Để buổi phỏng vấn được diễn ra thành công tốt đẹp thì trước hết bạn nên diễn tập trước buổi phỏng vấn để có một buổi phỏng vấn trơn tru. Dưới đây là những cách để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo

Khi được nhận lời mời phỏng vấn từ một nhà tuyển dụng thì sau đó bạn phải hoàn chỉnh hồ sơ, tra cứu thông tin về công ty hoặc tham khảo khá nhiều lời khuyên, bí quyết để có một buổi phỏng vấn thành công nhất có thể. Tuy vậy, khi phải đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn vẫn cảm thấy bỡ ngỡ và rụt rè. Vậy nguyên nhân do ở đâu và phải diễn tập thế nào để có thể tự tin khi đi phỏng vấn?

I. Diễn tập trước phỏng vấn 

1. Diễn tập tại nhà với những thông tin cơ bản về công ty

Khi chuẩn bị phỏng vấn, điều đầu tiên là bạn hãy tìm hiểu và ghi nhớ tất cả những điều liên quan đến công ty. Thắc mắc từ một bên thứ ba khách quan sẽ tạo cơ hội để bạn luyện tập phản ứng trước những tình huống bất ngờ, bởi những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể sẽ khiến bạn bị bối rối trong quá trình phỏng vấn.

Để buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp đầu tiên hãy tìm hiểu và ghi nhớ tất cả những điều liên quan đến công ty

Để buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp đầu tiên hãy tìm hiểu và ghi nhớ tất cả những điều liên quan đến công ty

2. Học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn

Bạn có thể xem những buổi phỏng vấn từ nhiều nguồn khác nhau như trên YouTube, trên truyền hình, internet... Chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những mặt tốt mà mặt xấu trong những cuộc phỏng vấn đó và lấy đó làm kinh nghiệm,kỹ năng phỏng vấn. Vì thế hãy ghi chép lại và rút ra bài học cho chính bản thân mình nhé.

3. Ghi hình để xem lại

Bạn nên ghi hình lại buổi chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc ở nhà. Khi bạn xem lại hình ảnh của chính mình, bạn sẽ nhận ra những hành động của cơ thể theo thói quen, mặt tốt hoặc không tốt để có thể phát huy hay khắc phục chúng. Hãy chú ý đến ánh mắt, vị trí, dáng ngồi. Bạn phải luyện tập để có được tâm thế tự tin nhất, ánh mắt nhiệt huyết và trạng thái đĩnh đạc nhất.

Sau khi đã chỉnh chu về mặt hình ảnh hãy nhắm mắt lại, lắng nghe thật kỹ giọng nói của mình, nội dung câu trả lời của bạn và tự hỏi rằng nếu là nhà tuyển dụng, họ có chọn một nhân viên như vậy không?

4. Đừng nói những điều hiển nhiên

Hãy giới thiệu bản thân theo cách ấn tượng và cuốn hút nhất. Có một người phụ nữ khi đối diện với câu hỏi “Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn” (đây chính là câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất) cô ấy đã trả lời: “Tôi nghĩ tôi nên nói cho bạn biết một điều rằng, tôi là một người lập dị trong khuôn khổ”. Sau khi đó cô ấy đã giải thích chi tiết hơn về điều này và kết quả là cô ấy đã đạt được công việc mơ ước.

5. Hãy suy nghĩ sâu xa hơn

Những kỹ năng phỏng vấn xin việc mà những người đi trước truyền đạt lại rằng chỉ cần một trực quan nhỏ về bạn sẽ gây ấn tượng cao hơn đến nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ về một hình ảnh thực tế đại diện cho bạn hoặc những năng khiếu mà bạn có thể làm được. Nó có thể là một biểu tượng hay chỉ đơn thuần là hình ảnh về một sự kiện, hay năng khiếu đặc biệt nào đó của bạn nhưng sẽ khiến nhà tuyển dụng nhớ đến bạn.

Một trực quan nhỏ về bạn sẽ gây ấn tượng cao hơn đến nhà tuyển dụng

Một trực quan nhỏ về bạn sẽ gây ấn tượng cao hơn đến nhà tuyển dụng

6. Sử dụng các danh ngôn, trích dẫn để thêm hấp dẫn

Có rất nhiều người sử dụng cách này khi phải đối mặt với các câu hỏi về quan điểm và họ đã chiếm được vị thế trong lòng nhà tuyển dụng. Vì thế hãy tự chuẩn bị sẵn một số câu danh ngôn, trích dẫn và tập phát biểu một cách thoải mái nhất và sử dụng kỹ năng giao tiếp linh hoạt. Đây sẽ chính là cách giúp đỡ cho bạn đối với các câu hỏi cần thể hiện chính kiến và cũng thể hiện bạn là người có tư duy tốt và tạo được ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn.

7. Nghiêm khắc với bản thân

Hãy nghiên cứu những câu hỏi khó của các nhà tuyển dụng trên các tài liệu tham khảo hoặc tại đây: những câu hỏi phỏng vấn khó, tập trung suy nghĩ và thực hành trả lời một cách ngắn gọn, ràng mạch nhất. Bên cạnh đó hãy thành thật và chú ý đến những điểm yếu trong CV trong khả năng của bạn hãy chuẩn bị câu trả lời hợp lý và bù đắp bởi những thế mạnh khác của bản thân

8. Giữ bình tĩnh

Cuối cùng, hãy cố gắng tạo cho mình một trạng thái tự tin nhất trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Hãy giữ bình tĩnh vì một số nghiên cứu cho rằng khi bạn đến địa điểm phỏng vấn, trong thời gian chờ đợi được gọi vào phỏng vấn hãy chơi một trò chơi trí tuệ. Điều này có thể sẽ giúp bạn xoa dịu hệ thần kinh và giảm bớt những dòng suy nghĩ lo lắng về buổi phỏng vấn.

II. Các câu hỏi cần chuẩn bị khi phỏng vấn

1. Đưa thông tin thế nào để cân bằng giữa việc tự giới thiệu bản thân và nói về công ty?

Chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc bạn cần chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là sự lựa chọn tối ưu cho vị trí này, nhưng nếu làm quá lên bạn sẽ làm mất đi sự hài lòng của họ. Bạn cần hoà hợp giữa việc nói về công ty và nói về bản thân. Bắt đầu với việc giải thích cách bạn yêu thích công ty, thành tựu và khả năng lãnh đạo của công ty.

Nếu có thể, hãy cho nhà phỏng vấn biết rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về họ, thể hiện sự quan tâm của bạn về công ty. Tóm lại, hãy nói về lí do và sau đó chỉ ra tại sao trình độ của bạn khiến bạn phù hợp với vị trí đó. Từ đó bạn đã tạo ra mối quan hệ giữa công việc với khả năng của bạn và có cơ hội đạt được mục tiêu của mình rồi.

Bạn cần chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là sự lựa chọn cho vị trí này

Bạn cần chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là sự lựa chọn cho vị trí này

2. Làm thế nào để trông thật tự tin nhưng lại không quá tự mãn?

Hãy tự hào nói về những thành tựu của bạn, nhưng hãy nhớ rằng, bạn sẽ mất điểm lớn nếu như bạn đến tìm việc làm và tỏ ra là một người quá mức hiểu biết. Hãy nói về những người đã tư vấn cho bạn và đồng đội đã giúp đỡ bạn với thành tích của bạn. Người phỏng vấn muốn biết rằng bạn có thể cùng kết hợp làm việc nhóm với những người khác một cách hiệu quả, đừng thể hiện một cách thái quá.

3. Làm gì để chứng tỏ bản thân không bị động?

Người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những câu hỏi cụ thể, hãy trả lời họ một cách mạch lạc nhưng cũng cần chuẩn bị tinh thần để định hình cuộc đối thoại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn, bạn có thể đã giành được vị trí trong công ty và tiến nhanh hơn đến công việc của mình.

4. Bạn cần tỏ ra lo lắng đến mức nào?

Có thể bạn không chắc chắn rằng bạn có thể đảm nhận vị trí này hay không. Cuộc phỏng vấn có diễn ra như ý muốn hay không? Nhưng hãy biết rằng nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được sự hăng hái của bạn đối với công việc. Họ sẽ nghe thấy nó trong cách thể hiện của bạn. Đừng tỏ ra như bạn đang xem xét các vị trí khác mà hãy thể hiện sự yêu thích mà mong muốn của bạn về công việc này.

5. Bao nhiêu lần thử trước là hợp lý?

Không gì quan trọng hơn là diễn tập, chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc. Việc diễn tập trước cho phép bạn điều chỉnh câu trả lời của bạn. Một buổi diễn tập cũng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề khi giao tiếp. Khi đã chuẩn sẵn sàng thì bạn sẽ bước vào phòng phỏng vấn với tinh thần sẵn sàng, trạng thái tốt nhất và tiến gần hơn với công việc sắp tới

III. Kết luận

Diễn tập trước buổi phỏng vấn là điều cần thiết và nên làm đối với những người đang chuẩn bị đi phỏng vấn. Việc tạo ấn tượng tốt trong một cuộc phỏng vấn tìm việc làm liên quan cần nhiều nỗ lực hơn là chỉ quan tâm đến mặc quần áo phù hợp, đúng giờ và nghiên cứu qua loa về công ty. Vì vậy để có một cuộc phỏng vấn thành công và khiến người tuyển dụng nhớ đến bạn thì hãy diễn tập trước buổi phỏng vấn nhé. Chúc các bạn thành công!