Trong thời kì hội nhập, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nở rộ tạo nên một thị trường kinh doanh sôi động với hàng loạt các thương hiệu nổi trội. Vậy cần làm gì để tạo cho doanh nghiệp mình dấu ấn riêng? Giải pháp tối ưu nhất chính là marketing.

Sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp tạo nên thị trường kinh doanh sôi động với hàng loạt thương hiệu nổi bật. Việc tạo nên dấu ấn khác biệt và ưu thế vượt trội cho doanh nghiệp mình thì khâu Marketing được xem như lời giải pháp tối ưu cho bài toán cạnh tranh. Để thành công với ngành Marketing, bạn phải có một quá trình định hướng rõ ràng. Trước hết, bạn phải nắm rõ Marketing là gì? Học những gì? ra trường làm gì?...Khi đã có cái nhìn toàn diện về ngành Marketing thì cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn. 

I. Khái quát chung về Marketing

1. Marketing là gì?

Marketing là một hình thức phố biến giúp kết nối khách hàng, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm. 

2. Nhân viên marketing (Marketer) là gì?

Người làm marketing trong một doanh nghiệp được gọi là marketer. Marketer thực hiện công việc phân tích, nghiên cứu, phân loại thị trường, đồng thời lên chiến lược cung cấp sản phẩm tới phân khúc khách hàng tiềm năng

II. Marketing gồm những mảng nào? 

Chân ướt chân ráo đến với nghề marketing, chắc hẳn nhiều người sẽ băn khoăn không biết marketing gồm những mảng nào? Những mảng đó sẽ làm về những gì? Và mảng nào thì phù hợp với bản thân? 

1. Brand team

Brand team được coi là mảng “nền móng” trong quá trình marketing. Để có thể xây dựng thương hiệu nổi bật và các hoạt đông marketing về sau được thuận lợi thì nền móng phải được đảm bảo vững chắc. Người làm brand team có nhiệm vụ là lên các chiến lược định hướng, phát triển thương hiệu, lên kế hoạch tung các sản phẩm ra thị trường, đồng thời thông qua các chiến dịch truyền thông giao tiếp với khách hàng

 Các nhân viên brand team đòi hỏi phải có óc logic, tư duy nhạy bén và linh hoạt vì phải tiếp xúc với rất nhiều số liệu và phải đưa ra quyết định hàng ngày. Bên cạnh đó, còn phải có kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo vì phải tiếp xúc với nhiều loại khách hàng đồng thời phải làm việc với nhiều phòng ban khác trong nội bộ công ty. Vì là một trong những phần đầu não của của quá trình marketing doanh nghiệp nên nhu cầu tuyển dụng hiện nay khá nhiều tạo cơ hội cho những ai có ý định bén duyên với brand team

2. Research Agency

Yêu thích marketing mà không có óc sáng tạo thì có làm được marketing không? Câu trả lời là có. Research Agency chính là thứ sinh ra cho bạn. Hiểu một cách đơn giản thì reseach agency đối lập hoàn toàn với brand team.  Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết để đưa ra kết quả và những thông số chính xác nhất. Làm về ngiên cứu thị trường là những người có hiểu biết sâu rộng về thị trường, đồng thời phải nắm bắt được tâm lý khách hàng vì họ là những người trực tiếp phỏng vấn định tính, nghiên cứu định lượng, tổng hợp, phân tích để đưa ra câu trả lời cho bài toán kinh doanh giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn nhất cho sản phẩm.  

3.  Creative Agency

Một công việc lý tưởng cho các bạn có sự sáng tạo. Creative Agency là mảng lên ý tưởng, biến những nội dung mà doanh nghiệp cần truyền tải thành các sản phẩm truyền thông kết nối tới người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng, mà các creative agency còn cần biến nó thành sản phẩm thực tế như: hình ảnh. MV quảng cáo, PG…

4.  Digital Marketing

Digital Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên số. Digital Marketing là một từ khóa đang dần trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn đang học về ngànhmarketing, công nghệ thông tin, kinh doanh… 

Digital Marketing là chiến lược dùng internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin (Asia Digital Marketing Association).

Hầu hết các digital marketer phải thành thạo ít nhất một công cụ nhất định. Sau khi đạt đến level cao hơn, các digital marketer sẽ phải trang bị thêm một số kĩ năng như: kế hoạch chiến lước, điều phối dự án… Tùy vào mỗi người sẽ có định nghĩa và sự phân chia khác nhau về digital marketing. Trong khuôn khổ bào viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn 03 Platfoms chính trong Digital Marketing bao gốm: Quảng cáo, Search Marketing, Content.

  • Quảng cáo (ads): Gần gũi nhất chính là Facebook ads, Google ads.., Quảng cáo tập trung cho tối ưu hóa về mặt kĩ thuật giúp quảng cáo ngày càng hiệu quả, phục vụ đạt được mục địch cụ thể đặt ra. 
  • Search marketing: là việc làm tối ưu các thứ hạng tìm kiếm. Search marketing yêu cầu hiểu biết về nghiên cứu từ khóa, tư duy tối ưu SEO page… 
  • Content: Tất nhiên, muốn chạy được marketing thì bắt buộc phải có content. Các nhân viên content vừa phải có kĩ năng viết lách, vừa phải có kiến thức về marketing nền tảng, đồng thời có sự am hiểu nhất định về sự quan tâm và trải nghiệm của người dùng trên các kênh khác nhau, từ đó đưa ra các nội dung phù hợp với từng kênh. 

5. Trade Marketing

Trade Marketing hay còn được gọi là những chiến binh bán hàng. Hình ảnh của các nhân viên tiếp thị sản phẩm chắc chắn không còn xa lạ khi các bạn dạo một vòng siêu thị. Đối tượng của Trade Marketing là các shopper- những người mua hàng. Nhiệm vụ chính là cuộc chiến tại điểm bán để được trở thành ưu tiên lựa chọn của các shopper.

III. Tầm quan trọng của Marketing

Marketing có tầm ảnh hưởng cực kì lớn đối với doanh nghiệp

1. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp

Danh tiếng doanh nghiệp càng lớn thì sản phẩm bán được càng nhiều. Điều đó cho thấy rằng nếu bạn có một chiến lược marketing đúng cách, doanh thu bán hàng chắc chắn sẽ đi lên trong thời gian ngắn. 
marketing có vai trò vô cùng quan trọng
Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp 

2. Vai trò của Marketing đối với người tiêu dùng

Càng nhiều sản phẩm được tung ra thị trường thì cũng có càng nhiều các quảng cáo đi kèm. Dựa vào những quảng cáo đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Ngoài ra, người dùng cũng được cung cấp địa chỉ mua hàng, được đưa ra ý kiến đánh giá của mình thông qua các kênh marketing

3. Vai trò của Marketing đối với cộng đồng

Được mô tả giống như là cung cấp một mức sống đối với xã hội. Khi marketing hiệu quả thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. Hiệu quả của hệ thống đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng nhiều đến phúc lợi xã hội, đặc biệt là khối các hoạt động vận tải và phân phối.

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nâng cao hoạt động ở khâu buôn bán và các khía cạnh của buôn bán là nguyên tắc cơ bản để nâng cao hơn nữa mức sống của xã hội. Một quốc gia phải có sự mở cửa, linh hoạt trao đổi buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, đi đôi với phát triển nguồn lực trong nước. 

Xem thêm: Những kiến thức cơ bản về Marketing Mix kèm Case Study cụ thể

IV. Xu hướng phát triển của Marketing

1. Sự tăng trưởng của AI

Artifical Intelligence- Trí thông minh nhân tạo không còn là công nghệ xa lạ nữa. Thực tế, bạn đang tiếp xúc với trí thông minh nhân tạo mỗi ngày, từ các quảng cáo trên google, trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo… Hơn một nửa các marketer đã sử dụng AI như một công cụ trong các chiến thuật của họ. 

2. Live Video (video trực tiếp)

Ắt hẳn các bạn đã ít nhất một lần thấy các video live stream trên facebook giới thiệu, mở bán các sản phẩm rồi đúng không? Với lượng truy cập các trang mạng xã hội ngày càng lớn như hiện nay, Live Video ngày càng phát triển theo cấp số nhân. Thường người dùng sẽ thích xem trực tiếp hơn là phải tự đọc thông tin trên các trang chính thống. Trên thực tế, Live Video thu hút người xem gấp 3 lần thông thường. 

Chúng ta có thể sử dụng một số mẹo để bắt đầu với Live Video: 

  • Khi tham dự một event “hot”, hãy live video toàn cảnh để những người không tham dự cũng có thể có một cái nhìn toàn cảnh về event đó (tất nhiên là trong trường hợp event đó là event công khai và cho phép bạn được chụp ảnh hoặc live video nhé)
  • Thỉnh thoảng update bí quyết bán hàng của bạn, hay khoe kỳ nghỉ hoặc chuyến đi dựa trên số tiền mình kiếm được từ việc khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của mình. 
  • Hãy thử đưa ra những ưu đãi đặc quyền mà chỉ những người tham gia vào live video của bạn mới được hưởng. 
Xu hướng phát triển của marketing
Live Video chính là một cách Marketing hiệu quả trong thời đại công nghệ 

3. Mức tiêu thụ video sẽ tiếp tục tăng trưởng

Hiện nay, điện thoại di động ngày càng phổ biến. Vậy nên nếu website của bạn mới chỉ dừng lại ở trên laptop hoặc tablet thì bạn thay đổi một chút chiến lược của mình nhé. 

Theo nghiên cứu về sự phổ biến của các thiết bị dùng để duyệt web thì:

  • Smartphone dẫn dầu với 51.4%
  • Laptop chiếm vị trí thứ 2 với 43.4% 

4. Marketing trải nghiệm khách hàng sẽ phát triển

Hiểu một cách khái quát thì marketing trải nghiệm khách hàng là bạn phải đảm bảo khách hàng sẽ có những trải nghiệm khiến họ hài long khi tiếp thị cho họ. 

Tạo được sự thoái mái đối với sản phẩm tới khách hàng, bạn sẽ đặt nền móng cho sự trung thành với thương hiệu sản phẩm. Chắc chắn rồi, giữa các doanh nghiệp cùng bán một sản phẩm, thì bên nào mang tới sự trải nghiệm cho khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp đó được ưu tiên lựa chọn. Đó là lý do vì sao content marketing được sử dụng nhiều để quảng bá sản phẩm. 

5. Content marketing sẽ trở nên quan trọng hơn

Một trong những mảng đầu não của marketing. 70% người dùng cho rằng họ thích đọc một bài viết để bắt đầu tìm hiểu về một doanh nghiệp hơn. Bên cạnh đó, content marketing là hình thức marketing tiết kiệm nhất, lại cũng có thể tạo được nhiều khách hàng tiềm năng. 

6. Tìm kiếm bằng giọng nói

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, các thiết bị công nghệ cũng kèm theo các tính năng giúp người dùng dễ truy cập và tìm kiếm thông tin, và tìm kiếm bằng giọng nói là một ví dụ điển hình. Người dùng có thể tìm kiếm bằng giọng nói thông qua các thiết bị: smartphone, loa thông minh, laptop, tablet…

 Khi cần tìm thông tin có từ khóa dài hoặc các câu thoại, người dùng sẽ có xu hướng dùng tìm kiếm bằng giọng nói. Vậy nên, cần tối ưu hóa việc tìm kiếm bằng giọng nói thông qua content marketing. 

7. Quảng cáo nhưng không phát sóng trên truyền hình

Như đã nói ở trên, mọi người đều có thể tự xem video trên chính các thiết bị di động của họ, điều đó thể hiện rằng, xu hướng của các chương trình sẽ xuất hiện trên nền tảng social media nhiều hơn là các kênh truyền hình thông thường trên TV. Điển hình như Amazone, Youtube,… đều có những series riêng biệt hay Nexflix cho ra những chương trình chỉ độc quyền trên nền tảng của mình. 

8. Chiến lược social media sẽ là cơ hội tốt nhất giúp bạn tiếp cận với khách hàng

Các doanh nghiệp hiện nay đều năm bắt được cách để tối ưu quảng cáo, nên cùng một mặt trận mà có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh, khiến cho việc tiếp cận khách hàng gặp nhiều khó khăn hơn, buộc doanh nghiệp phải đấu tranh cho sự tồn tại và hiện diện của chính mình. Để đạt được mục tiêu đó, điều bạn cần làm là xây dựng một chiến lược content marketing, trade marketing cụ thể cho truyền thông trên mạng xã hội, bất kể bạn loại hình doanh nghiệp nào, thương hiệu bành trướng hay chỉ là doanh nghiệp nhỏ. 

9. “Tấn công” thế hệ Z

Những công dân được sinh ra trong khoảng những năm từ 1995 – 2000 được gọi là thế hệ Z. Đó là khoảng thời gian có nhiều sự biến đổi trong công nghệ trực tuyến. Thế hệ Z chính là những người tiêu dùng nhiều trong thập niên này và nhiều thập niên sắp tới nên nhiều doanh nghiệp đã bắt tay xây dựng các chiến lược phát triển marketing tập trung vào thế hệ này. 
Marketing
Marketing tấn công vào thế hệ Z 

10. Tính minh bạch là yếu tố quan trọng trong marketing

Các doanh nghiệp cùng hệ thống marketing đang mọc lên như nấm, vậy nên khách hàng sẽ tìm kiếm doanh nghiệp cho họ thấy tính minh bạch và tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng. Khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin trên social media trước khi quyết định có yên tâm sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp hay không.

V. Công việc chính của một Marketer là gì 

1. Xây dựng mục tiêu và kế hoạch

Đối với Marketer, công việc bắt đầu ngày mới là gạch đầu dòng những mục tiêu và bản kế hoạch. Họ sẽ vạch ra những mục tiêu phải hoàn thành trong ngày, theo dõi cột mốc marketing chiến lược. Đối với bất kì loại mục tiêu nào, marketer vẫn phải giữ được tính khả thi và không đánh mất đi tầm cỡ của chúng để chạy đến đích thành công.

 Marketer phải dành nhiều thời gian vào nghiên cứu và đánh giá tầm cỡ cũng như định hướng phát triển của công ty. Kinh nghiệm cho thấy, khi đề ra mục tiêu, hãy đi từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. Một bản kế hoạch thông thường sẽ bao gồm 1-2 mục tiêu lớn và 3-5 mục tiêu nhỏ bổ trợ. 

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, mục tiêu nhỏ không nhất thiết là thứ không thế thay đổi. Chúng phải luôn được kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả để đưa ra những định hướng phù hợp và thay đổi khi cần thiết. Quan trọng nhất là các mục tiêu có sự gắn kết với nhau cùng dẫn đến cái đích mà mình muốn.

 Khi đã xây dựng được mục tiêu rồi, việc cần làm của bạn bây giờ là xây dựng kế hoạch, chiến lược hành động, tất nhiên là phải dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Một bản kế hoạch chi tiết sẽ đưa các Marketer men theo đúng con đường của mình.  

2. Theo dõi, phân tích đối thủ

Các đối thủ có thể “hạ” chúng ta bất cứ lúc nào, vậy nên marketer luôn phải đặt vào trong tầm ngắm. Thông tin về các đối thủ cạnh tranh chỉ hiện hữu và phát tán trên mặt báo một cách rất “sương sương”, điều này gây cản trở rất nhiều cho quá trình thu thập thông tin của bạn. Đương nhiên bạn cũng chẳng có cách nào để đối thủ cung cấp cho bạn bản kế hoạch cả. Nhưng không có nghĩa là bạn không có cách nào để “sát sườn” đối thủ của bạn. 

 Vũ khí chính là các trang web của đối thủ, đó luôn là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp thông tin cho bạn. Tất nhiên rồi, bạn sẽ thấy được các thông tin về sản phẩm, cách tiếp cận khách hàng hay nhu cầu tuyển dụng của công ty họ. Vậy nên, hãy chịu khó theo dõi họ hàng ngày, thường xuyên để ý và cập nhật thông tin về các sản phầm mà họ tung ra thị trường. 

Một vũ khí nữa cũng không kém phần lợi hại chính là các khách hàng tiềm năng của bạn. Kể cả có khác nhau về cách thức và phương châm hoạt động, tiếp cận khách hàng đi chăng nữa thì mục địch chung của họ cũng tương đối giống với công ty của bạn, chính là tranh giành khách hàng. Có thể đưa ra một cuộc khảo sát về mức độ hài long đối với sản phẩm của khách hàng, bên cạnh đó “gài” thêm một số câu hỏi như: Tại sao lại chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty X, ý kiến về sản phẩm, đánh giá chung của khách hàng về các sản phẩm cùng loại trên thị trường…Và tệ nhất là khi khách hàng tiềm năng của bạn quay sang lựa chọn công ty đối thủ, thì cũng hãy tỉnh táo xin họ lý do nhé. Từ những điều đó, bạn có thể nắm bắt tâm lý khách hàng và hiểu thêm được cách “ra đòn” của đối thủ. 

 Mặt khác, các nhà cung ứng và phân phối cũng có thể cho bạn những thông tin mà bạn cần đó, vì họ trực tiếp làm việc với cả bạn và đối thủ của bạn. 

3. Nghiên cứu khách hàng tiềm năng

Một đối tượng mà marketer luôn phải để mắt đến- những khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ phải nghiên cứu xem, bạn sẽ xếp nhưng phân khúc khách hàng như thế nào vào mục khách hàng tiềm năng. 

 Một trong những vũ khí tối thượng mà marketer cần sử dụng đó chính là Consumer portrait- một bức chân dung toàn diện cùng chi tiết về đối tượng khách hàng của bạn. Tùy vào nhóm ngày và phân loại sản phẩm mà chúng ta sẽ có những thông tin như: nhân khẩu học, insight và hành vi mua sắm của khách hàng. 

Quy trình “vẽ” ra một bức chân dung khách hàng: 
  • Thu thập thông tin
  • Phân tích dữ liệu 
  • Cập nhật hồ sơ. 

 Tạo một cuộc điều tra với nhiều nhóm đối tượng: khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng… phù hợp với tiêu chí sản phẩm. Hãy tìm kiếm thông tin của họ thông qua các kênh online và cả offline, và điều tra hành vi của những khách hàng in-store và cả qua hotline nữa nhé. 

 Đã có dữ liệu rồi thì việc cần làm bây giờ là phân tích và phân loại các nhóm đối tượng. Từ đó xác định được khách hàng tiềm năng nhất. Đôi khi nhóm khách hàng đông nhất lại chẳng phải nhóm chịu chi nhất, khi đó hãy dựa vào định hướng cảu công ty và thói quen mua sắm của khách hàng để đưa ra chiến lược phù hợp biến thiểu số thành đa số. 

Thị trường luôn thay đổi và nhu cầu của khách hàng cũng vì thế mà thay đổi theo. Do đó hãy chăm chỉ, tự giác cập nhật hồ sơ khách hàng, đừng để đến lúc họ than vãn và sẵn sàng rời đi nhé.

4. Làm “tình” với các con số

Đặc điểm nhận dạng của một marketer: cuồng dữ liệu. Họ sẽ dựa trên các con số để bắt đầu làm việc và đưa ra các quyết định. Nói dễ hiểu, chính là làm “tình” với các con số. 

 Vì lẽ đó, một marketer chuyên nghiệp sẽ phải đặc biệt yêu thích các con số: thu thập, phân tích, đánh giá,… Marketer sẽ là người tiếp nhận tất cả các dữ liệu từ các cuộc khảo sát hay nghiên cứu thị trường. Sau đó họ sẽ dùng các “vũ khí” chuyên dụng để phân tích, báo cáo và giám sát dữ liệu. 

CPM sẽ là một công cụ đưa ra các con số biết nói cho marketer. Tất cả các thông số liên quan đến website và các mạng xã hội đều được hiển thị thông qua CPM

5. Tiếp nhận phản hồi từ các kênh truyền thông

Khách hàng sẽ đưa ra cho bạn phản hồi trực tiếp thông qua các kênh truyền thông. Đừng bao giờ bỏ qua bất kì một inbox nào. Kiểm tra và phản hồi chính là cách thể hiện sự lắng nghe của bạn với khách hàng. 

 Thời đại của công nghệ hóa, các kênh truyền thông chính là phương thức giao tiếp của bạn với thế giới bên ngoài. Theo nghiên cứu cho thấy, 63% khách hàng muốn doanh nghiệp lắng nghe họ nhiều hơn. Những phản hồi từ khách hàng sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và cách thức marketing, giúp nâng cấp chiến lược của bạn. 

6. Sáng tạo những nội dung tuyệt vời

Không chỉ ngồi quan sát đối thủ hay lắng nghe khách hàng, công việc marketing còn bao gồm viết lách và sáng tạo. Sự sáng tạo dựa trên những con số. Chỉ những con số mới cho họ biết họ cần gì cho chiến lược phát triển của họ. 
Một Marketer cũng nên nắm bắt được những “trend” thịnh hành để áp dụng vào văn phong của mình giúp thu hút người đọc hơn. Nhưng cốt lõi vẫn phải giữ được sự nhất quán với thương hiệu sản phẩm và phù hợp với hành vi thị trường.  

VI. Kỹ năng cần thiết của nhân viên marketing

1. Khả năng thích nghi và linh hoạt

Đặc thù công việc đòi hỏi các marketer phải thích nghi và linh hoạt với thị trường. Bạn sẽ phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, nắm bắt chính xác quy mô, mức cạnh tranh và thị phần của thị trường. 
Các Marketer sẽ phải nhận dạng, lựa chọn và thu thập thông tin, xử lý thông tin khách hàng, đáp ứng nhu cầu trong mỗi thời điểm, làm cơ sở cho nghiên cứu ở giai đoạn sau. 

2. Nhiệt tình và sáng tạo

Giữ vững lửa đam mê và không ngừng sáng tạo, tìm ra những giải pháp tiếp thị phù hợp, phát triển thương hiệu theo hướng đúng đắn và hiệu quả. Bạn cũng cần phải không ngừng trau dồi và cập nhật kiến thức để đưa ra chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả. 

3. Kỹ năng giao tiếp

Muốn bán được sản phẩm hay tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng, thì nhân viên marketing phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn sẽ là bộ mặt của thương hiệu truyền đạt đến cho khách hàng những giá trị mà họ muốn, thuyết phục họ trở thành khách hàng mục tiêu hay cao hơn nữa là những khách hàng tiềm năng. 

4. Nhạy cảm với thị trường

Thị trường tiêu dùng luôn thay đổi từng ngày từng giờ, nếu các nhân viên marketing không có sự nhạy cảm nhất định sẽ không thể theo sát được diễn biến của thị trường. 
kỹ năng làm nghề marketing
Yêu cầu cần có của nhân viên marketing 

5. Nắm bắt tâm lý khách hàng

Quá nhiều kênh marketing để khách hàng lựa chọn, nên để khách hàng chú ý đến mình thì bạn cần phải tạo lập cho mình những kênh thông tin vệ tinh tức là tại bất kì thời điểm nào bạn cũng cần có mối quan hệ mất thiết với mọi đối tượng, độ tuổi, phân khúc khách hàng…

6. Lập kế hoạch hiệu quả

Media Plan cũng là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên marketing. Các nhân viên cần biết chia kênh phân phối, xây dựng thương hiệu, tổ chức… Tùy thuộc vào tình hình của mỗi công ty mà cần phải vận dụng những chiến thuật marketing để tối ưu hóa, chủ động trong việc xây dựng kế hoạchmarketing hiệu quả.

7. Thuyết trình – kể chuyện

Người thuyết trình được xem như bộ mặt của thương hiệu, truyền đạt cho những khách hàng những gì họ muốn. Mỗi bài thuyết trình là một cơ hội để thay đổi hành vi khách hàng, giúp doanh nghiệp từng bước chiếm lĩnh thị phần và cũng cố vị trí cũng như tên tuổi của thương hiệu.

8. Tận dụng Internet Networking – Marketing Online

Như đã nói ở trên, trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển mạnh như vũ bão thì marketing online trở thành ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp đang phấn đấu trở thành thương hiệu xuất hiện đầu tiên và nổi bật bằng cách chạy quảng cáo khắp các mạng xã hội. Các nhân viên marketing sẽ cần phải có những kỹ năng về SEO, Adwords… để làm nên marketing trong kỉ nguyên số. 

9. Bản lĩnh – sáng tạo

Sự sáng tạo cần có của một marketer đã được nhắc đến ở trên, nên ở đây tôi chỉ nhắc đến sự bản lĩnh. Trong điều kiện môi trường làm việc nhiều áp lực và căng thẳng thì kỹ năng cần có của nhân viên marketing chính là bản lĩnh. Luôn tự tin và cứng rắn trong chiến lược, chiến thuật của mình cùng với sự sáng tạo không ngừng chắc chắn sẽ khiến bạn ngày càng thành công hơn trong lĩnh vực của mình. 

VII. Kết luận

Trên thực tế, marketing tưởng là khái niệm đơn giản nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa marketing và sale. Marketing không chỉ tồn tại trong quá trình bán hàng và tiếp thị sản phẩm đến gần hơn với công chúng mà nó còn xuất hiện trong tất cả quá trình hình thành và phát triển của một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ từ đầu đến cuối.