Nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên bán hàng online ngày càng tăng cao. Công việc này thu hút sự chú ý của lượng lớn ứng viên vì những ưu điểm mà nó mang lại. Vậy công viên online là gì? Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký làm cộng tác viên bán hàng online?
Nhu cầu tiêu dùng online bùng nổ cho phép các mô hình kinh doanh online nhanh chóng. Nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên bán hàng online theo đó cũng tăng cao. Công việc này thu hút sự chú ý của lượng lớn ứng viên vì những ưu điểm mà nó mang lại. Vậy công việc của cộng tác viên online là gì? Đâu là những vấn đề cần lưu tâm khi đăng ký làm cộng tác viên bán hàng online. Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây?
1. Cộng tác viên online là gì?
Cộng tác viên online (Collaborator) là những người làm việc tự do và thường không có vị trí chính thức trong bộ máy nhân sự của tổ chức. Cộng tác viên online không cần tới công ty làm việc, họ thường gắn bó với doanh nghiệp trong khoản thời gian nhất định. Đội ngũ cộng tác viên thường không chịu sự chi phối bởi các quy định nội bộ hay ràng buộc từ phía công ty.
2. Cộng tác viên bán hàng online là làm gì?
Cộng tác viên bán hàng online là vị trí trung gian giữa nhà cung cấp, chủ cửa hàng với khách hàng. Cộng tác viên online có vai trò đưa sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp tới gần hơn với người tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông, marketing, thương mại điện tử… Những nhiệm vụ của cộng tác viên bao gồm: giới thiệu, chào hàng, xác nhận đơn… được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến. Để bạn đọc hình dung chi tiết hơn, dưới đây là những nội dung công việc của một công tác viên bán hàng online:
- Tìm hiểu đặc tính sản phẩm, dịch vụ và người tiêu dùng.
- Sáng tạo nội dung phù hợp với nhu cầu người dùng, làm nổi bật những tính năng của sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Thường xuyên đăng tải nội dung, ảnh, video, thông tin sản phẩm trên các nền tảng xã hội, địa chỉ có lượng lớn khách hàng mục tiêu.
- Chăm sóc, trả lời thắc mắc quan tâm từ khách hàng.
- Tư vấn bán hàng, sử dụng sản phẩm, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
- Xác nhận đơn hàng, chuyển giao thông tin tới nhà cung ứng để soạn đơn hàng.
- Chăm sóc khách hàng sau bán, xử lí những thắc mắc, mong muốn của khách hàng, truyền tải thông tin của khách hàng tới nhà cung cấp.
3. Những ưu và nhược điểm khi làm cộng tác viên bán hàng online là gì?
3.1. Ưu điểm của công việc cộng tác viên online là gì
Vị trí cộng tác viên online có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Không yêu cầu vốn lớn: Vị trí cộng tác viên online thường không yêu cầu vốn bỏ ra hoặc số vốn rất ít. Bởi bạn không cần nhập sản phẩm, dịch vụ cho quá trình bán hàng. Do đó, bạn cũng không phải lo lắng về thu nhập khi cửa hàng, nhà cung cấp chịu thua lỗ.
- Linh hoạt thời gian, địa điểm: Trở thành cộng tác viên online, bạn có thể làm việc bất cứ khi nào bạn rảnh và bất kì địa điểm nào phù hợp. Bởi đây là vị trí không ràng buộc địa chỉ làm việc, bạn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, thu hút và lôi kéo người dùng mua sản phẩm, dịch vụ.
- Lợi nhuận hấp dẫn: Thu nhập từ vị trí cộng tác viên online phụ thuộc vào hoa hồng và số lượng đơn hàng bạn kéo về. Do đó, nếu bạn khéo léo, nhanh nhạy trong giao tiếp và giải quyết tình huống, bán hàng, bạn có thể thu hút được lượng lớn khách hàng, và có thu nhập hấp dẫn.
- Tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng bán hàng: Quá trình lên nội dung giúp bạn rèn luyện kỹ năng viết bài quảng cáo hấp dẫn, hay những tình huống va chạm thực tiễn với khách hàng sẽ giúp bạn hiểu khách hàng thường có những yêu cầu, thắc mắc gì. Quá trình làm việc thực tế đó sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng bán hàng thực tế, hữu ích cho sự nghiệp sau này.
3.2. Nhược điểm khi làm cộng tác viên bán hàng online
Bên cạnh những ưu điểm trên, vị trí cộng tác viên bán hàng online cũng tồn tại những nhược điểm nhất định, bao gồm:
- Rủi ro từ nhà cung cấp không uy tín: Bên cạnh những nhà cung cấp uy tín, nhiều nhà bán lẻ, công ty kinh doanh mặt hàng kém chất lượng, lừa dối khách hàng và nhà phân phối. Chưa kể, nhiều công ty lợi dụng tâm lý ứng viên khi tìm việc online mà có hành vi gian dối, lừa lọc như cung cấp sản phẩm không rõ ràng, thỏa thuận hoa hồng mập mờ, không thanh toán lương…
- Nguy cơ bị khách hàng bom hàng: Khác với hình thức bán lẻ truyền thống, với bán hàng online, liên kết trong quá trình mua bán với khách hàng là vô cùng mỏng manh. Khách hàng có thể dễ dàng, đột nhiên bùng đơn hàng vì bất kì lý do nào. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nhà cung cấp, mà còn ảnh hưởng tới uy tín, hiệu quả làm việc, gây mất thời gian cho cộng tác viên bán hàng online.
- Thị trường cạnh tranh khốc liệt: Với tính chất công việc linh hoạt, vốn đầu tư ít, thị trường bán hàng online có sự cạnh tranh gay gắt. Để nổi bật, trở thành cộng tác viên bán hàng online nổi bật, bạn cần sở hữu những kiến thức, kỹ năng nhất định.
4. Những nội dung cần quan tâm khi đăng ký làm cộng tác viên bán hàng online
4.1. Chiết khấu hoặc hoa hồng bán hàng
Quy định, thỏa thuận về chiết khấu bán hàng hoặc hoa hồng cộng tác viên nhận được từ doanh thu bán của mình là một trong những nội dung cần lưu tâm.
Với chiết khấu là phương pháp quen thuộc trong hoạt động xúc tiến bán, kinh doanh của doanh nghiệp. Với phương pháp này, nhà cung ứng sẽ giảm giá sản phẩm, dịch vụ cho phía nhà bán lẻ với một tỷ lệ phần trăm nhất định. Thông thường, với khối lượng hàng hóa nhà bán lẻ mua vào càng lớn, phần trăm chiết khấu bán hàng càng cao.
Hoa hồng bán hàng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn trong hoạt động bán hàng. Đây là khoản phí lợi mà nhân viên bán hàng sẽ nhận được khi bán thành công sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp có thể áp dụng chiết khấu hoặc hoa hồng bán hàng làm cơ sở thanh toán lương cho cộng tác viên bán hàng online. Mức chiết khấu, hay phần trăm hoa hồng này từ 2%, 5%, 10%, 20%... sẽ được thỏa thuận dựa trên giá trị sản phẩm, khả năng của nhân viên sale, quy định của công ty…
Thông thường, công ty đều mong muốn chi trả với chiết khấu, hoa hồng thấp. Nhưng để đảm bảo thu nhập tốt, bạn cần thỏa thuận lại với doanh nghiệp bằng cách nêu nên những kinh nghiệm, giá trị mà bản thân có thể mang lại. Cuối cùng, khi đã thỏa thuận xong, cả hai bên cần đi đến những thống nhất bằng văn bản, minh chứng rõ ràng.
4.2. Những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khi làm cộng tác viên online
Cái duyên của người bán hàng là sự cộng hưởng của nhiều kỹ năng khác nhau. Để trở thành cộng tác viên bán hàng online có được cái duyên ấy, bạn cần trau dồi những kỹ năng sau đây:
- Hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ và ngành hàng mình đang theo đuổi: Hiểu rõ mình đang bán sản phẩm, dịch vụ, giá trị gì là điều đầu tiên trong bước phát triển kỹ năng bán hàng. Khi nắm rõ những kiến thức trên, sức nặng trong lời nói của bạn trở nên cao hơn, phong thái khi giao tiếp với khách hàng giàu sự tự tin hơn.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Thể hiện ở thái độ lắng nghe, nắm bắt tốt tâm lý, nhu cầu của khách hàng. Từ đó đưa ra những hồi đáp phù hợp, thỏa đáng với yêu cầu của họ.
- Kỹ năng đàm phán thương lượng: Những tình huống bán hàng đều là cuộc thương thảo giữa người mua và bán, đảm bảo giá trị trao đổi mang lại lợi ích cho cả hai phía. Khi ấy, người có kỹ năng đàm phán tốt có thể lèo lái cuộc trao đổi theo hướng tích cực nhất.
- Tính kiên nhẫn, nhiệt tình: Không phải khách hàng nào cũng dễ chịu. Tuy nhiên, khi đối diện với mọi thắc mắc, đôi khi là khó tính, khó chịu từ khách hàng, bạn đều cần giữ vững sự nhiệt tình giải đáp những thắc mắc cần thiết. Khi ấy tính kiên nhẫn sẽ giúp bạn bình tĩnh và xử lí tình huống chuyên nghiệp hơn.
- Kỹ năng tạo dựng, phát triển mối quan hệ: Phần lớn doanh thu tới từ khách hàng cũ của doanh nghiệp thông qua việc mua lại, giới thiệu sản phẩm cho bạn bè, người thân. Do đó, xây dựng mối quan hệ tốt là cách mở rộng tệp khách hàng của mình.
5. Hướng dẫn tham gia làm cộng tác viên bán hàng online hiệu quả
5.1. Nghiên cứu và lựa chọn ngành hàng phù hợp
Bước đầu tiên khi lựa chọn làm cộng tác viên bán hàng online, bạn cần định hướng mình mong muốn cung cấp giá trị nào, từ đó xác định ngành hàng phù hợp. Việc xác định rõ sản phẩm phù hợp giúp bạn thuận tiện trong quá trình cộng tác bán hàng, phát huy đúng chuyên môn, kỹ năng sẵn có của mình.
5.2. Tìm hiểu nhà cung cấp, chủ cửa hàng uy tín
Sau khi xác định những ngành hàng, sản phẩm phù hợp, bạn cần tìm hiểu những nhà cung ứng cho sản phẩm. Quá trình tìm hiểu, chọn lọc này bạn cần xác định thông tin về sản phẩm, dịch vụ của đơn vị đó, có thực sự uy tín, minh bạch hay không. Đặc biệt, bạn cũng cần tìm hiểu những chính sách của công ty với đội ngũ cộng tác viên bán hàng online là gì?
5.3. Thỏa thuận hợp đồng rõ ràng, chi tiết
Khi quyết định trở thành cộng tác viên bán hàng online với một nhà cung ứng cụ thể, bạn cần cân nhắc, thảo luận kỹ về các vấn đề như chính sách sản phẩm, chính sách bán hàng, hoa hồng của cộng tác viên, chính sách hỗ trợ của cộng tác viên, trách nhiệm của mỗi bên đối với khách hàng,... Thảo luận kỹ và có hợp đồng chứng minh sẽ giúp bạn hạn chế những bất đồng quan điểm có thể xảy ra, những tranh chấp không đánh có trong quá trình cộng tác.
5.4. Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp
Để đưa hàng hóa, sản phẩm tiếp cận tới đúng khách hàng, bạn cần xác định kênh bán hàng phù hợp. Khi lựa chọn kênh bán hàng, bạn cần nghiên cứu tới hành vi của khách hàng, họ thường bị thu hút, tìm kiếm và mua hàng tại những nền tảng nào. Ngoài ra, chuyên môn, thế mạnh của bản thân cũng là điều bạn cần quan tâm. Dựa trên những cơ sở đó, bạn có thể lựa chọn kênh online trên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc website…
5.5. Đầu tư vào marketing, nội dung
Để thu hút lượng lớn khách hàng mua sản phẩm, đầu tư vào nội dung bán hàng là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, việc sáng tạo nội dung bán hàng của riêng bạn cần bám sát những định hướng thương hiệu gốc, nhấn mạnh vào giá trị khác biệt của sản phẩm. Sáng tạo nội dung mới mẻ và phù hợp sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và thuận tiện cho quá trình bán hàng.
Kết luận
Cộng tác viên bán hàng online là vị trí việc làm hấp dẫn với nhiều ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn trở thành cộng tác viên online, bạn cần nghiêm túc, trau dồi những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo hoạt động bán hàng hiệu quả và mang lại nguồn thu nhập ổn định. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về những công việc, ưu - nhược điểm của cộng tác viên và các yêu cầu trở thành một cộng tác viên bán hàng chất lượng.