Các cách phân loại chiến lược marketing, các ví dụ thực tế về chiến lược marketing đỉnh cao như: Chiến lược marketing của Vinamilk, chiến lược marketing của Grab, chiến lược marketing của Coca Cola, chiến lược marketing của Biti's Hunter sẽ được đề cập.

I. Các loại chiến lược marketing

1. Theo cách tiếp cận cạnh tranh

a. Chiến lược của người dẫn đoạn thị trường

Hầu hết các ngành công nghiệp đều có một doanh nghiệp được thừa nhận như người dẫn đầu thị trường. Doanh nghiệp này có thị phần lớn nhất trong thị trường sản phẩm tương ứng. Nó thường dẫn đầu các doanh nghiệp khác về thay đổi giá cả, giới thiệu sản phẩm mới, khối lượng phân phối và cường độ cổ đông. Người dẫn đầu thị trường là điểm chuẩn định hướng đối với các đối thủ cạnh tranh thách thức, theo đuổi hay lấp chỗ trống thị trường.

b. Chiến lược của người thách thức thị trường

Những doanh nghiệp chiếm hàng thứ hai, thứ ba hay thấp hơn trong một ngành công nghiệp có thể áp dụng một trong hai chiến lược cạnh tranh. Họ có thể tấn công vào doanh nghiệp dẫn đầu và các đối thủ khác trong một nỗ lực nhằm tăng thêm thị phần (những người thách thức thị trường ), hoặc họ có thể hợp tác với các đối thủ và không những chạm đến ai cả (những người theo đuổi thị trường )

c. Chiến lược của người đi theo thị trường

Có nhiều doanh nghiệp đứng hàng thứ hai chủ trương chiến lược đi theo hơn là thách thức người đứng đầu thị trường. Một người đi theo thị trường phải biết làm cách nào để giữ các khách hàng hiện có và đạt được thêm một số khách hàng mới. Mỗi người đi theo thị trường đều cố gắng mang đến cho khách hàng mục tiêu của mình những lợi điểm riêng về địa điểm, dịch vụ, tài chính. Người đi theo thị trường phải biết giữ cho chi phí của mình thấp, chất lượng sản phẩm cao, và dịch vụ tốt.

d. Chiến lược của người lấp chỗ trống thị trường

Hầu như trong mọi ngành đều có những doanh nghiệp nhỏ chuyên môn hoá vào những phần thị trường mà ở đó họ tránh được sự đụng chạm với các doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp nhỏ này cố tìm lấy một hoặc nhiều chỗ an toàn và có lợi trên thị trường, chiếm những khoảng trống của thị trường mà họ có thể phục vụ một cách có hiệu quả, thông qua sự chuyên môn hoá mà những doanh nghiệp lớn ít hoặc không quan tâm đến. Họ phải cố gắng hiểu rõ khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn những người tình cờ cho khoảng trống thị trường đó. Người lấp chỗ trống thị trường thường đạt lợi nhuận cao, trong khi người bán đại trà đạt được khối lượng lớn.

Chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing

2. Theo cách tiếp cận Marketing mix

a. Chiến lược marketing không phân biệt

Doanh nghiệp có thể quyết định không xem xét những khác biệt giữa các phân đoạn thị trường, mà theo đuổi toàn bộ thị trường bằng một loại sản phẩm. Họ tập trung vào đặc điểm phổ biến trong nhu cầu khách hàng hơn là những điểm khác biệt. Với chiến lược marketing không phân biệt họ thiết kế một sản phẩm và một chương trình Marketing hướng vào đa số khách hàng, thực hiện kiểu phân phối và quảng cáo đại chúng nhằm tạo cho sản phẩm của mình một hình ảnh tuyệt hảo trong tâm trí khách hàng.

b. Chiến lược marketing phân biệt

Chiến lược marketing phân biệt là chiến lược mà doanh nghiệp quyết định hoạt động trong nhiều phân đoạn thị trường và đối với mỗi phân đoạn thị trường, cống hiến những sản phẩm khác nhau. Bằng việc đưa ra những sản phẩm khác nhau cho những phân đoạn thị trường khác nhau và thực thi các chương trình marketing phù hợp, doanh nghiệp hy vọng đạt được mức doanh số cao hơn và chiếm vị trí vững chắc hơn trong nhiều phân đoạn thị trường. Nhờ đó sẽ có được sự thừa nhận hoàn toàn của khách hàng về doanh nghiệp trong loại sản phẩm này. Hơn nữa, doanh nghiệp hy vọng rằng khách hàng có thể mua hàng của mình nhiều lần vì mặt hàng đó đáp ứng được ước muốn của khách hơn các hãng khác.

c. Chiến lược Marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung nhằm vào một đoạn thị trường nào đó phù hợp với khả năng của mình. Đây là chiến lược phù hợp với các công ty tham gia thị trường, khả năng tài chính, công nghệ, nhân lực còn hạn chế. Theo chiến lược này,công ty có thể tập trung được tiềm lực vào đoạn thị trường được chọn, tức là thực hiện chuyên môn hóa cao độ. Do vậy, công ty nâng cao được chất lượng, hạ giá bán, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là độ rủi ro lớn nếu có biến động về nhu cầu thị trường.

II. Ví dụ về các chiến lược marketing thành công

Dưới đây là các ví dụ về chiến lược marketing thành công từ các tập đoàn lớn như Vinamilk,  Grab, Coca Cola, Biti's Hunter, Pepsi, Điện máy xanh, Shopee, Apple, Starbucks, Colgate, Channel.

1. Chiến lược marketing của Vinamilk

Chiến lược Marketing của Vinamilk

Chiến lược Marketing của Vinamilk

Trải qua bao nhiêu năm mà Vinamilk vẫn đứng vững và dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam thực chất là do chiến lược marketing của Vinamilk áp dụng thành công chiến lược 4P.

  • Về sản phẩm (product)

Các dòng sản phẩm của Vinamilk cung cấp đầy đủ các vitamin và  khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của cả gia đình. Tinh khiết từ thiên nhiên, những điều tốt lành đến với bạn mỗi ngày một cách thật dễ dàng và đơn giản. Củng cố xây dựng chiến lược marketing và phát triển một hệ thống các thương hiệu mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người  Việt Nam. Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường nước giải khát có lợi cho sức khỏe mà thương hiệu chủ lực là V­Fresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe con người. Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.

  • Về quảng bá (promotion)

Vinamilk quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, tạp chí, internet, poster… Thường xuyên thay đổi các nội dung, hình thức quảng cáo mới lôi kéo sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng: tăng thể tích sữa giá không đổi, tặng kèm đồ chơi trẻ em. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện các chương trình dùng thử sản phẩm ở những nơi công cộng: siêu thị, trường học… Bên cạnh kinh doanh công ty còn quan tâm tới các hoạt động xã hội, từ thiện như: quỹ khuyến học, tài trợ và phát động chương trình từ thiện.

  • Về giá (price)

Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì đây là yếu tố cạnh tranh và khích lệ người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm. Với chiến lược kinh doanh của Vinamilk thì trong tương lai giá các sản phẩm sẽ được điều chỉnh phù hợp với thu nhập của người lao động. Thường xuyên có những đợt giảm giá, tăng dung tích sữa nhân những ngày kỷ niệm.

  • Về hệ thống phân phối (place)

Hệ thống phân phối nội địa trãi rộng của Vinamilk, với độ bao phủ 125000 điểm bán lẻ hiện nay. Hệ thống tủ đông, tủ mát, xe lạnh cũng được đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nhóm sữa chua. Trong năm 2008, Vinamilk đã đầu tư hơn 7000 tủ đông, tủ mát cho hệ thống phân phối hàng lạnh và hơn 300 xe tải nhỏ cho các nhà phân phối. Mở rộng thị trường nội địa đến người tiêu dùng thông qua 2 kênh: người tiêu dùng điểm bán lẻ và thị trường xuất khẩu: Công ty luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu qua các nước khác trong khu vực và trên thế giới nhằm duy trì và phát triển doanh thu xuất khẩu. Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao đặc biệt là vùng nông thôn và đô thị nhỏ.

Tham khảo: Quy trình tuyển dụng nhân sự của Vinamilk

2. Chiến lược marketing của Grab

Giống như Vinamilk thì Grab cũng đã và đang rất thành công nhờ chiến lược marketing mix. Nhờ đó mà Grab đã ”vượt mặt” đối thủ của mình là Uber để chiếm lĩnh nhiều thị trường đầy tiềm năng của khu vực.

  • Về sản phẩm (product)

Grab luôn phát triển sản phẩm của mình song song với nhu cầu của khách hàng từ đó thích nghi và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Sản phẩm dịch vụ của Grab khá đa dạng, khởi đầu với GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress và gần đây nhất là GrabShare. Ưu điểm của Grab có thể kể đến ứng dụng dễ cài đặt, minh bạch, nhanh gọn, các hình thức khuyến mãi hay chào mừng khách hàng mới luôn được chú trọng. Hơn thế nữa, Grab luôn để tâm đến muôn vàn lợi ích của khách hàng khi họ lựa chọn sử dụng dịch vụ như Grab Pay, Grab Award hay Grab Chat. 

  • Về quảng bá (promotion)

Thương hiệu này truyền thông đến khách hàng mục tiêu bằng chiến lược đa kênh, tận dụng mạng xã hội, YouTube, Instagram… nơi họ có thể giao tiếp và tương tác với khách hàng. Đặc biệt, mọi người khá “quen mắt” với màu xanh lá – ngôn ngữ màu sắc mà Grab tận dụng để khắc ghi vào tâm trí khách hàng từ đó lưu giữ hình ảnh thương hiệu và thông điệp bằng Visual Marketing. Bộ nhận diện thương hiệu được duy trì nhất quán trong các chiến dịch truyền thông chinh phục tâm lý cũng như mức độ tin cậy ở khách hàng. 

  • Về giá (price)

Có thể nói trước khi Uber rời khỏi Đông Nam Á, Grab đã cùng đối thủ “chiếm lĩnh” thị trường, bỏ xa các hãng taxi truyền thống chỉ sau 3 năm thâm nhập vào Việt Nam. Nhưng nếu so sánh với Uber, Grab tuy có mức giá gần như tương đương nhưng luôn được duy trì ở mức ổn định, và khách hàng hoàn toàn biết chính xác giá tiền phải trả trong khi Uber chỉ mang đến một con số ước lượng. Grab thông minh ở chỗ họ cho phép người đi xe thanh toán bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng như Uber, một thói quen phổ biến trong văn hóa tiêu dùng ở Đông Nam Á. Vì lẽ đó Grab càng “hút” khách về mình nhiều hơn. Khuyến mãi, mã giảm giá là “vũ khí lợi hại” của thương hiệu này, Grab khuyến khích bạn đi nhiều hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn. Điều này thúc đẩy hành vi sử dụng của khách hàng đồng thời tiếp cận một cách gần gũi với họ.

Chiến lược kinh doanh của Grab

Chiến lược kinh doanh của Grab

  • Về hệ thống phân phối (place)

Hệ thống hoạt động của Grab sở hữu hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp. Với một chiếc smart-phone cùng kết nối Internet là bạn đã có thể sử dụng ứng dụng được tải về từ App store hay Google play. Giao diện rõ ràng, push-notification, các tính năng linh hoạt giúp Grab được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, thật không khó khi bắt gặp những tài xế với chiếc áo xanh quen thuộc trên đường phố, ở những trung tâm thương mại, khu vui chơi, nói không ngoa khi Grab phủ sóng ở khắp mọi nơi, trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. 

3. Chiến lược marketing của Coca Cola

Chiến lược Marketing của Coca-cola thành công lớn là từ chính cách mà hãng xây dựng thương hiệu từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Khi mà những sự nhất quán về thương hiệu từ màu sắc đến phông chữ hay những cách thiết kế chai khiến cho người dùng cảm thấy dễ dàng nhận biết. Logo màu đỏ và trắng của họ được công nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-Cola vì nó mang lại cảm giác tuyệt vời và mới mẻ. Họ đã giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ phù hợp trong hơn 130 năm. Đây được xem chiến lược kinh điển của hãng tạo ra tấm gương cho các thương hiệu khác noi theo.

4. Chiến lược marketing của Biti's Hunter

Chiến lược Marketing của Biti’s Hunter dựa trên mô hình AIDA trải qua 4 quy trình chiến lược:

  • Bước 1: Awareness (Gây chú ý)

Chiến lược truyền thông của Biti’s nhắm vào việc quảng bá, gây chú ý đến thương hiệu, sản phẩm mới. Mục tiêu: người người nhà nhà biết đến và nói về Biti’s Hunter. Để thực hiện mục tiêu này Biti’s đã lựa chọn Viral Video, là MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng MTP và MV “Đi để trở về” của Sobin Hoàng Sơn, chính là những Video đang gây sốt cộng đồng mạng những ngày gần đây. Đặc biệt với sự lan tỏa của MV “Lạc trôi” hơn 17 triệu lượt xem sau 4 ngày đăng tải có thể khẳng định Biti’s đã thành công với chiến lược đầu tiên này. Chỉ cần seeding, vài câu khích đến anti fan của Sơn Tùng “Sơn Tùng mặc đồ cổ trang nhưng lại đi giày sneaker”, cuộc chiến sẽ bùng nổ giữa fan và anti fan, và chẳng khó khăn gì để mọi thứ được viral, nhà nhà người người chú ý đến Biti’s.

  • Bước 2: Interest (Gây thích thú đối với thương hiệu, sản phẩm)

Biti’s rất thông minh khi sử dụng kênh KOL để truyền thông cho chiến lược tiếp theo, kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm. Với đặc điểm tập khách hàng tiềm năng là các bạn trẻ, qua kênh KOL là các ngôi sao, thần tượng Hot trên mạng, Biti’s đã educate thị trường, tạo thành một trào lưu đi giày mới.

  • Bước 3: Desire (Kích thích, mong muốn, nhu cầu của khách hàng)

Đây là lúc Biti’s sử dụng hàng loạt các bài PR cho chiến lược kích thích nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm của khách hàng. Đầu tiên là các bài PR ngầm, đánh vào lòng yêu nước: Xuất khẩu da giày top đầu thế giới nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt. Sắp tới đây hệ thống Metro Cash & Carry và Big C đã hoàn toàn thuộc về các tập đoàn bán lẻ Thái Lan thì viễn cảnh người Việt đi giày Thái là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tiếp đó là loạt bài PR trực diện nhắm trực tiếp vào sản phẩm, đăng tải trên những site báo lan truyền xu hướng làm đẹp của giới trẻ 

  • Bước 4: Action (Kích thích khách hàng phát sinh hành động đối với sản phẩm)

Để kích thích hành động cho những khách hàng còn đang băn khoăn với quyết định mua Biti’s Hunter, Biti’s đã tung ra các chương trình ưu đãi giảm giá. Chiến lược này càng thành công hơn khi Biti’s kết hợp với các website thương mại điện tử cùng các mã giảm giá trong khung thời gian nhất định.

5. Chiến lược marketing của Pepsi 

Pepsi cũng theo đuổi chiến lược 4P để tạo nên thương hiệu như ngày nay:

  • Về sản phẩm (product)

Tuy Coca đã định vị mình là thứ thiệt trong ngành nước uống giải khát nhưng với chiến lược marketing của Pepsi, họ có thể chứng minh rằng sản phẩm của họ có hương vị ngon hơn. Sự thách thức của Pepsi thể hiện qua cuộc thử nghiệm hương vị kiểu "bịt mắt" với sự tham gia của 800.000 người trong năm 1983. Kết quả là 60% số người tham gia thử nghiệm đã cho rằng Pepsi ngon hơn Coca-Cola. 

  • Về quảng bá (promotion)

PepsiCo là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Tiêu biểu là việc đổi tên bài hát thành "Pepsi-Cola Hits The Spot" - năm 1940 được tạp chí LIFE đánh giá là bài hát bất hủ; "Be Sociable, Have A Pepsi"; "Thế hệ Pepsi" - từ năm 1946-1964; "Joy of Pepsi" - năm 1999; và gần đây nhất là "Say bão Pepsi", "Đã quá Pepsi ơi!" ở thị trường Việt Nam. PepsiCo còn đến với khách hàng qua các phương tiện như phiếu thường, kì thi có thưởng, những cuộc triển lãm thương mại và các hoạt động khuyến mãi khác...Trong nhiều năm, với chiến lược marketing của Pepsi còn tiến hành "Lời mời Pepsi" để so sánh với Coca-Cola. Khách hàng đã bị thu hút bởi những chiêu trò phiếu thưởng, xổ số của PepsiCo. 
Một ví dụ điển hình đó là việc "đánh" vào tâm lý yêu thích bóng đá và tâm lý tự hào dân tộc của người Việt trẻ, Pepsi tổ chức "ngày hội bóng đá" thông qua show quảng cáo trên truyền hình, với hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam được yêu thích nhất thời bấy giờ, biểu diễn "tâng bóng" cùng với các danh thủ hàng đầu thế giới. Khẩu hiệu "Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế" cùng show quảng cáo lập tức khiến doanh số bán ra của Pepsi tăng vọt, đồng thời chiếm cảm tình của người tiêu dùng.
Các hội chợ thương mại là thành tố chủ chốt trong những nỗ lực trong chiến lược marketing của Pepsi của hầu hết các công ty. 

  • Về giá (price)

Chiến lược giá trong chiến lược marketing của Pepsi chỉ nổi bật trong hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là khi Pepsi mới tiếp cận thị trường Việt Nam và giai đoạn thứ 2 là khi Coke vào Việt Nam với sản phẩm Coca-Cola, Pepsi đều phải điều chỉnh giá thành để tăng sức cạnh tranh. 
Giai đoạn 1: Khi Pepsi ký hợp đồng xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì với nguồn lực dồi dào, sức mạnh thương hiệu cùng chiến lược marketing của Pepsi, ngay lập tức sản phẩm Pepsi thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Bắc đến Nam. Bằng hình thức khuyến mãi hạ giá thành sản phẩm, trong một tháng đầu triển khai, Pepsi đã nhanh chóng hạ gục các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ trong nước cũng như đẩy Tribeco xuống đà phá sản, buộc phải chuyển đổi hình thức kinh doanh thành sữa đậu nành.
Giai đoạn 2: Khi Coca-Cola xâm nhập vào thị trường Việt Nam - một hãng nước giải khát có uy tín, chất lượng trên thế giới, Coca nhanh chóng hạ giá thành sản phẩm để chạy đua thị phần với Pepsi. Nhưng tại thời điểm này, pháp luật Việt Nam đã có những điều khoản trong việc hạn chế sự chạy đua giá để giành thị phần, đồng thời lúc bấy giờ với chiến lược marketing của Pepsi đủ sức cạnh tranh linh hoạt và cuộc chiến giá không còn là yếu tố quyết định đến thị phần của Pepsi tại Việt Nam.

  • Về hệ thống phân phối (place)

Các doanh nghiệp hiện nay đều mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Việt Nam thông qua các trung gian phân phối. Những trung gian phân phối này hợp thành một hệ thống kênh phân phối - tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Pepsi cũng tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các trung gian như vậy. Nối tiếp bước ngoặt ngoạn mục đánh tan các đại lý nước ngọt nội địa của Việt Nam, Pepsi tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam, nhằm giúp sản phẩm Pepsi có sức ăn sâu bám rễ lớn vào thị trường. Bên cạnh các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn xâm nhập hầu hết các quán cà phê, quán nhỏ đến quán lớn.

6. Chiến lược marketing của Điện máy xanh

Có thể nói đây là một thương hiệu làm mưa làm gió trong năm qua với chiến lược Marketing được xếp vào hàng kinh điển. Đây cũng là thương hiệu đến từ Việt Nam, hơn thế nữa với một ngành bán lẻ như các đồ dùng gia dụng thì Điện máy xanh đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn, hãng biết chiến lược là gì, biết được nước đi của mình là gì. Điện máy xanh đã tạo ra được Viral Video quảng cáo thực sự “khuấy đảo” cộng đồng mạng tại Việt Nam một thời gian rất dài, và chính nó đã làm độ nhận diện của thương hiệu này tăng lên đáng kể, độ “reach” tại thời điểm đó thuộc hàng Top tại Việt Nam. Đây được coi là chiến lược được xếp vào hàng kinh điển tại Việt Nam, người khơi mào chiến lược Marketing “Ám ảnh” nhưng dễ đi vào tâm trí khách hàng.

7. Chiến lược marketing của Shopee

Chiến lược marketing của Shopee sử dụng Viral Video quảng cáo như Điện máy xanh để tạo ra chiến lược khác biệt cho mình với các đối thủ còn lại.  Dựa vào bài “Baby Shark” của trẻ em mà hãng đã chế ra một trong những bài hát gây nghiện nhất năm ở nhiều nước Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam, giai điệu đã tạo ra trào lưu lớn trong nửa đầu năm 2018 với “Shopee…pee…pee”. Baby Shark đã đưa Shopee bay cao khắp Đông Nam Á nhờ giai điệu ngắn gọn nhưng bắt tai và góp phần không nhỏ trong đó là sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo.

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký bán hàng trên Shopee cho người mới bắt đầu 

Chiến lược Marketing của Shopee

Chiến lược Marketing của Shopee

8. Chiến lược marketing của Apple

Chiến lược marketing của Apple được mệnh danh là chiến lược tạo ra tin đồn. Từ lâu Apple đã không phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới với các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ đã dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là marketing truyền miệng khiến cho người dùng sốt sắng và mong chờ sản phẩm mới của Apple. Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Apple cũng dựa dẫm khá nhiều vào phim ảnh và các chương trình truyền hình, phim điện ảnh để tăng nhận diện thương hiệu trước người dùng. Bởi trong tay những ngôi sao luôn là chiếc Iphone đời mới cộng với tiếng chuông đặc trưng khiến người tiêu dùng rất dễ nhận dạng.

9. Chiến lược marketing của Starbucks

Starbucks là một ví dụ minh chứng cho việc tận dụng tốt social media trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ khai thác những gì mà người hâm mộ của họ muốn. Họ có một tài khoản Facebook, Twitter và Instagram cực kỳ thành công. Một trong những lý do tạo nên sự thành công cho Starbucks đó là:

  • Kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện Social media khác nhau
  • Chia sẻ về chiến dịch của bạn trên social media
  • Tiếp xúc với khách hàng
  • Quảng cáo các sản phẩm giảm giá
  • Tổ chức sự kiện có các nghệ sĩ
  • Sử dụng hình ảnh, video, Gif rất tinh tế
  • Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Social media, Starbucks đã tận dụng tốt nền tảng này giúp gắn kết mối quan hệ giữa thương hiệu và người dùng cũng như tạo nên những trải nghiệm thú vị cho khách hàng tại đây.

10. Chiến lược marketing của Colgate

Chiến lược marketing của Colgate là chiến lược tạo niềm tin. Họ bắt đầu từ việc tập trung chăm sóc răng miệng, cung cấp những thông tin và video về vệ sinh răng miệng đúng cách. Họ chia sẻ những thông tin giá trị cho người dùng về cách chải răng, giữ gìn răng miệng khỏe mạnh, cách dùng chỉ nha khoa hiệu quả, cách ngăn chặn sâu răng...Người tiêu dùng nhận được thông tin hữu ích và miễn phí, họ tìm hiểu, áp dụng vào cuộc sống của họ và những người xung quanh. Một thương hiệu giúp người dùng giải quyết vấn đề trong cuộc sống của họ sẽ tăng khả năng đặt hàng trong tăng lai cũng như khả năng truyền miệng về thương hiệu của bạn. Colgate dành ngân sách Marketing hàng triệu đô la để đầu tư các video, hình ảnh, nội dung vô cùng hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.

11. Chiến lược marketing của Channel

Channel nổi tiếng với chiến lược 3 không. Không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh chính là các chiến lược Marketing nổi tiếng “không giống ai” của Channel. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và cách mà Channel quảng bá sản phẩm giúp thương hiệu này tạo sự khác biệt so với các thương hiệu khác. Họ xây dựng dòng sản phẩm theo phong cách riêng, thanh lịch, nhã nhặn, không chạy theo bất cứ xu hướng nào. Chiến lược sản phẩm có phần bảo thủ của Channel đã khiến họ trở nên khác biệt trên thị trường xa xỉ. Channel đặc biệt không để ý đến đối thủ cạnh tranh như Louis Vuitton hay Gucci. Dù đối thủ có những động thái về mặt sản phẩm hay truyền thông thì Channel vẫn cứ làm tốt việc của mình và không có sự thay đổi nào liên quan đến đối thủ. Channel nói không với giảm giá, họ chẳng cần thúc đẩy doanh số hay lấy lòng khách hàng bằng cách khuyến mãi theo mùa vụ, sự kiện… Để thúc đẩy doanh thu, Channel lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm bình dân hơn để một số phân khúc khách hàng có thể sở hữu sản phẩm với một mức giá phù hợp với túi tiền của họ. Channel chỉ quan tâm và chăm sóc khách hàng khi họ đến showroom chọn đồ mà không quan tâm đến việc quảng bá trên mạng xã hội cũng như không thường xuyên phản hồi các bình luận trên các trang này.

Tham khảo: Chiến lược marketing là gì? Top những chiến lược marketing đỉnh cao (Phần 1)

Nói tóm lại từ các chiến lược marketing của các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Biti’s Hunter, Starbucks, Coca-Cola, Pepsi, Apple, Channel, Colgate, Điện máy xanh hay Shopee đều là những bài học đáng ngưỡng mộ cho các doanh nghiệp học hỏi và theo đuổi phù hợp với doanh nghiệp mình.