Mô hình kinh doanh là gì? Mô hình kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với các công ty, nhất là những công ty startup? Gợi ý cho các startup những mô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo trong gian đoạn hiện nay.

Trước khi tham gia khởi nghiệp, mỗi người khởi nghiệp kinh doanh đều phải tạo lập mô hình kinh doanh của mình. Mô hình kinh doanh được xem là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh khởi nghiệp kinh doanh của các công ty hay doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ giúp bạn tìm hiểu về mô hình kinh doanh là gì? Tạo lập mô hình kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào? Các mô hình kinh doanh sáng tạo, độc đáo cho bạn.

I. Mô hình kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Để hiểu sâu hơn về các mô hình kinh doanh, bạn cần hiểu được mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là khái niệm khá trừu tượng, được định nghĩa theo nhiều cách hiểu khác nhau. 

Theo Alexander Osterwalder: Mô hình kinh doanh là đại diện giúp đơn giản hóa những lý luận kinh doanh thuộc về doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh mô tả mặt hàng mà doanh nghiệp bạn mang đến cho khách hàng, cách thức tiếp cận và tạo lập mối quan hệ đối với khách hàng, cách mà doanh nghiệp bạn tạo ra lợi nhuận.

Theo Wikipedia, mô hình kinh doanh chính là tập hợp những văn bản, được tổng hợp và sắp xếp từ các kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích định hướng phát triển công ty hay doanh nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa về mô hình kinh doanh đều có một ý chung, mô hình kinh doanh là một bản kế hoạch cụ thể, xác định hướng đi, chiến lược và mục tiêu phát triển doanh nghiệp, nhằm mục đích mang lại lợi nhuận, đưa doanh nghiệp phát triển. 

2. Tầm quan trọng của việc tao lập mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh là một phần không thể thiếu và có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Tạo lập mô hình kinh doanh giúp bạn xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh và hoạch định chiến lược để đạt được mục tiêu. Nói một cách đơn giản, tạo lập mô hình kinh doanh giúp định hướng được sự phát triển và thành công của công ty, doanh nghiệp trong tương lai.

Một công ty ngày từ khi mới được thành lập, phải tạo lập mô hình kinh doanh của riêng mình, sẽ rất hữu ích khi đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ. Điểm cốt lõi của các mô hình kinh doanh chính là xác định đối tượng khách hàng của bạn là ai? Bạn mang tới cho họ điều gì? Cách mà bạn giải quyết vấn đề cho khách hàng, và mức phí mà khách hàng phải chi trả cho dịch vụ là bao nhiêu? Dù là mô hình kinh doanh nhỏ hay lớn thì việc tạo lập mô hình kinh doanh là vô cùng quan trọng.

Nhiều startup hiện nay chưa thực sự hiểu và đưa ra các mô hình kinh doanh hiệu quả cho mình. Khi đưa ra được câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên là bạn đã thành công bước đầu trong tạo lập mô hình kinh doanh cho sản phẩm, dịch vụ của mình rồi.

Mô hình kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với các công ty, nhất là công ty startup

Mô hình kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với các công ty, nhất là công ty startup

Xem thêm: Tổng hợp những mô hình kinh doanh hiệu quả, thành công nhất

II. Những yếu tố chính của mô hình kinh doanh

Tạo lập mô hình kinh doanh đóng vai trò là trung gian kết nối hai đầu của doanh nghiệp, là đầu vào liên quan đến yếu tố kỹ thuật và đầu ra liên quan đến yếu tố kinh tế. Để đáp ứng được vấn đề đó, khi tạo lập mô hình kinh doanh phải có đầy đủ các yếu tố chính sau:

  • Đối tác chiến lược của doanh nghiệp là ai?
  • Những hoạt động chính của doanh nghiệp
  • Những đề xuất về giá trị
  • Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng
  • Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu thực và hành vi của họ
  • Giá trị cốt lõi của sản phẩm kinh doanh
  • Các kênh phân phối sản phẩm
  • Mức chi phí đầu tư
  • Nguồn thu (yếu tố kinh tế)

Xem thêm: Khám phá những mô hình kinh doanh du lịch homestay độc đáo nhất hiện nay

III. Các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Để xây dựng được mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả bạn cần thực hiện theo 7 bước sau để tạo lập mô hình kinh doanh tốt:

1. Đánh giá giá trị đem lại của giải pháp mà bạn đem lại trong phân khúc khách hàng mục tiêu

Phần lớn khách hàng thường xuyên phàn nàn về phương pháp tiếp cận không được trực quan, mặc dù những giải pháp được đưa ra trước đó có thể cũng không được khả quan cho lắm. Việc bạn cần làm là phải ước tính chi phí, và đưa ra định giá phù hợp. Các sản phẩm, dịch vụ không quá đắt đỏ cũng không quá mức giá quá thấp sẽ gây khó khăn cho bạn. 

2. Xác nhận sản phẩm/dịch vụ của bạn có giải quyết được vấn đề đó hay không?

Khi tìm ra sản phẩm, dịch vụ nào đó và bạn cảm thấy hài lòng, hãy đem nó đến với khách hàng thực tế và đánh giá mức độ yêu thích và hài lòng của họ. Những phản hồi tích cực để khiến cho sản phẩm tốt hơn. 

3. Kiểm tra các kênh và chiến lược hỗ trợ

Đây là lúc để bạn quảng bá sản phẩm kinh doanh của bạn tới khách hàng, hoặc nhóm trọng điểm. Việc làm này bao gồm toàn bộ các yếu tố chứng minh và đi kèm với giá cả, cách tiếp thị và phân phối sản phẩm của bạn.

4. Trao đổi với các chuyên gia trong ngành và nhà đầu tư

Đối với những cá nhân khởi nghiệp kinh doanh, những tư vấn nho nhỏ của những người trong ngành có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, những phản hồi mang tính khách quan. Thông qua đó, bạn có thể thiết lập thêm các mối quan hệ để đưa tới thiết lập kênh phân phối.

5. Lập kế hoạch rõ ràng và thí điểm tại địa phương

Việc mà bạn tạo sự thu hút đối với một nhóm là sự xác nhận khá tốt cho một sản phẩm kinh doanh. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm tra chi phí, giá cả và chất lượng sản phẩm trên quy mô từ nhỏ đến lớn.

6. Thu thập tài liệu tham khảo của khách hàng càng nhiều càng tốt

Hãy tập trung quan tâm nhiều hơn tới phản hồi của những khách hàng đầu tiên, thúc đẩy truyền thông miệng khi có được phản hồi tích cực.

7. Hướng tới các chương trình thương mại trong nước và các hiệp hội ngành hàng 

Một chỗ đứng vững chắc và độ tin cậy từ khách hàng được đánh giá là sự xác nhận quan trọng cuối cùng dành cho các mô hình kinh doanh mà bạn tạo lập. Hãy chú trọng hơn tới tạo lập mô hình kinh doanh và hướng tới đổi mới để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi tạo lập mô hình kinh doanh

IV. Top 12 mô hình kinh doanh độc đáo dành cho người khởi nghiệp

Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn chưa tạo lập mô hình kinh doanh hiệu quả cho mình, hãy tham khảo các mô hình kinh doanh độc đáo dưới đây cùng 123job ngay nhé!

1. Mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas là mô hình kinh doanh hiệu quả nhất dành cho các công ty khởi nghiệp. 
Mô hình kinh doanh canvas được sáng tạo bởi Yves Pigneur Alexander OstrerWalder. Đây là hình thức kinh doanh được các CEO trẻ trong các mô hình khởi nghiệp kinh doanh bởi sự dễ hiểu, cũng như dễ dàng trong việc áp dụng nó.  Các mô hình kinh doanh lớn trên thế giới như Facebook, Google, P&G, … đều thành công nhờ áp dụng mô hình kinh doanh canvas

Mô hình kinh doanh CanvasMô hình kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh canvas với 9 yếu tố chính để tạo mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả

  • Mô hình kinh doanh của bạn hướng tới đối tượng nào?
  • Bạn mang cho khách hàng những gì?
  • Những kênh phân phối và chiến lược truyền thông mà bạn sử dụng để quảng bá sản phẩm tới khách hàng là gì?
  • Dự kiến nguồn doanh thu
  • Nguồn lực chủ yếu của dự án kinh doanh là gì?
  • Hoạt động kinh doanh chính là gì?
  • Xác định đối tác chiến lược của dự án
  • Xác định cơ cấu về mặt chi phí đầu tư dự án

Nếu bạn đang có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh , đừng chần chừ gì nữa mà hãy tạo lập mô hình kinh doanh ngay cho mình và bắt đầu startup ngay với mô hình kinh doanh canvas ngay nhé.

2. Mô hình kinh doanh Kim tự tháp

Mô hình Kim Tự Tháp là mô hình mà phần lớn doanh thu đến từ các thành viên liên kết bán lẻ và người bán sản phẩm. Người sáng lập là những người ở trên đỉnh Kim tự tháp và làm cho doanh thu chảy ngược lên phía đỉnh đó. Đây là mô hình kinh doanh có mức chi phí đầu tư ít nhất, doanh thu và lợi nhuận chủ yếu là hoa hồng từ các nhà phân phối bán lẻ trên thị trường.  Tuy nhiên, mô hình này dễ bị biến hóa thành kinh doanh đa cấp. Mô hình kinh doanh kim tự tháp đã và đang được hạn chế tối đa hiện nay.

3. Mô hình chia sẻ quyền sở hữu

Mô hình chia sẻ quyền sở hữu là mô hình kinh doanh mới cho thuê các sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định. Dịch vụ thu hút những khách hàng ít khi sử dụng sản phẩm hoặc những người thích sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau.

Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ chia sẻ xe ô tô, đã xuất hiện ở nhiều nơi và trở nên phổ biến.

4. Mô hình kinh doanh hệ sinh thái

Hãy tưởng tượng khi bạn sử dụng chiếc điện thoại di động được tích hợp nhiều tính năng, hay bạn đang sử dụng sản phẩm từ google, Apple hay các ứng dụng Microsoft tức là bạn đang tham gia vào trong hệ sinh thái của họ.
Kinh doanh hệ sinh thái tức là, bạn tạo ra những sản phẩm dịch vụ mà chúng đều có sự liên kết với nhau, sản phẩm này là điều kiện để bạn sử dụng sản phẩm kia và từ đó phát triển thành hệ sinh thái.

5. Sàn giao dịch thương mại điện tử

Kinh doanh trên cơ sở sàn giao dịch thương mại điện tử dần trở nên phổ biến. Nơi mà ở đó, người bán và người mua có thể dễ dàng tiếp cận an toàn với các sản phẩm, dịch vụ mà họ có nhu cầu.
Thực tế cho thấy, phần lớn người sử dụng internet có xu hướng mua hàng trên các diễn đàn, thông tin sản phẩm hoàn toàn do người dùng tạo ra (thông qua ý kiến phải hồi, review sản phẩm).

6. Mô hình kinh doanh miễn phí

Đây là mô hình được tổ chức trên môi trường mạng điện tử, công nghệ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy được những doanh nghiệp áp dụng triệt để mô hình kinh doanh này. 

7. Mô hình kinh doanh đại siêu thị

Kinh doanh theo mô hình đại siêu thị đang là vũ khí tối cao dành cho những nhà kinh doanh trên trực tuyến. Đây là cách sử dụng chính những dữ liệu mà khách hàng cung cấp để thu hút khách hàng. 
Bằng mô hình kinh doanh đại siêu thị Amazon đã tạo ra những xu hướng kinh doanh lớn trong lịch sử của nền kinh tế.

8. Mô hình kinh doanh theo yêu cầu

Cũng có thể sử dụng thuật ngữ kinh tế chia sẻ, đang tạo ra nền kinh tế với những điểm mới mẻ của thế giới. Thuật ngữ này dùng để chỉ hình thức kinh doanh dịch vụ như mô hình Uber. 

9. Kinh doanh theo mô hình “1 đổi 1”

Đây là mô hình kinh doanh mới, là sự kết hợp giữa hai hình thức kinh doanh lợi nhuận và kinh doanh phi lợi nhuận. Nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Founder của thương hiệu giày nổi tiếng TOMS đưa ra mô hình trên cơ sở, cứ mỗi một đôi giày được trao đến tay người tiêu dùng thì lại có một đôi giày khác trao đến cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

10. Mô hình kinh doanh lợi nhuận từ các sản phẩm đính kèm

Đây là mô hình xác định nguồn lợi nhuận từ các sản phẩm kèm theo. Dựa trên lý thuyết, khi khách hàng hài lòng về sản phẩm thì họ sẽ trung thành với thương hiệu đó và tiếp tục sử dụng các sản phẩm khác có cùng thương hiệu.

11. Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền là mô hình mang lại hiệu quả cao đối với việc mở rộng cơ cấu tổ chức. Trên cơ sở bên nhượng quyền cung cấp cho bên được nhượng quyền giấy phép kinh doanh. Bên nhận nhượng quyền được quyền bán ra các sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền.

12. Mô hình kinh doanh Blockchain

Blockchain là mô hình tận dụng mô hình công nghệ Blockchain, tạo điều kiện cho các hệ thống phân cấp bậc và hoạt động ở quy mô toàn cầu. 

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi tạo lập mô hình kinh doanh

V. Các mô hình kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh nhỏ

Những mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả
Những mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả

1. Mô hình kinh doanh theo hình thức cửa hàng độc lập

Hình thức kinh doanh cửa hàng độc lập là mô hình kinh doanh nhỏ. Đây là hình thức kinh doanh mà bạn phải trực tiếp xây dựng kế hoạch từ những thứ nhỏ nhất. Để có được mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả, bạn cần phải tham khảo những ý kiến đóng góp từ chuyên gia, hay những người đi trước để mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

2. Mô hình kinh doanh cửa hàng có sẵn

Không giống như kinh doanh cửa hàng độc lập, hình thức kinh doanh cửa hàng có sẵn phát triển dựa trên cơ sở những điều kiện vật chất đã có trước từ người thân hoặc người sang nhượng, bạn xây dựng mô hình kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao hơn.

3. Mô hình kinh doanh cửa hàng đại lý

Đây là mô hình kết hợp giữahình thức kinh doanh cửa hàng độc lập và hình thức kinh doanh nhượng quyền. Trên cơ sở nhượng quyền nhưng đại lý lại có quyền đa dạng sản phẩm hơn. Bạn vừa có thể có được nguồn hàng với giá rẻ hơn, vừa có thể kinh doanh độc lập. 

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Giải đáp thắc mắc về xây dựng mô hình kinh doanh (P.1)

VI.Ưu điểm và nhược điểm của Business Model   

1. Ưu điểm của Business Model là gì?

Các doanh nghiệp thành công đã áp dụng các Business Model cho phép họ đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng với mức giá cạnh tranh và chi phí mang tính bền vững. Theo thời gian, nhiều doanh nghiệp sửa đổi mô hình kinh doanh của họ để phản ánh sự biến động của môi trường kinh doanh, xu hướng kinh doanh và nhu cầu của thị trường.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư đánh giá sự thành công của một Business Model bằng cách nhìn vào lợi nhuận gộp của công ty. Lợi nhuận gộp chính là tổng doanh thu của một công ty trừ đi giá vốn hàng bán. So sánh lợi nhuận gộp của một công ty với đối thủ cạnh tranh chính nhằm làm sáng tỏ tính hiệu quả của mô hình kinh doanh đó. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp có thể gây hiểu nhầm. Các nhà phân tích cũng muốn xem dòng tiền hay thu nhập ròng của một công ty. Đó là lợi nhuận gộp trừ đi chi phí hoạt động và là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp thực sự tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.

Hai đòn bẩy chính của mô hình kinh doanh của một công ty là giá cả và chi phí. Một công ty có thể tăng giá, và nó có thể tìm thấy hàng tồn kho với chi phí giảm. Cả hai hành động đều tăng lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích coi lợi nhuận gộp là quan trọng hơn trong việc đánh giá một kế hoạch kinh doanh. Một lợi nhuận gộp tốt cho thấy một kế hoạch kinh doanh đúng đắn.

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh

2. Nhược điểm của Business Model là gì?

Khi một mô hình kinh doanh không hoạt động, có nghĩa là những con số không mang lại lợi nhuận nữa. Ngành công nghiệp hàng không là một minh chứng cho việc các mô hình kinh doanh đã không còn có ý nghĩa. Nó bao gồm nhiều công ty bị chịu tổn thất nặng nề và thậm chí là phá sản. Ở nước Mỹ, các hãng hàng không lớn như American Airlines, Delta và Continental đã xây dựng các doanh nghiệp của họ xung quanh một cấu trúc “Hub-and-spoke”. Trong đó tất cả các chuyến bay được chuyển qua một số sân bay lớn. Bằng cách đảm bảo rằng những hàng ghế sẽ được lấp đầy hầu hết các chuyến bay, mô hình kinh doanh này đã tạo ra lợi nhuận lớn.

Nhưng một mô hình kinh doanh cạnh tranh nảy sinh khiến sức mạnh của các hãng lớn trở thành gánh nặng. Các hãng vận tải tầm trung buộc phải đưa máy bay tới những sân bay nhỏ hơn với chi phí được hạ xuống thấp hơn. Họ đã tránh được một số sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của mô hình “Hub-and-spoke” trong khi buộc chi phí lao động giảm xuống. Điều đó cho phép họ giảm giá, tăng nhu cầu cho các chuyến bay ngắn giữa các thành phố. Khi các đối thủ cạnh tranh mới hơn này đã thu hút được nhiều khách hàng hơn, các nhà mạng cũ buộc phải rời đi để hỗ trợ các nhà mạng lớn. Để lấp đầy các chỗ ngồi, các hãng hàng không buộc phải giảm giá nhiều hơn. Business Model nói chung lúc này đã không còn ý nghĩa.

Điều này có ý nghĩa gì với một nhà đầu tư? Khi đánh giá một công ty là một khoản đầu tư có thể, nhà đầu tư nên tìm hiểu chính xác cách thức họ kiếm tiền. Phải thừa nhận rằng mô hình kinh doanh không cho bạn biết mọi thứ về triển vọng của một công ty. Nhưng nhà đầu tư hiểu mô hình kinh doanh có thể hiểu rõ hơn về các dữ liệu tài chính.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Giải đáp thắc mắc về xây dựng mô hình kinh doanh (P.2)

VII. Kết luận

Có thể nói, trong kinh doanh, điều tạo nên thành công cho doanh nghiệp không chỉ là vấn đề con người hay tài chính mà chính là mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh là nhân tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Thực tế thì mô hình kinh doanh càng dễ thực hiện bao nhiêu thì lợi nhuận mang lại càng thấp bấy nhiêu. Hãy xây dựng cho mình mô hình kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận lớn nhất nhé. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Mô hình kinh doanh là gì? Giải đáp thắc mắc về xây dựng mô hình kinh doanh

Kinh nghiệm kinh doanh giúp bạn nhanh chóng đến với thành công