Tiếp nối cách lập kế hoạch kinh doanh ở phần 1, ở phần 2 này 123Job sẽ hướng dẫn chi tiết các chương trong kế hoạch kinh doanh mẫu, sau đó đưa ra những ví dụ hữu ích nhất. Các bạn hãy đọc và vận dụng nhé!

Ở Kế hoạch kinh doanh mẫu chuẩn chỉnh và mới nhất năm 2020 (Phần 1), chúng tôi đã giới thiệu sơ lược cho bạn về quy trình lập mẫu kế hoạch kinh doanh mẫu và cách viết mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trong phần 2 này, hãy cùng 123job khám phá sâu hơn về 6 chương trong mẫu kế hoạch kinh doanh và những ví dụ cụ thể nhé.

​​​​​​​I. Hướng dẫn chi tiết về 6 chương trong bản kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh mẫu đặt ra các mục tiêu bạn muốn đạt được và sẽ hỗ trợ bạn theo dõi tiến trình và điều chỉnh việc thực hiện. Dưới đây là 6 chương trong bản kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nắm rõ.

1. Tóm tắt dự án

Đây là phần tổng hợp giới thiệu về doanh nghiệp của bạn. Về mặt cấu trúc, đây là chương đầu tiên trong mẫu kế hoạch kinh doanh nhưng bạn lại nên viết nó cuối cùng. Bởi lẽ, một khi bạn đã thống kê lại một lượt các chi tiết từ trong ra ngoài của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội để viết một bản tóm tắt đầy đủ và hấp dẫn hơn. 

Phần giới thiệu này có thể tách rời như một tài liệu độc lập bao gồm những điểm nổi bật trong mẫu kế hoạch kinh doanh mẫu chi tiết của bạn. Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể chỉ dựa vào bản tóm tắt này để đánh giá doanh nghiệp. Nếu họ cảm thấy ấn tượng, họ thường sẽ yêu cầu một bảng kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, một buổi thuyết trình hoặc các dữ liệu khác.

Bạn hãy đảm bảo rằng bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh của bạn rõ ràng và súc tích nhất có thể, bao gồm các điểm nổi bật chính của doanh nghiệp nhưng không quá chi tiết. Chương này chỉ nên ngắn gọn trong 1-2 trang là vừa đẹp nhất, được thiết kế để đọc nhanh và gây kích thích sự quan tâm của người đọc.

tóm tắt dự án

Bản tóm tắt phải rõ ràng và súc tích nhất 

Chương này bao gồm những ý chính sau:

  • Khái quát chung: Câu khái quát ngắn gọn này được đặt ở đầu trang, ngay bên dưới tên doanh nghiệp. Bạn có thể dùng một tagline nhưng thường hiệu quả hơn nếu đó là một câu mô tả những gì doanh nghiệp của bạn thực sự làm, hay có thể gọi là câu tuyên bố giá trị. 

Ví dụ:
Tuyên bố giá trị của Base.vn là “Nền tảng thống nhất quản trị và điều hành doanh nghiệp”

  • Vấn đề: Tóm tắt trong 1 đến 2 câu về vấn đề bạn đang giải quyết. Mỗi doanh nghiệp đều đang giải quyết một vấn đề cho khách hàng, đồng thời nỗ lực tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường.
  • Giải pháp: Đây là phần mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 
  • Thị trường mục tiêu: Ai là khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp? Số lượng khách hàng đang có sẵn là bao nhiêu? Bạn hãy nêu ra những điểm đặc trưng nhất. 
  • Cạnh tranh: Thị trường mục tiêu của bạn đang giải quyết vấn đề hiện tại như thế nào? Nó là độc quyền hay có các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường? Mỗi doanh nghiệp đều có hình thức cạnh tranh riêng và bạn hãy đề cập đến chúng trong chương giới thiệu về doanh nghiệp.
  • Đội ngũ nhân sự: Các nhà đầu tư luôn đặt kỳ vọng rất lớn vào người thực hiện hơn là ý tưởng kế hoạch kinh doanh. Bạn đừng quên cung cấp thông tin về đội ngũ nhân viên của bạn và giải thích ngắn gọn lý do những người ấy là người phù hợp nhất để triển khai ý tưởng kinh doanh của bạn. 
  • Tóm tắt tình hình tài chính: Hãy nêu ra các khía cạnh nổi bật của kế hoạch tài chính bao gồm biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến của bạn. Bạn cũng có thể dùng những dữ liệu này để giải thích thêm về mô hình kinh doanh của bạn.
  • Kêu gọi vốn: Nếu bạn đang kêu gọi vốn để bắt đầu hoặc phát triển doanh nghiệp thì hãy mô tả chi tiết về những gì bạn cần trong mục này. Đừng vội bận tâm đến độ lớn nhỏ của các khoản đầu tư vì điều đó sẽ luôn được thương lượng sau khi nhà đầu tư có hứng thú với doanh nghiệp. Mục này cần chỉ rõ được số lượng vốn phải huy động là bao nhiêu.
  • Dấu mốc và kết quả đạt được: Yếu tố then chốt cuối cùng trong chương này mà các nhà đầu tư muốn xem là tiến trình bạn đã thực hiện cho đến nay và các cột mốc bạn dự định sẽ đạt được trong tương lai. Hãy làm nổi bật những kết quả tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

Lưu ý: Bạn có thể bỏ qua chương này nếu bạn đang xây dựng một bản mẫu kế hoạch kinh doanh nội bộ. Trong trường hợp đó, bạn có thể mô tả chi tiết hơn về đội ngũ quản lý, kêu gọi vốn và kết quả đạt được để đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều đồng nhất quan điểm.

2. Cơ hội

Người đọc bản mẫu kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ biết một chút về doanh nghiệp của bạn qua chương trước, tuy nhiên, chương này vẫn cực kỳ quan trọng để cung cấp thêm thông tin mà bạn chưa đề cập trước đó.

  • Vấn đề và giải pháp

Hãy bắt đầu chương này bằng cách mô tả vấn đề của khách hàng mà bạn đang giải quyết. Điểm quan tâm nhất của họ là gì? Họ đang làm gì để tự giải quyết vấn đề của họ? Để đảm bảo hiệu quả làm việc của doanh nghiệp, bạn nên tận dụng cơ hội tiếp xúc và nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Sau khi xác nhận rằng vấn đề thực sự của họ trùng khớp với vấn đề của bạn, bước tiếp theo bạn phải cố gắng tìm giải pháp.

Trong phần này, bạn nên mô tả chi tiết giải pháp cho các sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì, được cung cấp như thế nào, khách hàng của bạn sẽ được lợi ích gì từ sản phẩm đó…..Có thể các giải pháp của bạn hiện tại còn tốn kém hoặc phức tạp nhưng đừng ngại đề cập đến chúng trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu.

  • Thị trường mục tiêu

Bạn nên tập trung vào thị trường mục tiêu của mình, bạn đang bán sản phẩm này cho ai? Tùy thuộc vào loại hình kế hoạch kinh doanh và kế hoạch bạn đang viết, bạn có thể mô tả chi tiết ở đây hoặc chỉ cần biết rõ ai là khách hàng của bạn và ước tính được sơ bộ về số lượng của họ. Nếu bạn dự định sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường một cách chính thức thì trước tiên bạn phải xác định rõ phân khúc thị trường. 

Ví dụ: Nếu bạn là doanh nghiệp bán giày, bạn không thể coi tất cả mọi người đều là khách hàng mục tiêu, bạn hãy chọn một phân khúc thị trường cụ thể để phát triển như phân khúc thị trường người chuyên tập thể dục thể thao, leo núi….

  • Chân dung khách hàng lý tưởng

Khi bạn đã xác định được phân khúc thị trường mục tiêu của mình thì đã đến lúc bạn phải xác định khách hàng lý tưởng của bạn ở mỗi phân đoạn. Chân dung khách hàng lý tưởng của bạn là đại diện hư cấu về thị trường được xác định với tên tuổi, giới tính, mức thu nhập, lượt thích, không thích….

  • Khách hàng quan trọng

Phần này chỉ thực sự bắt buộc trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu của doanh nghiệp có rất ít khách hàng. Các doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu là người tiêu dùng điển hình thì có thể bỏ qua mục này.

  • Cạnh tranh

Song song với mô tả thị trường mục tiêu của bạn, bạn nên mô tả sự cạnh tranh của bạn. Lợi thế cạnh tranh của bạn trong cuộc đua này là gì? Hầu hết các bảng kế hoạch kinh doanh đều sử dụng ma trận cạnh tranh để liệt kê các đối thủ cạnh tranh và so sánh họ với chính doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể xây dựng một ma trận đơn giản bằng cách liệt kê các đối thủ.

Đừng quên nhấn mạnh rằng giải pháp của bạn khác biệt hơn hoặc tốt hơn các sản phẩm/dịch vụ khác mà khách hàng có thể xem xét. Sự so sánh này nên áp dụng cho cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.

Ví dụ:
Adidas và Nike là hai hãng sản xuất giày thể thao cạnh tranh trực tiếp, và họ còn có cả đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các hãng sản xuất giày cao gót.

  • Các sản phẩm/dịch vụ trong tương lai

Tất cả các doanh nhân nếu muốn thành công thì đều cần có tầm nhìn đến tương lai. Trong mẫu kế hoạch kinh doanh cần nhắc đến từ 1 đến 2 đoạn nói về các kế hoạch tương lai tiềm năng để nhà đầu tư biết bạn đang có một chiến lược kế hoạch kinh doanh dài hạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên mở rộng quá nhiều vào những dự định này mà quên mất các sản phẩm/dịch vụ ở hiện tại.

3. Kế hoạch vận hành

Chương này trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu bao gồm kế hoạch marketing và sales, cách vận hành doanh nghiệp, cách bạn đo lường thành công và các mốc quan trọng mà bạn mong muốn đạt được.

  • Marketing và Sale

Phần kế hoạch marketing và sales cho biết cách bạn dự định tiếp cận với phân đoạn thị trường mục tiêu, bán hàng như thế nào, đặt giá sao cho phù hợp…. Hãy đảm bảo bạn đã xác định rõ ràng thị trường mục tiêu trước đó. 

marketing rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh

Marketing là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh

  • Định vị doanh nghiệp

Định vị là cách bạn giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của bạn tới khách hàng. Bạn có phải là nguồn cung cấp sản phẩm/dịch vụ giá rẻ hay thương hiệu cao cấp? Có sản phẩm/dịch vụ nào của bạn mà đối thủ cạnh tranh không cung cấp hay không?

Trước khi bắt đầu định vị, bạn nên dành một chút thời gian để đánh giá thị trường hiện tại và trả lời các câu hỏi sau:

- Bạn cung cấp các tính năng hoặc lợi ích khác biệt nào so với đối thủ?

- Nhu cầu và mong muốn của khách hàng bạn là gì?

- Đối thủ cạnh tranh của bạn tự định vị như thế nào?

- Làm thế nào để có thể phân biệt bạn với các đối thủ? 

- Bạn thấy doanh nghiệp của mình ở đâu trong bối cảnh tổng thể các giải pháp?

  • Định giá

Bạn có thể chuyển sang định giá dựa trên chiến lược định vị tổng thể của doanh nghiệp. Mức giá của sản phẩm/dịch vụ truyền đạt một thông điệp rất mạnh mẽ đến người tiêu dùng và có thể trở thành công cụ quan trọng để định vị chính bạn. 

Ví dụ: 
Nếu bạn đang cung cấp một mặt hàng cao cấp thì bạn không thể để một mức giá quá rẻ được, một mức giá cao cấp sẽ nhanh chóng khiến người dùng hiểu ra điều đó.

Việc định giá cũng phải tuân theo một số quy tắc cơ bản sau đây:

- Giá đã bao gồm chi phí của bạn

- Giá sản phẩm có thể không phải là lợi nhuận chính của bạn

- Phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng

Có 3 chiến lược định giá bạn có thể tham khảo:

- Định giá cộng thêm chi phí: Bạn có thể cộng thêm vào chi phí của mình một số tiền hay một tỷ lệ phần trăm nhất định. Chiến lược này có hiệu quả đối với các nhà sản xuất coi trọng chi phí ban đầu. 

- Định giá dựa trên thị trường: Bạn có thể nhìn vào bối cảnh hiện tại của đối thủ cạnh tranh và định giá dựa trên những gì thị trường đang mong đợi. Bạn có thể định giá ở mức cao cấp hoặc bình dân tùy vào thị trường bạn lựa chọn.

- Định giá dựa trên giá trị: Bạn có thể xác định mức giá dựa trên giá trị bạn cung cấp cho khách hàng của mình. 

  • Xúc tiến thương mại

Khi lập kế hoạch kinh doanh mẫu, hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn muốn đo lường là chi phí xúc tiến thương mại và doanh thu thu về sau đó. Các chương trình xúc tiến không đem lại lợi nhuận thì sẽ khó duy trì được trong thời gian dài.

Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể xem xét đưa vào kế hoạch xúc tiến:

- Bao bì sản phẩm: Đưa hình ảnh bao bì sản phẩm vào bảng kế hoạch kinh doanh mẫu luôn là một ý tưởng hay, nhưng chúng phải phù hợp với chiến lược định vị và key value của doanh nghiệp.

- Quảng cáo: Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm tổng quan về các loại quảng cáo bạn dự định chi tiền và kế hoạch đo lường thành công của chúng.

- Quan hệ công chúng: Các phương tiện truyền thông đại chúng luôn là cách hữu hiệu nhất để tiếp cận khách hàng của bạn.

- Content marketing: Đây là nơi bạn công khai các thông tin, mẹo và lời khuyên hữu ích.

- Social marketing: Sự hiện diện của truyền thông xã hội cần thiết đối với phần lớn các doanh nghiệp. Bạn cần phải quảng cáo trên mọi kênh mà khách hàng đang sử dụng.

- Liên minh chiến lược: Bạn có thể làm việc chặt chẽ cùng một doanh nghiệp khác dưới hình thức hợp tác. Sự hợp tác này có thể giúp bạn thâm nhập vào phân khúc thị trường mục tiêu, còn đối tác của bạn có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ mới cho khách hàng của họ.

  • Vận hành doanh nghiệp

Phần này trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu mô tả cách vận hành doanh nghiệp của bạn. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, bạn có thể có hoặc không cần các chi tiết sau đây:

- Nguồn cung ứng: Hãy mô tả chi tiết về nguồn cung sản phẩm, cách họ phân phối cho bạn và cách bạn phân phối cho khách hàng.

- Công nghệ: Nếu bạn là một doanh nghiệp công nghệ, bạn cần mô tả công nghệ của bạn và sự vượt trội của nó so với các giải pháp khác.

  • Phân phối sản phẩm

Đối với các doanh nghiệp sản phẩm, kế hoạch phân phối là một phần quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp dịch vụ có thể bỏ qua phần này.

Phân phối là cách bạn đưa sản phẩm của mình tới với khách hàng. Mỗi ngành đều có các kênh phân phối khác nhau và cách tốt nhất để tạo ra kế hoạch phân phối là phỏng vấn những người khác trong ngành của bạn để tìm hiểu mô hình của họ. Một số mô hình phân phối phổ biến mà bạn có thể tham khảo như trực tiếp, phân phối bán lẻ, đại diện của nhà sản xuất....

  • Cột mốc và số liệu

Các cột mốc và số liệu trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu có thể không kéo dài nhưng bạn cần dành thời gian để xem xét và lên lịch các bước quan trọng tiếp theo cho doanh nghiệp. Các nhà đầu tư luôn muốn thấy rằng bạn hiểu những gì cần phải làm và đang làm việc trên một lịch trình thực tế.

  • Kết quả đạt được

Trong khi bạn cố gắng vươn tới các mốc quan trọng, bạn cũng sẽ muốn xem lại những thành tựu chính mà bạn đạt được. Đó có thể là một số lần bán hàng thành công, một số chương trình thí điểm thành công hoặc hợp đồng quan trọng. 

  • Số liệu

Số liệu là những con số được dùng để làm cơ sở để đánh giá doanh nghiệp của bạn, từ đó phát hiện sự cố sớm, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho mô hình kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của bạn.

  • Giả định chính và rủi ro

Điều cuối cùng cần lưu ý khi lập bảng kế hoạch kinh doanh mẫu đó chính là nêu ra chi tiết các giả định chính mà bạn đã đưa ra, trong đó bao gồm các rủi ro mà bạn có thể gặp phải. Khi bạn đã xác định được các giả định của mình, bạn có thể tìm cách chứng minh rằng giả định đó là chính xác. Càng nhiều giả định được giảm thiểu, doanh nghiệp của bạn càng có nhiều khả năng thành công hơn.

4. Nguồn lực

Các nhà đầu tư luôn muốn tìm kiếm người cộng sự tuyệt vời để thực hiện hóa những ý tưởng. Trong phần này, hãy mô tả nguồn lực nhân sự hiện tại mà bạn đang có và những người mà bạn cần tuyển thêm. Nếu bạn đang vận hành sẵn một doanh nghiệp, các thông tin tổng quan về cấu trúc, vị trí, lịch sử hình thành cũng vô cùng hữu ích.

  • Đội nhóm

Trong chương này, bạn hãy chứng minh rằng bạn có đội ngũ phù hợp để thực hiện ý tưởng. Một đội ngũ quản lý tuyệt vời sẽ cho thấy rằng doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để phát triển và thành công. Một đội ngũ quản lý điển hình bao gồm thông tin cơ bản của mỗi thành viên trong nhóm với đánh giá về trình độ, kinh nghiệm và sự thành công có liên quan của họ. Nếu doanh nghiệp đang trống các vị trí, bạn chỉ cần xác định và chỉ rõ bạn đang tìm kiếm người phù hợp.

đội nhóm phù hợp giúp bạn thực hiện các ý tưởng tốt nhất

Bạn có một đội ngũ phù hợp để thực hiện ý tưởng

Bạn có thể cân nhắc đưa sơ đồ tổ chức doanh nghiệp vào kế hoạch kinh doanh mẫu của mình ở phần phụ lục, để phòng khi các nhà đầu tư muốn biết tới.

  • Tổng quan về doanh nghiệp

Tổng quan về doanh nghiệp rất có thể sẽ là phần ngắn nhất trong mẫu kế hoạch kinh doanh của bạn, nó không cần thiết đối với một bản kế hoạch nội bộ. Còn nếu muốn đưa tới những người bên ngoài doanh nghiệp, phần này nên bao gồm:

- Tuyên bố sứ mệnh: Ngắn gọn trong 1 đến 2 câu và phải thể hiện được một cách xuất sắc những gì bạn đang cố gắng làm.

- Quyền sở hữu trí tuệ: Chủ yếu áp dụng cho công nghệ khoa học nên bạn có thể bỏ qua nếu không liên quan.

- Cơ cấu pháp lý và quyền sở hữu: Hãy tóm tắt về cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

- Lịch sử hình thành doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp của bạn đã đi vào hoạt động thì sẽ có ích khi bạn làm nổi bật những thành tựu trong lịch sử của doanh nghiệp.

- Vị trí địa lý: Mô tả vị trí hiện tại của doanh nghiệp và bất kỳ cơ sở nào mà bạn sở hữu.

5. Kế hoạch tài chính

Kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn không thể đầy đủ nếu thiếu đi dự báo tài chính. Các doanh nghiệp thường lo lắng về chương này nhưng dự báo tài chính thực ra không hề khó như bạn nghĩ. Có rất nhiều công cụ và tài nguyên để giúp bạn xây dựng một dự báo tài chính vững chắc. 
Một dự báo tài chính điển hình sẽ có dự báo hàng tháng trong 12 tháng đầu tiên và sau đó là dự báo hàng năm cho 3 đến 5 năm còn lại. Sau đây là chi tiết về các phần của kế hoạch tài chính:

  • Dự báo doanh số

Đầu tiên trong kế hoạch tài chính bạn cần dự báo doanh số bán hàng thường được kẻ thành nhiều bảng. Với mỗi hàng ứng với một sản phẩm/dịch vụ cốt lõi mà bạn đang cung cấp, bên dưới sẽ có một hàng chi phí giá vốn tương ứng. 

  • Kế hoạch nhân sự

Kế hoạch nhân sự của bạn cần nêu chi tiết số tiền bạn dự định trả cho nhân viên của mình và số tiền bạn phải chi để có được nhân viên trong biên chế. Đối với doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể liệt kê mọi vị trí đi kèm số tiền theo thứ tự ngẫu nhiên. Đối với doanh nghiệp lớn, bạn có thể chia nhỏ danh sách nhân sự theo các nhóm chức năng.

  • Báo cáo lợi nhuận và lỗ (P&L)

Báo cáo lợi nhuận và lỗ là nơi tập hợp tất cả các số liệu của bạn và cho biết doanh nghiệp đang có lời hay lỗ. Một báo cáo điển hình bao gồm một bảng tính bao gồm:

- Doanh số: Đến từ dự báo doanh số của bạn và bao gồm tất cả doanh thu do doanh nghiệp tạo ra.

- Giá vốn hàng bán: Xuất phát từ dự báo doanh số và là tổng chi phí bán sản phẩm của bạn.

- Tổng lợi nhuận: Được tính bằng cách lấy doanh số trừ đi tổng chi phí bán sản phẩm

- Tổng lợi nhuận/Doanh thu = Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

- Chi phí hoạt động: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp, ngoại trừ giá vốn hàng bán. Bạn cũng nên loại trừ thuế suất, khấu hao, tiền trả góp….

- Tổng chi phí hoạt động

- Thu nhập hoạt động: Tức là thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao và trả góp.

Tổng chi phí hoạt động = Doanh số - (Tổng chi phí hoạt động + Giá vốn hàng bán)

- Tổng chi phí: Là chi phí hoạt động cộng thêm lãi suất, khấu hao và trả góp.

- Lợi nhuận ròng: Được đặt ở dòng dưới cùng của bản báo cáo, là con số thể hiện bạn đã kiếm được lợi nhuận hay bị thua lỗ trong một tháng hoặc một năm cụ thể.

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường bị nhầm lẫn với báo cáo lợi nhuận và lỗ, nhưng chúng rất khác nhau và cũng phục vụ các mục đích khác nhau. Trong khi P&L tính toán lợi nhuận và lỗ thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo dõi số tiền mà bạn có tại bất kỳ thời điểm nào. Chìa khóa để phân biệt hai khái niệm là hiểu được sự khác biệt giữa tiền mặt và lợi nhuận. 

Một báo cáo lưu chuyển tiền tệ điển hình được tính bằng công thức:

Ending cash = Starting cash + cash in - cash out

  • Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ cung cấp tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó liệt kê các tài sản, các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của bạn. Nếu bạn lấy giá trị tài sản trừ đi số nợ, bạn có thể xác định giá trị thực của doanh nghiệp. 

  • Kế hoạch sử dụng tiền quỹ

Bạn nên có thêm một phần ngắn gọn về kế hoạch bạn sử dụng tiền quỹ. Phần này không cần phải đi sâu vào từng số tiền nhỏ nhưng bạn lại cần mô tả các khu vực chính, nơi mà quỹ của nhà đầu tư sẽ được chi tiêu.

  • Chiến lược đào thoát

Chiến lược đào thoát là kế hoạch của bạn khi kế hoạch kinh doanh của bạn lỡ không thuận lợi. Bạn sẽ phải bán doanh nghiệp cho một doanh nghiệp khác hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Các nhà đầu tư sẽ muốn biết suy nghĩ của bạn về điều này vì nó liên quan tới lợi tức đầu tư của họ.

6. Phụ lục

Phụ lục cho bảng kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn không phải là một chương bắt buộc nhưng đây là cách hữu ích để bạn có thể mô tả kỹ hơn các biểu đồ, bảng biểu, định nghĩa, ghi chú hoặc thông tin quan trọng nào khác mà bạn chưa đề cập đến trong mẫu kế hoạch kinh doanh.

Xem thêm: Quá trình lập kế hoạch marketing: hướng dẫn cho người mới bắt đầu

II. 3 bài mẫu lập kế hoạch kinh doanh chuẩn nhất

1. Bài mẫu lập kế hoạch kinh doanh thứ nhất

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

Kế hoạch kinh doanh mẫu thứ nhất

2. Bài mẫu lập kế hoạch kinh doanh thứ hai

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

Kế hoạch kinh doanh mẫu thứ hai

3. Bài mẫu lập kế hoạch kinh doanh thứ ba

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

kế hoạch kinh doanh mẫu

Kế hoạch kinh doanh mẫu thứ ba

Xem thêm: 15 lý do vì sao cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh

III. Kết bài

Với hướng dẫn chi tiết về 6 chương trong bản kế hoạch kinh doanh mẫu ở trên cùng với 3 ví dụ hết sức chi tiết. Hy vọng các bạn có thể vận dụng được vào trong công việc của mình. Các bạn hãy đọc và tạo cho doanh nghiệp mình một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nhé!