), Sale/ Promotion (Khuyến mãi), Direct Marketing (Tiếp thị trực tiếp) và Personal Selling (Bán hàng cá nhân).

IMC là gì?

IMC là gì?

II. Lợi ích của IMC là gì?

1. Hiệu quả và tiết kiệm chi phí

IMC là gì giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Truyền thông tiếp thị tích hợp giúp giảm chi phí bằng cách phát triển các vật liệu sử dụng được trong nhiều lần. Tất cả các video, hình ảnh, bản sao và hơn thế nữa đều có thể được chuyển qua từ phương tiện này sang phương tiện khác. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo được tính nhất quán và giúp bạn không phải thuê nhà thiết kế riêng cho rất nhiều công việc. Chính vì điều này mà hiện nay IMC được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và áp dụng.

Ngoài ra, các thông điệp thống nhất thường sẽ có hiệu quả hơn trong việc tăng lợi tức đầu tư so với vô số các quảng cáo khác nhau. Tạo một chiến dịch tiếp thị tích hợp cũng giống việc như lập kế hoạch cho một bữa tiệc sinh nhật theo chủ đề. Đầu tiên bạn cần đưa ra ý tưởng ban đầu, sau đó suy nghĩ về nhiều cách khác nhau, lập kế hoạch truyền thông để có thể thực hiện nó.

2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Mục tiêu của IMC là gì đều hướng tới khách hàng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu. Nếu bạn đang cố gắng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình và cải thiện danh tiếng của công ty thì các chiến dịch này là một sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn không nên bỏ lỡ.

Lợi ích của IMC

Lợi ích của IMC

III. Khó khăn của IMC là gì?

Bên cạnh những lợi ích to lớn thì việc áp dụng IMC cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Vậy khó khăn của IMC là gì? Dưới đây là một số khó khăn của IMC mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. Bất đồng giữa các bộ phận

Để thực hiện thành công các chiến dịch của IMC là gì thì yêu cầu các nhóm trong doanh nghiệp phải cùng nhau thỏa thuận, bắt tay làm việc chung và đồng thời chia sẻ các tài nguyên để có thể thực hiện được điều đó. Thực tế thì để thực hiện một chiến lược truyền thông tiếp thị tích hợp không phải là điều quá đơn giản mà nó đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Dẫu biết rằng nếu tất cả các bộ phận khác trong công ty cùng nhau tham gia một chiến dịch IMC sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, bất đồng về quan điểm. Nhưng để có được thành công thì đòi hỏi doanh nghiệp phải khắc phục được khó khăn này, xây dựng một tinh thần làm việc nhóm là một điều vô cùng quan trọng cần phải làm khi thực hiện chiến dịch IMC.

2. Hạn chế về ý tưởng

Khi bắt đầu thực hiện chiến dịch IMC thì tất cả các ý tưởng khác từ team creative đều sẽ bị trì hoãn. Tại sao lại như vậy? Quan điểm của IMC là trình bày những thông điệp gắn kết để khách hàng hiểu rõ hơn góc độ của thương hiệu. Vì lý do này mà bất kỳ ý tưởng nào của team creative tạm thời sẽ phải ở lại phía sau. Ngay cả khi nó là một ý tưởng sáng tạo, có khả năng cạnh tranh cao và tạo sự chú ý, thu hút khách hàng.

Hãy nhớ rằng, tất cả các phòng ban ở trên boong tàu đều sẽ phục vụ cùng một mục đích. Trong một số trường hợp thì điều này có thể làm cho team creative cảm thấy bị ngột ngạt hoặc mất hứng. Nhưng khi chọn thực hiện IMC thì doanh nghiệp hãy chú ý đến điều này và cố gắng khắc phục tốt những điểm hạn chế đó.

Khó khăn của IMC

Khó khăn của IMC

IV. Quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp (IMC)

1. Bước 1: Xác định mục tiêu

Nếu bạn đang cảm thấy mông lung chưa biết nên bắt đầu việc lập kế hoạch truyền thông từ đâu thì mô hình SMART sẽ là một gợi ý hữu hiệu dành cho bạn trong trường hợp này. Cụ thể thì mô hình SMART gồm có 5 nguyên tắc:

  • S- Specific: Cụ thể, dễ hiểu
  • M - Measurable: Đo lường được
  • A – Actionable: Tính khả thi
  • R – Relevant: Tính liên quan
  • T – Time - Bound: Thời hạn để hoàn thành mục tiêu.

Các nguyên tắc trong mô hình Smart sẽ giúp cho marketer có cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch cũng như hoạt động truyền thông của mình.

2. Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu chính

Bước thứ 2 trong quy trình lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là xác định đối tượng mục tiêu chính. Việc xác định được đối tượng mục tiêu chính có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu, tiết kiệm chi phí và đưa ra những kế hoạch truyền thông phù hợp để “chinh phục” được khách hàng. Để xác định được đối tượng mục tiêu chính thì bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc cơ bản trong Marketing như:

Dựa trên nghiên cứu, lý thuyết thì có những nguyên tắc như:

  • Tiến hành các thống kê, nghiên cứu từ những số liệu thu thập được trên 1 phạm vi khách hàng nhất định.
  • Nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực để từ đó nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn nhắm đến.

Dựa trên yếu tố thực tiễn thì có những nguyên tắc như:

  • Nghiên cứu thị trường thực tế;
  • Quan sát thực tế;
  • Trải nghiệm thử cuộc sống của người tiêu dùng;
  • Khảo sát thói quen và hành vi khách hàng;
  • Nghiên cứu về nhu cầu, mong muốn, tâm lý khách hàng.

3. Bước 3: Consumer Insight

Customer Insight có nghĩa là những suy nghĩ, mong muốn ẩn giấu sâu ở bên trong, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và quyết định mua hàng của khách hàng. Customer Insight có vai trò rất quan trọng, là yếu tố cốt lõi của các chiến dịch marketing và khi nhắm đúng vào đó tức là bạn đã giải quyết được bài toán về những nhu cầu ẩn dấu của người tiêu dùng.

Hành vi và tâm lý khách hàng có sự thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó việc xác định được insight khách hàng đòi hỏi các Marketer phải có một kiến thức nền tảng vững chắc và một khả năng “cảm thụ” mạnh mẽ.

Quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing

Quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing

4. Bước 4: Big Idea

Big Idea là những ý tưởng chủ đạo ngắn gọn, súc tích có liên quan đến khách hàng và có khả năng tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm/dịch vụ và khách hàng tiềm năng. Nếu insight khách hàng là những bài toán chưa được giải quyết của người tiêu dùng, thì Big Idea là lời giải cho bài toán trên. Big idea không phải là những gì quá lớn lao. Một big Idea thành công thì bên cạnh việc tạo được ấn tượng với khách hàng thì còn đòi hỏi luôn phải có sự kết nối với insight và phải bắt nguồn từ Insight.

Để xác định được một Big idea tốt thì cần phải thỏa mãn được 3 yếu tố là chuyên sâu, bền bỉ và khả thi. Một số cách để tạo ra một “big idea” bùng nổ bao gồm:

  • Ý tưởng bắt nguồn từ đối thủ cạnh tranh;
  • Big Idea xây dựng từ ý kiến của khách hàng;
  • Tạo ra Big idea từ các tờ báo, tạp chí nổi tiếng.

5. Bước 5: Kế hoạch thực hiện

Để hiện thực hóa những ý tưởng đến gần hơn với khách hàng thì bạn cần phải phát triển nó thành một bản kế hoạch truyền thông chi tiết và cụ thể hơn. Trong quá trình lập kế hoạch truyền thông thì bạn cần trả lời được một số câu hỏi sau:

  • Thời gian, chi phí, ngân sách cụ thể dành cho từng giai đoạn là bao nhiêu?
  • Các hoạt động chính và các hoạt động truyền thông chủ đạo là gì?
  • Đâu là những hoạt động hỗ trợ cho từng giai đoạn?

Nếu bạn trả lời được đầy đủ các câu hỏi trên thì chắc chắn một điều rằng kế hoạch truyền thông của bạn sẽ rất thành công!

6. Bước 6: Đánh giá hiệu quả truyền thông

Bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch truyền thông IMC là đánh giá hiệu quả truyền thông. Nếu bạn thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí và gia tăng hiệu quả truyền thông. Các nội dung đánh giá hiệu quả truyền thông bao gồm:

  • Mức độ nhận biết thương hiệu;
  • Mức độ nhận biết về chiến dịch truyền thông;
  • Mức độ nhớ và hiểu biết về thông điệp trong truyền thông;
  • Sự tác động của chiến dịch truyền thông về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu;
  • Sự tác động của chiến dịch truyền thông tới hành vi mua hàng của khách hàng;
  • Phản hồi và những đóng góp ý kiến từ khách hàng.

V. Case Study xây dựng thương hiệu Adidas với chiến lược IMC là gì?

Như vậy ở các phần trên, 123job đã chia sẻ tới bạn đọc các thông tin về IMC là gì, IMC Plan là gì, lợi ích và khó khăn của IMC là gì đồng thời là 6 bước lập kế hoạch IMC marketing. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về IMC là gì thì dưới đây 123job sẽ giới thiệu tới bạn đọc một ví dụ điển hình về IMC là gì. Đó là chiến lược IMC của Adidas. Cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu thêm về IMC là gì nhé!

Tập đoàn Adidas là công ty chuyên sản xuất đồ thể thao lớn thứ hai trên thế giới. Họ là một trong những nhà lãnh đạo điển hình trong việc đổi mới công nghệ mới để giúp mọi người hoạt động ở mức cao nhất và thành công. Tập đoàn Adidas có rất nhiều thương hiệu khác nhau dưới sự bảo trợ của họ như Reebok, Taylor Made, CCM... Kể từ năm 1949, Adidas là thương hiệu đã dẫn đầu trong ngành công nghiệp quần áo thể thao.

Case Study xây dựng thương hiệu Adidas với chiến lược IMC

Case Study xây dựng thương hiệu Adidas với chiến lược IMC

1. Bối cảnh chiến dịch IMC là gì?

Mặc dù Adidas là thương hiệu thể thao lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Nike nhưng Adidas vẫn khá “chật vật” và gặp phải không ít khó khăn tại thị trường Mỹ. Vào năm 2015, họ đã tụt lại sau Under Armour trong doanh số bán lẻ của ngành may mặc thể thao và giày dép ở Mỹ. Trong khi Mỹ chiếm tới 40% thị phần giày trên toàn thế giới và dẫn đầu trong xu hướng giầy thể thao trên toàn thế giới.

Ngành công nghiệp may mặc thể thao thông thường chỉ thường bán những sản phẩm đẹp, mát mẻ nhưng Adidas đã không được sản xuất những gì mà người tiêu dùng muốn. Nhưng sau đó Adidas đã có những bước tiến trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh để bù đắp cho sự mất mát này. Và để giữ chân khách hàng cũ, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới, Adidas đã quyết định áp dụng chiến lược marketing tích hợp - IMC là gì.

2. Đối tượng chiến dịch IMC là gì?

Nhân viên trong công ty: Đây là đối tượng quan trọng nhất mà một công ty có thể có. Để giúp chiến dịch IMC là gì thành công thì đòi hỏi tất cả nhân viên trong công ty phải cùng nhau tham gia. Các nhân viên công ty là những người sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng và giúp thiết kế, tiếp thị sản phẩm. Họ phải tin tưởng vào hình ảnh mà công ty đang cố gắng khắc họa để chiến dịch IMC là gì đạt hiệu quả cao.

Tập đoàn Adidas có rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy khi thực hiện chiến dịch IMC là gì, Adidas đã chia nhỏ từng đối tượng khách hàng vào các nhóm riêng để có thể nắm bắt tâm lý khách hàng một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là một số nhóm đối tượng khách hàng mà Adidas đã chia ra:

  • Khách hàng trung thành: Đây là những khách hàng yêu thích các sản phẩm và gắn bó với thương hiệu Adidas. Đây là nhóm khách hàng quan trọng nhất do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm và đánh giá cao, cũng như công nhận họ.
  • Khách hàng cũ: Đây là những khách hàng trước đây đã từng mua các sản phẩm của Adidas nhưng đã chuyển sang các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh. Đây là nhóm đối tượng khách hàng mà Adidas cần cố gắng giành lại.
  • Khách hàng tiềm năng: Đây là những khách hàng mới mà Adidas hy vọng sẽ thu hút được song song với những khách hàng cũ đã từ bỏ công ty. Đây là những khách hàng chưa bao giờ mua sản phẩm cũng như ủng hộ thương hiệu Adidas. Tuy nhiên nếu có một chiến lược IMC marketing phù hợp thì Adidas cũng sẽ có được nhóm đối tượng khách hàng này.  
  • Các cổ đông: Cổ đông chính là người góp vốn vào công ty và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty. Các cổ đông Adidas cũng cảm thấy họ cần được thông báo và tham gia vào chiến dịch IMC là gì. Mặc dù doanh số bán hàng đã giảm ở Mỹ tuy nhiên cổ phiếu của Adidas vẫn tăng. Với chiến dịch mới là IMC Marketing để tăng doanh thu ở Mỹ thì nó đã mang lại cho Adidas nhiều lợi thế hơn cho các nhà đầu tư muốn có vốn chủ sở hữu trong công ty.
  • Chính phủ: Adidas là một công ty thuộc sở hữu công khai, có nghĩa là chính phủ sẽ đóng một vai trò riêng biệt trong các quy định của công ty. Chính phủ cũng phải làm việc với Adidas vì nó là một trong những công ty lớn nhất và có giá trị nhất ở trên thế giới. Bằng cách tạo ra doanh thu thông qua một chiến lược kinh doanh mới thì chính phủ sẽ hỗ trợ những nỗ lực của họ.

Đối tượng chiến dịch IMC của Adidas

Đối tượng chiến dịch IMC của Adidas

    3. Thông điệp chiến dịch IMC là gì?

    Chiến lược mới của tập đoàn Adidas là “Tạo ra cái mới” và mang tới sự khác biệt cho khách hàng vì họ tin rằng họ có sức mạnh thay đổi cuộc sống của người tiêu dùng thông qua thể thao. Mọi thứ họ cố gắng làm đều bắt nguồn từ thể thao và phong cách. Khi xu hướng sức khỏe và thể dục bắt đầu đạt đến đỉnh cao thì thể thao đang trở thành một cách sống và được nhiều người quan tâm. Thể thao đang bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.

    4. Mục tiêu và kế hoạch của IMC là gì?

    Mục tiêu của IMC là gì?

    • Chiến dịch giúp tăng 25% nhận thức về chiến lược kinh doanh mới.

    • Tăng 35% sự công nhận trong số các đối tượng truyền thông IMC Marketing của chiến dịch về giá trị mới và cải tiến về chất lượng của các sản phẩm Adidas ở Mỹ so với đối thủ cạnh tranh.

    • Gia tăng 40% trong nhận thức thương hiệu Adidas trong tất cả các công chúng chủ chốt.

    • Tăng thị phần lên 40% trong ngành thể thao bằng cách thu hút khách hàng mới và giành lại khách hàng trước đó.

    • Tăng doanh thu bán hàng lên 25% bằng cách quảng bá những sản phẩm chất lượng với mức giá cả phải chăng và các sản phẩm sáng tạo mà Adidas cung cấp.

    Kế hoạch của IMC là gì?

    • Với nhóm nhân viên trong công ty thì Adidas sẽ sử dụng bản tin, cuộc họp, Marketing trực tiếp với mục tiêu chính là tạo ra các chương trình đào tạo tốt hơn.

    • Với nhóm khách hàng thì Adidas sẽ tập trung vào phương tiện truyền thông bao gồm tờ rơi, TVC, truyền thông, email, tài trợ... Mục tiêu chính là để gửi những thông điệp về sản phẩm tới gần hơn với khách hàng.

    • Với các cổ đông thì Adidas sẽ thông qua quan hệ nhà đầu tư truyền thông để tăng trưởng bằng cách thể hiện tất cả những ý tưởng mới và kế hoạch truyền thông với cổ đông để được triển khai cho công ty.

    • Với chính quyền thì Adidas mang đến lợi ích mở rộng toàn cầu an ninh quốc gia và nhập khẩu một cách an toàn, thông qua Cơ quan Quốc hội.

    5. Các công cụ IMC được triển khai

    Các công cụ IMC được Adidas triển khai bao gồm:

    • Bản tin và Email

    • Báo cáo hàng năm

    • Content Marketing

    • Sản phẩm mới 

    • Quảng cáo

    • Sự kiện đặc biệt

    • Truyền thông xã hội (Social Media)

    • Nghiên cứu đánh giá.

    VI. Kết luận

    Trên đây là toàn bộ thông tin về IMC là gì, IMC plan là gì, lợi ích và khó khăn của IMC, quy trình lập kế hoạch truyền thông IMC Marketing mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết cùng với một ví dụ về chiến dịch IMC marketing của Adidas giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về IMC là gì. 123job chúc bạn áp dụng áp dụng thành công chiến lược truyền thông IMC!