Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc và khi phỏng vấn luôn được các bạn quan tâm. Mục tiêu ngắn hạn là gì? Cách trình bày mục tiêu ngắn hạn ghi điểm với nhà tuyển dụng như thế nào?

Định hướng, xác định phương hướng rồi lập ra các kế hoạch, mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian sắp tới là một trong những bước để tiến tới thành công lâu dài. Mục tiêu ngày càng trở nên quan trọng khi nó dần trở thành một “đặc sản” trong các bài CV xin việc hay buổi phỏng vấn của một nhà tuyển dụng nào đó. Trong bài viết này không chỉ mách một số mẹo giúp các bạn tự tin hơn khi trả lời câu hỏi mục tiêu ngắn hạn mà còn biến nó trở thành nơi thỏa sức trình diễn nhưng không hề mất “chất”.

I. Mục tiêu ngắn hạn là gì

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là gì?

Mục tiêu ngắn hạn là những kế hoạch, việc phải làm có “hạn sử dụng” trong một thời gian ngắn. Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn như: học thiết kế, sử dụng thành thạo những phần mềm thiết kế, biết cách phối màu,...

Dù có “hạn sử dụng” ngắn nhưng cũng không thể trình bày một cách sơ sài, bởi điều đó cũng làm cho nhà tuyển dụng đánh giá sai lầm về con người của bạn. Phải xây dựng vững chắc “nền móng” mục tiêu ngắn hạn thì mới có thể nâng đỡ những mục tiêu dài hạn.

II. Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV

Mục tiêu ngắn hạn là gì?Cách trả lời và viết mục tiêu ngắn hạn.

Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV

1. Mục tiêu ngắn hạn cần phải rõ ràng và cụ thể

Có lẽ do “hạn sử dụng” của mục tiêu ngắn hạn không dài nên các dự định cũng cần được ngắn gọn và cụ thể. Những mục tiêu mơ hồ, viển vông, xa rời thực tế hiện tại của bạn là những việc bạn nên gạt khỏi đầu. Các bạn hãy bắt đầu với những mục tiêu đơn giản, dễ mường tượng, hình dung ra và đặc biệt là phải thực hiện được trong thời gian tương đối ngắn.

2.  Xác định được các mục tiêu ưu tiên của bạn

Muốn xác định được mục tiêu ưu tiên trong phần mục tiêu ngắn hạn, bạn cần phải định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tránh viết dự định nào đó mà lệch khỏi quy đạo ban đầu. Chẳng hạn như bạn không thể nào trở thành một bác sĩ giỏi nếu bạn đi học tài chính.

Mục tiêu ưu tiên cần được dựa trên cả tính cần thiết và mức độ quan trọng ảnh hưởng tới bước tiến của bạn trong tương lai.

3. Cần có tính liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Như đã nhắc đến ở phần I, mục tiêu ngắn hạnmục tiêu dài hạn có mối quan hệ không thể tách rời. Những mục tiêu ngắn hạn chính là những phần tử con cấu thành nên hệ hoàn chỉnh của mục tiêu dài hạn. Mối liên hệ trong mục tiêu nghề nghiệp này sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào khả năng định hướng của bạn và biết được vị trí công việc họ đang ứng tuyển có phù hợp với bạn hay không.

III. Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là gì?Cách trả lời và viết mục tiêu ngắn hạn.

Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn

1. Đảm bảo các mục tiêu có tính liên kết với nhau

Tính liên kết của mục tiêu giống như khi viết đoạn văn hay bài văn, các bạn thường chú ý viết các câu liên kết, liền mạch và tập trung vào một chủ đề. Các mục tiêu ngắn hạn có thể khác nhau về thời gian, cách tiến hành, nơi thực hiện nhưng vẫn đi đến một kết quả chung hướng đến mục tiêu dài hạn hay thành công nghề nghiệp mà bạn mong muốn.

2. Liên kết các câu trả lời với kinh nghiệm của mình

Nhiều bạn chỉ tập trung liệt kê lần lượt từng mục tiêu ngắn hạn mà không gắn liền với kinh nghiệm. Kinh nghiệm là minh chứng để tăng tính thực tế và đặt được cái "tôi" từng trải, cái "chất" cá nhân lên mỗi mục tiêu. Có kinh nghiệm còn là một lợi thế trước mắt các nhà tuyển dụng. Bởi họ sẽ không mất quá nhiều thời gian để chỉ dạy cho bạn từ đầu mà bạn vẫn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc và có sự thông thạo hơn trong các quy trình làm việc.

3. Đặc biệt nhấn mạnh vào nguyện vọng muốn làm việc lâu dài

Một công việc ổn định luôn là mong muốn của nhiều người. Cuộc sống bấp bênh, nay đây mai đó dường như không có chỗ đứng trong tư tưởng con người. Vì vậy, ngoài thể hiện năng lực bản thân, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy tin tưởng qua niềm đam mê nghề nghiệp, sự chu đáo trong cách làm việc qua mục tiêu ngắn hạn.

IV. Các lưu ý cần tránh

Nắm được cách viết, cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn chưa chắc các bạn đã viết, nói được một cách hoàn chỉnh nhất. Do đó, hãy trang bị cho mình cả những điều nên tránh khi viết mục tiêu nữa.

1. Không chắc chắn cách để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng

Hiểu rõ câu hỏi của nhà tuyển dụng và trả lời nó đúng cách là một kĩ năng cần thiết. Để buổi phỏng vấn diễn ra thật tốt, bạn hãy chuẩn bị thật kĩ và chắc chắn tính đúng đắn của kiến thức, kinh nghiệm vị trí ứng tuyển và tìm hiểu rõ thông tin về công ty.

2. Nêu mục tiêu mơ hồ, chung chung, không rõ ràng

Mục tiêu ngắn hạn rõ ràng, cụ thể sẽ giúp bạn tăng điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn hãy thẳng thắn nêu rõ mong muốn được làm việc ở bộ phận/ lĩnh vực nào hoặc vị trí nào và kỳ vọng ra sao. Cách bạn thẳng thắn như vậy sẽ làm cho nhà tuyển dụng biết rõ yêu cầu của bạn để trao đổi rõ hơn trong công việc mà họ cần phải "đoán già đoán non" về bạn và đưa ra những nhận định sai lầm.

3. Tỏ thái độ thờ ơ với mục tiêu của mình

Bạn đừng để những mục tiêu ngắn hạn mãi mãi chỉ nằm trên trang giấy, phải nhanh chóng biến chúng trở thành thực tế. Những trải nghiệm thực tế giúp bạn có cách nhìn nhận vấn đề đa dạng. Nó còn hình thành tác phong nhạy bén và linh hoạt cả trong suy nghĩ và hành động. Có như vậy, khi bày tỏ mục tiêu ngắn hạn trước người phỏng vấn, bạn sẽ có một phong thái tự tin và không bị gượng ép. Hãy nhớ rằng "thần thái" là vũ khí tối thượng gây ấn tượng quan trọng nhất.

V. Một số mẫu câu trả lời hay

Mục tiêu ngắn hạn là gì? Cách trả lời và viết mục tiêu ngắn hạn.

Một số câu trả lời hay cho mục tiêu ngắn hạn

Nếu bạn chưa biết cách nêu ra những kế hoạch và dự định trong mục tiêu ngắn hạn thì hãy tham khảo một số cách dưới dây:

“Là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng và đam mê với công việc thiết kế đồ họa nên tôi đã đặt ra mục tiêu ngắn hạn cho bản thân. Tôi muốn bản thân có thể sử dụng được hết các kỹ năng thiết kế đã có trong công việc và có thể phát triển các kỹ năng cá nhân tốt hơn để mang lại hiệu suất công việc tốt hơn.”

“Tôi đặt ra mục tiêu ngắn hạn cho mình khá rõ ràng và đơn giản. Hiện tại, tôi rất mong muốn ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư nội thất, do vậy tôi đã tham gia khoá học đào tạo sử dụng phần mềm Revit cho công việc thiết kế để có thể đạt được các kiến thức và kỹ năng cần thiết được đề cập trong mô tả.”

“Đối với công việc tôi đang ứng tuyển, mục tiêu ngắn hạn của tôi là hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất mang lại kết quả như mong đợi. Tôi mong muốn được đa dạng hoá nghề nghiệp với vị trí công việc lập trình viên của công ty nhằm phát huy được tối đa năng lực bản thân, nâng cao kiến thức công việc.”

“Mục tiêu ngắn hạn của tôi lúc này chính là có thể vượt qua được vòng phỏng vấn và có được công việc này. Khi đã đạt được mục tiêu ngắn hạn này tôi sẽ đặt ra những mục tiêu mới trong công việc. Đối với mục tiêu ngắn hạn tôi muốn đạt được sự tin tưởng và tín nhiệm của cấp trên và đồng nghiệp trong công ty, khi tôi chứng minh được năng lực và được giao đảm nhận những nhiệm vụ mới.”

VI. Kết luận

Khi nói tới mục tiêu nghề nghiệp, các bạn thường lướt qua rất nhanh phần mục tiêu ngắn hạn mà chỉ tập trung vào mục tiêu dài hạn. Nhưng các bạn biết đấy những mục tiêu ngắn hạn là việc làm ở hiện tại và mục tiêu dài hạn ở tương lai. Mọi nhà tuyển dụng đều muốn bạn đồng hành lâu dài với bạn trong tương lai nhưng điều đó phụ thuộc vào hành động của bạn ở hiện tại. Chính vì vậy, bạn hãy để ý và chăm chút cho phần mục tiêu ngắn hạn một chút.

Xem thêm:

Hỏi - đáp: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 - 5 năm tới