- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định.
- Phối hợp với Bệnh viện (kí hợp đồng với doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ thường trực cấp cứu) tiến hành sơ cứu, cấp cứu và điều trị kịp thời các trường hợp cấp cứu cho người lao động trong nhà máy khi có ốm đau, tai nạn lao động, ngộ độc thực phẩm…xảy ra.
- Quản lý cở sở vật chất; trang thiết bị vật tư y tế trong phòng y tế và tủ sơ cấp cứu được bố trí dưới hiện trường.
- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, ngộ độc thực phẩm.
- Lập và quản lí thông tin về hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có); hồ sơ cấp cứu Tai nạn lao động tại cơ sở lao động (nếu có).
- Tổ chức tập huấn công tác sơ cứu cho người lao động tại cơ sở.
- Xây dựng các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo mùa, bệnh phát sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
- Chăm sóc sức khỏe cho người lao động (bệnh lý thông thường) tại cơ sở và sơ cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
- Phối hợp với ban an toàn – vệ sinh lao động xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp , giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng chống, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
- Triển khai các chương trình: Hội thảo tư vấn, đào tạo/tuyên truyền nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe cho người lao động.