Kế toán thuế - vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy kế toán thuế là gì, công việc của kế toán thuế, những kỹ năng cần có để trở thành một kế toán thuế chuyên nghiệp… sẽ được phân tích qua bài viết dưới đây.

I. Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là công việc của kế toán, là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước và đóng vai trò như là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước.
Kế toán thuế bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế trước bạ, thuế tài nguyên.

Tham khảo thêm: Giá vốn hàng bán

Kế toán thuếKế toán thuế

II.  Công việc của kế toán thuế

1. Công việc định kỳ mà một kế toán thuế phải làm

a. Công việc hàng ngày

  • Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của doanh nghiệp để theo dõi và hạch toán

Khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa, đầu tư, vay nợ, cho vay… thì công việc của kế toán thuế là thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán. Sau khi tiến hành kê khai thuế thì kế toán thuế tiếp tục xử lý, kiểm tra độ hợp lý, hợp pháp và xử lý ngay các trường hợp kê khai sai. Cuối cùng là lưu trữ các hóa đơn, chứng từ đó đảm bảo không bị rách nát, cháy hỏng...

b. Công việc hàng tháng

  • Lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất.
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo từng tháng
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (với doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng)
  • Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có

c. Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp 

Hàng quý doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý. Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp quý. Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. 

  • Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý)
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý 

Hàng quý, kể cả doanh nghiệp mới thành lập đều phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nếu trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì vẫn phải lập và ghi số lượng hóa đơn bằng 0.
Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý (nếu doanh nghiệp kê khai theo quý) 
Nếu trong quý doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải kê khai thuế. Doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng quý và toàn bộ người lao động đều thuộc diện khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến thì số thuế thu nhập cá nhân của quý được xác định bằng tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ theo biểu lũy tiến của từng tháng cộng lại.
Ví dụ: Công ty kế toán Bình Minh kê khai thuế GTGT theo quý, kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng theo quý, có phát sinh như sau:
Tháng 1 có 5 nhân viên phải nộp thuế TNCN, số tiền phải nộp: 1.000.000
Tháng 2 có 4 nhân viên phải nộp thuế TNCN, số tiền phải nộp: 800.000
Tháng 3 có 6 nhân viên phải nộp thuế TNCN, số tiền phải nộp: 1.500.000
Vậy số tiền thuế TNCN phải nộp quý I là: 1.000.000 + 800.000 + 1.500.000 = 3.300.000

d. Công việc đầu năm

  • Kê khai và nộp thuế môn bài đầu năm, hạn nộp là ngày 31/1. Nếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm phải nộp thuế môn bài cả năm. Nếu thành lập trong 6 tháng cuối năm, tức là từ 1/07 đến cuối năm thì phải nộp thuế môn bài nửa năm.
  • Nộp tờ khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân tháng 12 hoặc quý IV năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1, nếu kê khai theo quý thì hạn nộp là 30/1.
  • Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV năm trước. 
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước.

e. Công việc cuối năm

  • Lập báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý IV
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm
  • Lập báo cáo tài  chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.

2. Trách nhiệm công việc của kế toán thuế

  • Cần phải trực tiếp làm việc với cơ quan thuế mỗi khi có yêu cầu cần thiết.
  • Kiểm tra cùng với đối chiếu về hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
  • Hàng tháng kế toán thuế cần phải lập báo cáo tổng hợp về thuế GTGT đầu ra của toàn công ty và phân loại theo thuế suất.
  • Hàng tháng kế toán cần lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo đúng tỉ lệ phân bổ đầu ra đã được khấu trừ .
  • Theo dõi về việc báo cáo tình hình nộp ngân sách cùng với những tồn đọng ngân sách hay hoàn thuế của công ty .
  • Kế toán thuế cùng phối hợp với kế toán tổng hợp để có thể đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán thuế.
  • Lập hồ sơ về ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới cùng với việc đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc là điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
  • Lập hồ sơ về việc hoàn thuế mỗi khi khi có phát sinh .
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế cho doanh nghiệp theo định kỳ hoặc là đột xuất.
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào cũng như đánh số thứ tự để dễ truy tìm cùng với việc phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp khi có đề xuất biện pháp xử lý.
  • Hàng tháng kế toán thuế cần phải lập chứng từ về báo cáo thuế.
  • Kiểm tra và báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cho cục thuế.
  • Lập bảng thống kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT và VCNB theo thời gian hay là thứ tự số quyển không để thất thoát hay hư hỏng.
  • Kiểm tra cùng với đối chiếu về biên bản trả, nhận hàng để có thể điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời mỗi khi có phát sinh .
  • Cập nhật kịp thời tất cả các thông tin về Luật thuế cùng với việc soạn thông báo các nghiệp vụ về quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cơ sở biết thực hiện.
  • Lập kế hoạch về thuế giá trị gia tăng cùng với thu nhập doanh nghiệp và nộp ngân sách.
  • Cập nhật và theo dõi về việc giao nhận hoá đơn bao gồm: mở sổ giao và ký nhận.
  • Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn của các đơn vị cơ sở.
  • Hàng tháng, quý, năm sẽ báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
  • Cập nhật và thiết lập giấy báo công nợ của các đơn vị cơ sở.
  • Đề xuất hướng xử lý tất cả các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc là thanh hủy theo đúng quy định của Luật thuế hiện hành.
  • Khi cung cấp số liệu có liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách thì cần phải có sự đồng ý của BGĐ hoặc là Kế toán Trưởng.

3. Quyền hạn của kế toán thuế trong doanh nghiệp

  • Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo quy định của Luật thuế hiện hành.
  • Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán.
  • Các công việc khác có liên quan đến thuế.
  • Mối liên hệ công tác của kế toán thuế
  • Trực thuộc Phòng Kế toán – Tài Vụ Công ty: nhân sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Phụ trách phòng.
  • Khi cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách đều phải có sự đồng ý của Ban Giám Đốc hoặc kế toán trưởng.
  • Quan hệ với các đơn vị nội bộ thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm nhiệm hoàn thành tốt công tác.
  • Nhận hoặc trao đổi thông tin với kế toán cơ sở nội bộ.


III.   Những kỹ năng cần có để trở thành một kế toán thuế chuyên nghiệp

1. Có năng lực chuyên môn cao

Làm bất cứ công việc nào cũng cần năng lực, doanh nghiệp cần người làm được việc chứ không cần người đến nhìn việc. Đặc biệt là với kế toán thuế là công việc chuyên môn cao nên cần năng lực cao. Điều này dễ nhìn thấy nhất thông qua tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành tài chính kế toán. Tất nhiên nếu không phải dạng “mua bằng” thì các kỹ năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán… đều đã được giảng dạy trong hệ thống trường đại học về kinh tế.

2. Thành thạo tin học văn phòng và Tiếng Anh

Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng

Thành thạo tin học văn phòng

Đây là hai chìa khoá vàng của mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kế toán. Bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là Excel dùng để tính toán, Power Point để thuyết trình và các phần mềm chuyên về kế toán. Tiếng Anh của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết các báo cáo tài chính kế toán.

3. Khả năng tư duy tốt

Kế toán thuế là công việc xoay quanh các con số nên khả năng tư duy tốt là kỹ năng cần thiết. Các bảng biểu, phép tính phức tạp… đôi khi làm kế toán thuế còn phải đau đầu không biết giải quyết thế nào nên khả năng tư duy tốt mới có thể trụ lâu dài được.

4. Cẩn thận và trung thực

Công việc của kế toán thuế là xử lý các con số liên quan đến tiền bạc nên chỉ cần sai sót một chút thôi là bạn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của mình. Bạn phải cực kỳ cẩn thận trong từng bước, cẩn thận từ các bước tính toán cho đến những chi tiết nhỏ như viết số rõ ràng, dễ đọc. Dấu “chấm” và dấu “phẩy” đảo chỗ cho nhau trong một con số là giá trị của nó đã thay đổi rất nhiều rồi. Bên cạnh đó, đức tính trung thực là yếu tố thật sự rất quan trọng với ngành nghề này vì dễ dàng làm “lậu” để mưu cầu lợi ích riêng. Các doanh nghiệp cực kỳ đề cao đức tính này khi tuyển dụng.

5. Chịu được áp lực công việc cao

Công việc kế toán thuế là những công việc luôn chân luôn tay luôn đầu óc, nhất là vào gần cuối tháng hay cuối năm, khi mà công ty phải tổng kết thu tiêu, lương bổng cho nhân viên… thì họ càng phải vắt chân lên cổ mà chạy thì mới kịp công việc. Vậy nên, bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt để có thể theo được việc làm kế toán. Khả năng chịu được áp lực cao, đặc biệt là vào các ngày nhạy cảm này thì khi vào làm việc mới không bị “sốc văn hóa”.

6. Biết quản lý thời gian

Với khối lượng công việc nhiều mà nặng thế này yêu cầu bạn phải là người biết quản lý, sắp xếp thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực nhiều, không để có những khoảng thời gian vô ích. Cuộc sống không chỉ có xoay quanh công việc đúng không nào, ai cũng còn có bạn bè, gia đình và nhiều mối quan hệ xung quanh khác.

7. Khả năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo

Có được khả năng này thì bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với mọi người trong công ty hơn, có thể hợp tác tốt với các thành viên trong phòng, ban của bạn và tạo thiện cảm và có thể là thuyết phục được các đối tác kinh doanh. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường thăng tiến.

V.    Mức lương trung bình của kế toán thuế

Mức lương trung bình của kế toán thuế

Mức lương trung bình của kế toán thuế

Lương của ngành nghề nào cũng vậy, không có một mức duy nhất áp dụng cho toàn bộ nhân viên. Với kế toán thuế, mức lương phụ thuộc vào năng lực của người kế toán, quy mô, tình hình tài chính của công ty, tính chất, khối lượng công việc mà bạn được giao và cả vị trí địa lý. 
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi : Lương của kế toán thuế là bao nhiêu? Mới ra trường chưa kinh nghiệm thì xin được việc làm cũng là điều khó khăn rồi chứ chưa nói gì đến tiền lương là bao nhiêu. Mới đi làm thì khoảng 2 đến 3 triệu, có kinh nghiệm một chút khoảng 4 đến 5 triệu, kế toán cứng hơn nữa ( trên 5 năm) thì khoảng 6 đến 8 triệu và những con số như 1 đến 2 nghìn đô cũng là lương của kế toán. 

VI.   Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến trong ngành kế toán thuế

Nghề kế toán thuế có cơ hội nghề nghiệp rộng mở và lộ trình thăng tiến rất rõ ràng từ kế toán bộ phận, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng và giám đốc tài chính.

  • Kế toán bộ phận

Giai đoạn này là giai đoạn tích lũy kinh nghiệm và vận dụng những bài học trong trường vào các tình huống trong thực tế doanh nghiệp. Thường từ 1-3 năm đầu sau khi ra trường vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán tiền lương… Đảm nhiệm vị trí này bạn sẽ hiểu biết cơ bản về chính sách, pháp luật, thông tư, nghị định hiện hành về doanh nghiệp, các chế độ chính sách: Luật doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu…Đây là giai đoạn khởi đầu nhưng cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong nấc thang sự nghiệp của một kế toán.

  • Kế toán tổng hợp

Cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 5 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng hiểu biết về pháp luật.  Để làm ở vị trí kế toán tổng hợp yêu cầu của bạn phải có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

  • Kế toán trưởng

Kế toán trưởng có vai trò là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất bộ phận kế toán của một doanh nghiệp. Kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kế toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo hoặc giám đốc tài chính về tài chính, kế toán của doanh nghiệp.

  •  Giám đốc tài chính

Đạt đến vị trí Giám đốc tài chính chắc chắn bạn là người rất có năng lực, bạn cần có khả năng tổ chức, lên kế hoạch, dự đoán, phân phối nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cho các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm sử dụng nguồn lực hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Tất nhiên đi kèm với đó là nhiệm vụ không hề đơn giản và khá vất vả. Đây có thể coi là nấc thang cao nhất mà một kế toán trong một doanh nghiệp có thể hướng tới trong sự nghiệp của mình.

VII.  Học thực hành kế toán thuế ở đâu? 

Trong một khóa học thực hành kế toán thuế gồm: tìm hiểu về kế toán thuế, xử lý hóa đơn, kê khai lệ phí môn bài, kê khai thuế GTGT, kê khai - quyết toán thuế thu nhập cá nhân, kê khai - quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, trong từng phần học bạn sẽ được chia sẻ những vướng mắc ngoài thực tế và cách xử lý các trường hợp đó. Vậy học kế toán thuế thực hành ở đâu?
Địa chỉ học kế toán thuế tại Hà Nội:

  • Cơ sở Cầu Giấy: Nhà B11- Số 9A ( Tòa nhà Richland) Ngõ 181, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Cơ sở Định Công: Phòng H15 (Tầng 15) Chung cư 96 Định Công, Số 96 Định Công, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Cơ sở Thanh Xuân: Phòng 3A (Tầng 3) Chung cư 39, số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Cơ sở Long Biên: Phòng 501 (Tầng 5) Nhà B13, Ngõ 461 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên.
  • Cơ sở Hà Đông: Phòng 10-A2, Tầng 10, Tòa nhà Westa 104 Trần Phú, P. Mỗ Lao, Hà Đông.

Địa chỉ học kế toán thuế tại Tp. Hồ Chí Minh:

  • Cơ sở Q.3 - TP Hồ Chí Minh: Phòng 9.04 (Tầng 9) Chung cư Green Building số 540/1 - Đường Cách mạng tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP HCM.
  • Cơ sở Q. Thủ Đức -  TP Hồ Chí Minh: Phòng 1604 (Tầng 16) Chung cư Mỹ Long, Đường số 18, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.

Nói tóm lại, bài viết đã triển khai các nội dung về nghề kế toán thuế như kế toán thuế là gì, công việc kế toán thuế, nhiệm vụ của kế toán thuế, các kỹ năng kế toán thuế cần, mức lương của kế toán thuế, cơ hội thăng tiến của kế toán thuế và học kế toán  thuế thực hành.