Hạch toán thuế môn bài là gì? Các bút toán hạch toán thuế môn bài như thế nào? Hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133 có gì khác so với hạch toán thuế môn bài theo thông tư 200? Tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

I. Hạch toán thuế môn bài là gì?

Cách hạch toán thuế môn bài

Thuế môn bài trong tiếng anh là “license tax”, là một loại thuế được thu và tính phí khi đăng ký hoạt động với giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước quy định. Loại thuế này được Nhà nước tiến hành thu định kỳ hàng năm, dựa theo bậc và số vốn mà doanh nghiệp đăng ký, hoặc có thể dựa trên doanh thu trong năm của doanh nghiệp để tính đúng nhất số thuế mà doanh nghiệp phải chi trả. Đây là một trong những loại thuế bắt buộc và được áp dụng hầu hết với các doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên phạm vi quốc gia. (Theo thông tư 96/2002/TT-BTC ban hành ngày 24/10/2002 và Thông tư 42/2003/TT-BTC ban hành ngày 07/05/2003 của Bộ Tài chính) 
 
Hạch toán thuế môn bài là hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép của doanh nghiệp đối với mức chi phí thuế mình phải đóng cho Nhà nước, thông qua quá trình này thì cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đều có thể kiểm tra, quản lý và nắm bắt được hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội đem lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. 

II. Bút toán hạch toán thuế môn bài

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm sau nữa nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi mức thuế môn bài ban đầu. Bút toán hạch toán thuế môn bài thường được hạch toán vào đầu năm tài chính và được làm như sau:
a) Theo Quyết định số: 48/2006 QĐ-BTC
Nợ TK 6422: đây chính là thuế môn bài cần phải nộp
Có TK 3338: Đây chính là các loại thuế khác
b) Theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
Nợ TK 6428: đây chính là thuế môn bài cần phải nộp
Có TK 3338: Đây chính là các loại thuế khác
Tuy nhiên để tính ra được số thuế môn bài phải nộp. Thì phải dựa vào số vốn điều lệ được ghi trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Và bảng bậc thuế Môn bài được quy định tại TT 42/2013/TT-BTC như sau:

Căn cứ vào số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)Mức lệ phí thuế môn bài cần phải đóng
Trên 10 tỷ đồng3 triệu đồng/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống2 triệu đồng/năm
Chi nhanh, các văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế khác.1 triệu đồng/năm


Căn cứ vào số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
Mức lệ phí thuế môn bài cần phải đóng:
Trên 10 tỷ đồng:
3 triệu đồng/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống:
2 triệu đồng/năm
Chi nhánh, các văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
1 triệu đồng/năm
 
c) Còn khi các bạn đi nộp tiền thì hạch toán như sau:
Nợ 3338: số thuế môn bài phải nộp
Có 111/112: số tiền nộp


III. Hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133 và thông tư 200

1. Nộp tờ khai lệ phí môn bài

 Dựa trên tờ khai thuế môn bài nộp tại các cơ quan thuế bạn cần thực hiện như sau:

Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo quy định của tt200 như sau:
Nợ  tài khoản 6425: - Thuế, phí và lệ phí.
Có tài khoản 3339: - Phí và lệ phí
Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo quy định của tt133 như sau:
Nợ tài khoản 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có tài khoản 3339: - Phí và lệ phí

2. Khi bạn gửi tiền vào ngân sách

Trên cơ sở nộp tiền vào ngân sách, bạn khai báo:
Nợ tài khoản 3339:
Có tài khoản 111, 112:

3. Hướng dẫn hạch toán tiền nộp thuế môn bài chậm bị phạt

  • Khi công ty nhận được quyết định xử phạt từ cơ quan thuế:

Nợ tài khoản 811: Chi phí khác

Có tài khoản 3339: phí và lệ phí

  • Khi bạn trả tiền phạt (theo tài liệu gửi tiền vào ngân sách):

Nợ tài khoản 3339: Phí và chi phí

Có tài khoản 111/112.

  • Kết thúc thời hạn chuyển nhượng:

Nợ tài khoản 911

Có tài khoản 811

Lưu ý: Các khoản phạt do nộp thuế môn bài chậm đều sẽ không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
"Khoản tiền phạt hành chính áp dụng với các trường hợp: vi phạm chế độ kế toán, kinh doanh, hoạt động an toàn giao thông, nộp thuế chậm và nhiều việc vi phạm thuế khác nữa"  (Trích khoản 2, Điều 4 Thông tư 96/2015 / TT-BTC).

4. Hướng dẫn cách hạch toán lệ phí môn bài theo thông tư 133 và tt 200

  •  Nếu hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133:

Nợ TK 6422: (Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có TK 3338: (Các loại thuế khác)

  •   Nếu hạch toán thuế môn bài  theo Thông tư 200:

Nợ TK 6425: (Thuế, phí và lệ phí)
Có TK 3338: (Các loại thuế khác)


IV. Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng mà 123job đã chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về hạch toán thuế môn bài, hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133, hạch toán thuế môn bài theo thông tư 200, ngoài ra các bạn có thể dễ dàng hạch toán thuế môn bài qua phần mềm misa. Đây là một phần mềm hữu ích dành cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng và thuận tiện hạch toán các loại thuế. Mong rằng những thông tin này sẽ có mang lại hiệu quả trong công việc của bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài của 123job, hãy theo dõi và ủng hộ 123job cho những bài viết khác sắp tới nhé!