Khi tham gia các cuộc phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng, sự thành công chắc chắn sẽ đến với các ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ tự tin khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách trôi chảy và xuất sắc.

Khi các cuộc phỏng vấn diễn ra, mọi ứng viên đều thường rơi vào tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà mọi nhà tuyển dụng đưa ra có thể khác nhau về mặt hình thức, nhưng nhìn chung đều thể hiện một nội dung cơ bản là phỏng vấn xin việc.

Còn khi bạn đã tham gia phỏng vấn tuyển dụng, thì các yếu tố về sự tự tin, khả năng ăn nói lưu loát, và kỹ thuật đàm phán có vai trò giúp bạn đưa ra những câu trả lời câu hỏi phỏng vấn phù hợp. Do vậy, trước mỗi buổi phỏng vấn xin việc bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh tâm lý lo lắng, hồi hộp.

Dưới đây 123job sẽ chia sẻ những bí quyết vượt qua các câu hỏi phỏng vấn xin việc giúp bạn có những kỹ năng cần thiết để tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn xin việc làm và nhanh chóng trở thành ứng viên số một của các nhà tuyển dụng.

I. Bí quyết vượt qua các câu hỏi phỏng vấn xin việc 

 Bí quyết vượt qua các câu hỏi phỏng vấn xin việc 

Bí quyết vượt qua các câu hỏi phỏng vấn xin việc 

1. Trau dồi kiến thức

Bạn đã bắt đầu cho quá trình nghiên cứu với bộ hồ sơ tốt, và đó là lúc để bắt đầu đặt cược: Tìm hiểu thêm về các chức năng nhiệm vụ, thành tựu và các sự kiện quan trọng của công ty.

Bạn cũng cần nắm được các thông tin từ các kênh truyền thông xã hội về tìm hiểu thông tin trong ngành nghề, về sự cạnh tranh và người sẽ đặt các câu hỏi phỏng vấn bạn. Bạn càng có nhiều kiến thức, bạn càng cảm thấy tự tin trước những câu hỏi phỏng vấn.

2. Trang phục chỉnh chu

Quần áo trang phục bạn lựa chọn mặc khi đi phỏng vấn phải thật chuyên nghiệp, hãy làm cho mình thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin trước các câu hỏi phỏng vấn.Tìm hiểu thêm về văn hóa của công ty và cách mà mọi người ăn mặc trước khi ra quyết định mặc gì.

Và hãy luôn nhớ rằng nếu bạn chưa bao giờ mặc vest và muốn mặc nó tới dự phỏng vấn, hãy thử luyện tập trước. Đừng quên đánh bóng đôi giày của bạn và đảm bảo rằng sẽ không có vết rộp nào trên đôi giày khi bạn ra khỏi nhà.

3. Chuẩn bị kỹ các câu hỏi phỏng vấn khởi động

Có thể nói rằng bạn chắc chắn sẽ phải gặp các câu hỏi phỏng vấn về bản thân, lý do mà nhà tuyển dụng nên chọn bạn và các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy luyện tập trước các câu trả lời phỏng vấn nhưng đừng cố gắng học thuộc. Đừng chỉ vì ghi nhớ những thông tin có trong CV của bạn và đọc hết nó ra khi được hỏi các câu hỏi phỏng vấn về bản thân.

Sẽ là thật thông minh nếu bạn chỉ nói sơ về những thông tin đó vì người phỏng vấn đã có bản thông tin CV trước mặt rồi, bạn chỉ nên nhắc tới những sự kiện hay điểm chính và đảm bảo rằng bạn luôn thêm những điều thú vị về các thông tin đã nêu trong bản CV của bạn.

4. Nghiên cứu trả lời các câu hỏi phỏng vấn khó

Sao bạn không nói cho chúng tôi biết về những điểm yếu của bạn? Đây là cách mà bạn sẽ có thể ghi điểm với các câu hỏi phỏng vấn khó như vậy: Chọn một điểm yếu của bản thân và trả lời khéo léo biến nó trở thành một điểm mạnh có liên quan đến công việc.

Ví dụ: “Tôi là một người có hơi thiếu kiên nhẫn, đó là vì tôi muốn hoàn thành mọi công việc đúng hạn và điều đó không làm ảnh hưởng tới các công việc của cả nhóm.” Điều quan trọng là bạn phải trung thực và tuyệt đối đừng bao giờ trả lời rằng: “Tôi không có bất kỳ điểm yếu nào cả”.

5. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn

Hãy tưởng tượng rằng bạn là một dụng cụ làm ở trong bếp, vậy bạn sẽ chọn là loại dụng cụ nào và tại sao? Các câu hỏi phỏng vấn như vậy không thường xuyên được nhà tuyển dụng hỏi, nhưng nếu gặp, hãy cố gắng tỏ ra thoải mái và tự tin trả lời. Đó là các câu hỏi phỏng vấn để kiểm tra độ tư duy phản biện cũng như khả năng tự vận động trong suy nghĩ của bạn.

Hãy nhấn mạnh cá tính của mình khi trả lời và khiến câu trả lời đó của bạn trở nên thật vui vẻ và thú vị. Và cho câu hỏi trên, bạn có thể cân nhắc trả lời: Tôi sẽ là dụng cụ mở hộp.Thậm chí nó không phải là loại dụng cụ quá quan trọng đầu tiên trong nhà bếp, nhưng nó thật sự là một dụng cụ rất cần thiết cho mỗi bữa ăn.

6. Thái độ thành thật khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Nếu bạn không nghĩ ra câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn và cảm thấy hoảng sợ thì hãy hít một hơi thật sâu và hỏi một cách lại một cách tự tin và bình tĩnh rằng bạn có thể trả lời câu hỏi đó sau được không. Tránh nói quá lan man và đừng để lộ ra sự lo lắng của mình.

Sẽ tốt hơn nếu bạn lấy tự tin bằng một vài câu hỏi khác và sau đó mới quay trở lại với những câu hỏi khó. Mặc dù vậy cũng phải cảnh báo rằng: Đừng nên phụ thuộc quá nhiều vào những mẹo này và chỉ yêu cầu sự trì hoãn khi thực sự cần thiết.

7. Tuyệt đối tránh các điều sau

Đừng đến muộn và tỏ ra sự thô lỗ hay nói xấu ông chủ cũ của bạn. Nói dối, chia sẻ quá nhiều, hoặc đùa cợt không đúng lúc là những cách “tuyệt vời” khác để nhằm tạo ấn tượng xấu. Ngoài ra, nếu bạn tới đúng giờ, có vẻ ngoài trông thanh lịch, luôn vui vẻ và hòa đồng thì bạn sẽ có một khởi đầu tốt.

8. Thủ sẵn một câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Việc đặt những câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng là một cách đơn giản mà bạn không nên bỏ qua để thể hiện sự tư duy phản biện của mình, chẳng hạn “Lý do gì để tôi không được nhận không?”. Nếu bạn thấy có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ hay sự do dự nào từ phía nhà tuyển dụng, đây chính là cơ hội để bạn có thể làm rõ về yêu cầu công việc và cung cấp được thêm thông tin về bản thân.

9. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn

Trước khi vào buổi phỏng vấn, bạn phải biết chính xác lý do cũng như cái giá phải trả để có cơ hội làm việc ví dụ như: Cơ hội việc làm này đem lại giá trị như thế nào với bạn? Bạn phải từ bỏ những điều gì để có nó? Bạn phải đánh đổi gì để đảm bảo cho sẽ thành công ? Liệu nó có những yêu cầu nào không?

Trong quá trình phỏng vấn, hãy luôn tỏ ra bình tĩnh và giữ vững lập trường của mình khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng như khẳng định giá trị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng phải mềm dẻo các nhu cầu của bản thân nhờ khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ về thời gian làm việc và mức lương, thưởng, cơ hội học hỏi và khả năng tham dự cuộc họp bàn quan trọng,.. mà bạn sẽ gặp có nếu được tuyển dụng.

10. Quan tâm nhiều tới “sếp” tương lai của bạn hơn là những nhà quản lý nhân sự

Sẽ thật sự tuyệt vời nếu người “sếp” tương lai của bạn biết rõ về các nhu cầu và sẽ tự mình quyết định để tuyển dụng bạn. Tìm kiếm được người tài sẽ giúp mang lại “lợi nhuận” cho “sếp”. Do vậy, bạn hãy thể hiện hết tất cả các kỹ năng thích hợp nhất ngay và bằng khả năng đàm phán cũng như thương lượng để mang lại những điều có lợi nhất cho bản thân khi được tuyển dụng.

II. Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn "đọc vị" ứng viên của nhà tuyển dụng

các câu hỏi phỏng vấn

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn "đọc vị" ứng viên của nhà tuyển dụng

1. “Hiện tại là 12 giờ trưa, thời điểm này năm sau bạn đang làm gì?”

Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn này nhằm xác định về độ tự tin của ứng viên. Nếu ứng viên trả lời đúng câu hỏi này sẽ là dấu hiệu để chứng tỏ người đó hiểu rõ và tự tin hơn vào chính mình.

2. “Bạn thích điều gì nhất và điều gì bạn muốn thay đổi ở người quản lý hiện tại?”

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về môi trường làm việc mà các ứng viên muốn, và cách giao tiếp cũng như những kinh nghiệm họ đã đúc kết được.

Nếu câu trả lời phỏng vấn của ứng viên ám chỉ rằng họ sẽ không thể làm việc tốt trong môi trường một tập thể hoặc với những người quản lý thì rõ ràng ứng viên đó không phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng.

3. “Hãy nói cho tôi biết quản lý và người bạn thân nhất sẽ nhận xét bạn như thế nào?”

Gắn kết với nhân viên luôn là thử thách đối với rất nhiều tổ chức. Điều quan trọng là bạn cần xác định được niềm đam mê trong công việc của ứng viên, nhưng thật khó khăn để đánh giá được hiệu quả trong buổi phỏng vấn.

Với những điểm giống và khác nhau giữa hai câu trả lời sẽ có thể giúp bạn biết được nhiều về các ứng viên. Những người đưa ra những câu trả lời giống nhau sẽ hứng thú với công việc này hơn thay vì chỉ xem nó như công việc để kiếm tiền”.

4. “Hãy kể tôi nghe về một người từng được bạn hướng dẫn, đào tạo phát triển và có khả năng thăng tiến. Bạn đã làm gì để giúp họ đạt được điều đó?”

Nếu bạn đang trong giai đoạn tìm kiếm ứng viên cho vị trí quản lý thì điều này là rất quan trọng, bởi vì với mục tiêu của bạn chính là những người có thể giúp nhân viên của bạn thành công, đồng nghĩa với việc giúp công ty ngày càng phát triển.

5. “Bạn có thể chia sẻ một câu chuyện (hay bất kỳ điều gì) thể hiện quan điểm cá nhân của bạn được không?”

Kỹ năng chỉ là một phần nhỏ trong tuyển dụng. Tìm ra được các ứng viên chia sẻ những giá trị chung với công ty cũng là một phần quan trọng không kém. Khi ứng viên chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân, bạn sẽ biết người này có suy nghĩ, hành động và cảm nhận về nó như thế nào. 

Không có phương pháp nào “chính xác” để giúp khai thác câu hỏi này. Thay vào đó, hãy tìm ra những chủ đề dễ trao đổi và dành ra thời gian để làm sáng tỏ giá trị và đam mê của ứng viên.

6. “Công việc mơ ước của bạn là gì?”

Với các câu hỏi phỏng vấn như này giúp bạn hiểu rõ về động lực của ứng viên, tìm ra được các dấu hiệu chứng tỏ ứng viên đó có đang quan tâm đến lộ trình phát triển của sự nghiệp rõ ràng chứ không chỉ chăm chú vào chuyện tăng lương hay là thăng chức.

Hiểu được động lực làm việc của các ứng viên là rất cần thiết bởi phần lớn mọi người khi làm việc để trang trải chi phí chứ không phải chỉ vì đam mê. Hãy tìm những người luôn sẵn sàng cống hiến cho công việc và theo đuổi “các nấc thang tiếp theo” trong con đường sự nghiệp của mình.

7. “Hãy miêu tả bản thân bằng một từ duy nhất.”

Ứng viên giỏi là những người luôn biết mình biết ta. Ở đây nhà tuyển dụng cũng không cần để ý đến ngôn từ đã được sử dụng, nhưng hãy chú ý đến cách bạn miêu tả bản thân.

Cẩn thận quan sát xem các ứng viên phản ứng thế nào trước câu hỏi này. Họ có cẩn trọng để suy nghĩ và tự tin vào các câu trả lời của mình hay không? Ứng viên giỏi sẽ phải dành ít phút để chiêm nghiệm lại bản thân, chứ không nhanh chóng đáp lại lời chúng ta.

8. “Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn từng mất kiểm soát. Chuyện gì đã xảy ra? Kết quả như thế nào?”

Các câu hỏi phỏng vấn xin việc này có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của các ứng viên, vì những người có trí tuệ vượt trội sẽ có khả năng tự nhận thức được và rút ra những kinh nghiệm từ lỗi sai của bản thân mình.

Hãy tìm những người sẵn sàng chịu sửa đổi và tập trung giải quyết các vấn đề hay mâu thuẫn chung.

9. “Bạn dám chấp nhận thất bại bao nhiêu lần để thành công cho công việc này?”

Đây là một câu hỏi phỏng vấn hay bởi vì có thể “làm khó” các ứng viên phần nào. Bởi vì ứng viên chẳng thể suy nghĩ được trả lời câu hỏi phỏng vấn làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Một ứng viên tiềm năng sẽ thể hiện sự mong muốn được gắn bó nhiều hơn trong công việc cho đến khi đạt được những thành công. 

III. Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh

1. Câu hỏi giới thiệu bản thân: Tell me about yourself, Can you introduce yourself?

Là một trong các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh cơ bản cũng là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn. Với các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh này, bạn nên trả lời  chúng một cách cởi mở về các thông tin của bản thân. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đưa ra các thông tin cần thiết và có liên quan đến công việc để nhằm trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh này dạng giới thiệu bản thân này. 

2. Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân: What is your biggest strength/weakness?

Đây là một trong những các câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh nói riêng và các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nói chung. Bạn hãy kể về những điểm mạnh nổi bật của bản thân mình và những điểm yếu của mình kèm theo cách khắc phục nó.

3. Lý do ứng tuyển công việc Why do you want this job?

Đây là một trong những các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh rất thông dụng. Ở các câu hỏi phỏng vấn này, bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng những điểm mạnh của bản thân. Tuy nhiên không dừng lại ở đó bạn cần phải cho họ thấy là vì sao mình hợp với những vị trí này và quyết tâm của bạn khi ứng tuyển vào công ty.

4. Câu hỏi kiểm tra độ hiểu biết của bạn về công ty What do you know about our company?

Đây là một trong những các câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh. Với câu hỏi này, bạn hãy cố gắng trả lời bằng cách kể ra càng nhiều điều bạn biết thì càng tốt vì điều đó giúp thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã có sự chuẩn bị và bạn thật sự muốn có vị trí này.

5. Câu hỏi về mức lương What are your salary expectations?

Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh hỏi về mức lương mong muốn. Thường thì khi thỏa thuận về những mức lương, sự lựa chọn tốt nhất là một mức lương thật phù hợp tùy theo năng lực và hiệu quả công việc.

I want my salary to fit my qualifications and experience.

Tôi muốn có một mức lương phù hợp với năng lực cũng như kinh nghiệm của bản thân. 

Với một mức lương phù hợp với năng lực của bạn, chắc hẳn bạn sẽ đem lại hiệu suất làm việc lên cao nhất. Điều này sẽ có thể ghi điểm rất nhiều trong mắt các nhà tuyển dụng.

6. Lý do rời bỏ công ty cũ: Why did you leave your job?

Câu hỏi này dành cho những bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc nhưng bỏ công ty cũ để xin việc. Một trong những điều nên làm khi trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh chính là trả lời thật ở các câu hỏi phỏng vấn nhạy cảm. Bạn cần phải trả lời thành thật lý do của mình, tuy nhiên nhất định không được nói xấu chỗ làm cũ. 

7. Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn: Do you have any questions?

Trong các câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh, đây là các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn khá phổ biến. Câu hỏi này thường xuất hiện ở cuối mỗi buổi phỏng vấn, với mục đích là để hỏi xem các ứng viên có thắc mắc gì về công ty hay không. Đừng bao giờ trả lời câu hỏi phỏng vấn này là “Không”, bởi nếu làm vậy bạn sẽ bị mất điểm trong mắt xanh của phía nhà tuyển dụng. 

IV. Kết luận

Ngoài ra thì nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi nhiều các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn khác, tùy theo nhu cầu và sự hiểu biết của mình về công ty ứng tuyển .Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn xin việccách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc khéo léo. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có công việc mơ ước cho bản thân. Đừng quên, trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng là một phần của giao tiếp, và điều mà bạn nên làm là trả lời nó sao hay nhất có thể. 123job chúc bạn thành công.