- Đánh giá hiệu suất và tiêu cực trong hoạt động: Xác định các chỉ số hiệu suất quan trọng như sản xuất hàng ngày, tỷ lệ lỗi, thời gian chờ đợi, vi phạm tiêu cực v.v. Dựa trên đánh giá này để thực hiện các biện pháp cải tiến
- Tư vấn việc điều hành các hoạt động khác thuộc quản lý ngành dọc: Các hoạt động từ phòng ban lĩnh vực khác, bao gồm các nhân sự, tài chính, kinh doanh, vật tư, chất lượng, khách hàng, quản lý marketing, hành chính nhân sự.. có mối quan hệ và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh thì có sự tham vấn ý kiến giúp cho Phòng ban khác hoàn thành nhiệm vụ, trừ các tình huống bảo mật theo chỉ đạo Ban Giám Đốc và Hội Đồng Quản Trị
- Giám sát và kiểm soát: Theo dõi quá trình sản xuất, giám sát hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Sử dụng hệ thống giám sát để theo dõi tiến độ sản xuất và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra
- Quản trị lập kế hoạch sản xuất kinh doanh: Xác định nhu cầu sản xuất, dựa trên dự báo thị trường và đơn đặt hàng, để lập kế hoạch sản xuất dựa trên khả năng sản xuất hiện có. Điều này bao gồm quyết định về số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian sản xuất và phân bổ tài nguyên
- Quản lý rủi ro: Xác định và quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Phát triển kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, hỏng hóc thiết bị, thiếu nguyên vật liệu, vi phạm hành lang pháp lý,...
- Tối ưu hóa quy trình: Liên tục cải tiến quy trình sản xuất để tăng hiệu quả, giảm thời gian sản xuất và tiết kiệm tài nguyên. Áp dụng các phương pháp Lean, Six Sigma hoặc quản lý tự động hóa để cải thiện quy trình
- Quản trị xây dựng kế hoạch sản xuất theo đợt, tháng, quý, năm theo yêu câu của ban lãnh đạo
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Định kỳ cung cấp đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực của nhân viên
- Quản trị nguồn lực: Đảm bảo rằng nguyên vật liệu, lao động và thiết bị cần thiết đều có sẵn trong quá trình sản xuất. Tối ưu hóa sản xuất & việc sử dụng nguyên liệu để tránh lãng phí và chi phí không cần thiết
- Sử dụng công nghệ mới: Khai thác các tiến bộ công nghệ trong sản xuất như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things để cải thiện quy trình và giảm lỗi
- Quản lý nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Trong lĩnh vực này, quản lý điều hành đảm bảo rằng quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm được thực hiện một cách hiệu quả để tạo ra các sản phẩm hoặc giải pháp mới
- Bảo đảm chất lượng: Đảm bảo rằng quy trình sản xuất tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Thực hiện kiểm tra chất lượng định kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng