CV và hồ sơ xin việc là bộ đôi “quyền lực” của ứng viên khi xin việc. Tuy nhiên, CV là gì? Khi viết CV cần chú ý đến những điều gì? Lỗi viết CV nào thường gặp mà bạn cần tránh? Làm sao để viết một mẫu CV xin việc chuẩn chỉnh?
Một bản CV chất lượng sẽ chứa đựng những thông tin “đắt giá” giúp bạn có nhiều cơ hội được hẹn phỏng vấn hơn những CV thông thường. Rất nhiều ứng viên nghĩ rằng, càng “nhồi nhét” nhiều thông tin vào CV sẽ càng tăng thêm giá trị và gây được nhiều ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thực tế rất nhiều ứng viên chứa thực sự hiểu rõ CV là gì tại sao lại phải viết cv cũng như nhầm lẫn giữa mẫu CV xin việc và đơn xin việc. Giữa CV và đơn xin việc có nhiều điểm giống nhau nên gây sự nhầm lẫn. Vậy khái niệm CV là gì, CV gồm những nội dung nào và tại sao cần viết CV, điểm gì khác biệt so với thư xin việc? Mời bạn cùng 123Job khám phá ngay sau đây.
I. CV là gì?
CV trong tiếng Anh còn được gọi là Curriculum Vitae, khi dịch ra tiếng Việt thì nó được hiểu là một bản sơ yếu lý lịch rút gọn sau khi đã lược bỏ các thông tin về gia đình, người thân… Đối với mỗi ứng viên, CV đóng vai trò như “vũ khí tối thượng” để PR bản thân trước các nhà tuyển dụng, thể hiện những điểm ưu việt và kỹ năng nổi trội so với các ứng viên khác nhằm làm gia tăng khả năng trúng tuyển. Còn đối với các nhà tuyển dụng thì CV sẽ cho họ cái nhìn tổng quan cùng những đánh giá sơ bộ về sự khác biệt của từng ứng viên, từ đó đưa ra những sự lựa chọn phù hợp. Mỗi loại cv xin việc sẽ có cách viết khác nhau tùy vào mục đích cũng như công việc, ví dụ như cv xin việc kế toán , cv xin việc lễ tân, cv nhân viên ngân hàng , cv kỹ sư cơ khí, cv lễ tân khách sạn …
Hiện nay, nhiều công ty quan tâm đến CV của ứng viên, nên chắc chắn rằng một bản CV đầy đủ, được trình bày khoa học những thông có ghi trên đó chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng cực kỳ với các nhà tuyển dụng việc làm. Và sẽ chính là chìa khóa mở ra cánh cửa việc làm cho ứng viên tìm kiếm việc. Có nhiều cách để tạo CV, tạo CV bằng phần mềm văn bản hoặc tạo CV online từ các mẫu CV với background CV ưa chuộng, hấp dẫn trên thị trường.
Những đặc điểm chính của CV là gì?
CV viết tắt thường rất ngắn: tối đa 2 trang A4.
Khi viết CV viết tắt bằng tiếng Việt, hầu hết ứng viên đều ghi tiêu đề CV là hồ sơ xin việc với mục đích là tránh để nhà tuyển dụng nhầm lẫn với sơ yếu lý lịch tự thuật thông thường.
Nội dung của CV thường ngắn gọn, được trình bày dưới dạng gạch đầu dòng và trong quá trình viết CV tuyệt đối không dùng những câu mang nghĩa biểu cảm.
II. Cách viết CV đúng chuẩn, độc đáo mà ứng viên không thể bỏ qua
1. Cách viết phần thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân
Hướng dẫn cách viết thông tin cá nhân trong CV
Mục đầu tiên trong CV cũng là những thông tin quan trọng, cơ bản nhất để nhà tuyển dụng biết về bạn và liên hệ được với bạn. Thông tin cá nhân bao gồm họ tên, số điện thoại, mail, địa chỉ liên lạc…
Để tạo sự nghiêm túc và đầy đủ trong hồ sơ CV, các ứng viên cần lưu ý:
- Họ tên là thông tin quan trọng và cơ bản nhất của mỗi ứng viên. Vì vậy bạn nên viết chữ in hoa và dùng cỡ chữ to hơn để làm nổi bật thông tin này.
- Tên mail nên tránh đặt các tên quá trẻ con và không có tính chuyên nghiệp. Trước khi viết CV, bạn hãy lập một mail mới, có thể là tên bạn để nhà tuyển dụng dễ đọc và dễ liên hệ.
- Các thông tin về tên, số điện thoại, địa chỉ nên trình bày ngắn gọn và dễ đọc. - Phần sơ yếu lý lịch này bạn chỉ nên dành một ít dòng để miêu tả, đừng sa vào kể lể, tạo ấn tượng xấu cho người đọc.
Xem thêm: Cách giới thiệu bản thân trong CV ghi điểm nhà tuyển dụng bạn nên biết
Mục thứ 2 chúng ta cần lưu ý đó là phần viết về ưu, nhược điểm của bản thân. Một CV gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì đó phải là CV đặc biệt hơn, khác lạ hơn, sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo các quy tắc chung của việc trình bày một CV thông thường. Trước khi đến với vòng phỏng vấn, CV chính là bộ mặt bạn, là con người bạn. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn đang “có” những gì. Để viết được những điều nổi bật trong con người bạn, bạn cần hiểu chính xác mình đang có gì và thiếu gì. Bạn có thể thực hiện một bài trắc nghiệm tính cách MBTI để khám phá bản thân trước khi viết ưu nhược điểm trong CV
- Điểm mạnh trong CV: Bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn.
- Điểm yếu trong CV: Bạn hãy thật tinh tế để lựa chọn những điểm hạn chế của bản thân để đưa vào CV của mình. Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một CV mà có danh sách dài những nhược điểm của ứng viên cả. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm của bản thân để đưa vào CV.
Xem thêm: Cách viết ưu nhược điểm của bản thân trong CV xin việc hiệu quả nhất
Thứ ba, trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng không chỉ chú ý đến quá trình học vấn hay các kinh nghiệm làm việc, phần tính cách, phẩm chất trong CV cũng được các nhà tuyển dụng quan tâm. Phần thể hiện về tính cách trong CV xin việc của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra kết luận xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí công việc đó và môi trường doanh nghiệp đó hay không. Không phải tính cách nào cũng có thể làm việc được tốt trong một môi trường với văn hóa doanh nghiệp khác biệt. Có những tính cách sẽ phù hợp với những môi trường nhất định mà thôi. Ngoài ra, nhà tuyển dụng khi hiểu được tính cách của bạn thì họ sẽ biết rằng những tính cách này liệu có cản trở hay hỗ trợ bạn để bạn thực hiện tốt công việc đó hay không.
Một số tính cách được nhà tuyển dụng tâm đắc nhất khi thấy trong CV xin việc như:
- Trung thực, kỷ luật
- Khả năng thích nghi cao
- Nhanh nhẹn, linh hoạt
- Vui vẻ, hòa đồng
- Chăm chỉ, chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao
Xem thêm: “Điểm danh” các tính cách trong CV được các nhà tuyển dụng chào đón
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV, mục tiêu nghề nghiệp là phần không thể thiếu và ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có vượt qua “vòng lọc hồ sơ” hay không. Đối với một người trưởng thành, định hướng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, nó được đánh giá là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại trong tương lai. Bởi vậy, trong mẫu CV xin việc, “mục tiêu nghề nghiệp” là không thể thiếu.
Một trong những vấn đề được nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi phỏng vấn và đọc cv đó chính là phần mục tiêu nghề nghiệp. Họ thường xoáy sâu vào đây để đánh giá chuẩn ứng viên nên đừng dại mà bảo đi làm vì tiền, đi làm vì muốn cần một công việc… Hãy tập thói quen chuyên nghiệp ngay từ bây giờ, chuẩn bị thật kỹ từ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn đến mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, mục tiêu nghề nghiệp dành cho người chưa có kinh nghiệm nếu bạn vừa ra trường hay thậm chí là mẹo viết cv xin việc phần mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm ấn tượng.
Để nhà tuyển dụng thấy được tinh thần làm việc, khả năng học hỏi, ham muốn thăng tiến trong công việc của bạn cũng như những kế hoạch phát triển sự nghiệp trong tương lai, hãy chia nhỏ phần mục tiêu thành các ý sau:
- Mục tiêu ngắn hạn: Chính là những dự định, kế hoạch về công việc trong tương lai gần, dự định đó nên cụ thể và nằm trong tầm tay của bạn ví dụ như mục tiêu trong 3-5 năm tới. Mục tiêu ngắn hạn của bản thân được đánh giá là khá đơn giản, dễ để đưa ra câu trả lời hợp lý.
- Mục tiêu dài hạn: Định hướng nghề nghiệp chính là những đích đến lớn mang tính quyết định và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp của bạn trong tương lai, cùng với nó là lộ trình, hướng đi để bạn thực hiện được mục tiêu của mình. Bạn nên trình bày những mục tiêu dài hạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra điều mà bạn thấy sẽ giúp ích cho công ty trong tương lai.
Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay Nhất 2021
3. Cách viết quá trình học vấn trong CV xin việc
Trong CV, quá trình học vấn là nội dung không thể bỏ qua. Tuy nhiên, nhiều ứng viên vô tình làm mất điểm với nhà tuyển dụng chỉ vì không biết cách viết nội dung này thế nào cho ấn tượng.
Bạn cần phải nhớ rằng, dòng thời gian khi viết quá trình học vấn trong CV luôn kể từ thời điểm gần nhất cho tới xa nhất. Bạn đừng viết theo dòng thời gian ngược lại, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không chuyên nghiệp và không biết cách viết CV chuẩn.
Trong quá trình viết chúng ta nên bỏ qua các thông tin học vấn cấp 1, cấp 2 vì đó là quãng thời gian quá xa và cũng không đánh giá được nhiều về sự nghiệp của bạn. Theo dòng thời gian, chúng ta chỉ nên ghi quá trình học tập cấp 3 và đại học. Nếu thành tích học tập của bạn tốt, bạn đã từng dành học bổng hay các giải thưởng trong trường, khu vực thì hãy viết cụ thế vào nhé. Ngược lại nếu thành tích không quá tốt thì bạn không nên ghi vào, vì những thông tin này không cần thiết, nhà tuyển dụng sẽ lướt qua rất nhanh.
Đặc biệt nếu bạn đã từng tham gia các khóa học kỹ năng mềm, khóa học ngoại ngữ và có chứng chỉ cho những kỹ năng này thì hãy liệt kê trong CV nhé. Đây có thể sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Mẫu CV chuyên nghiệp cần gì
Xem thêm: Tuyệt đỉnh viết quá trình học vấn trong CV hạ gọi mọi nhà tuyển dụng
4. Cách viết kinh nghiệm làm việc nổi bật nhất
Kinh nghiệm làm việc chính là một trong những lợi thế của ứng viên khi ứng tuyển vào các vị trí việc làm. Điều quan trọng sau khi đọc xong “ quá trình làm việc” nhà tuyển dụng phải hiểu được chính xác công việc bạn đã từng làm, Kinh nghiệm làm việc bạn đã có hay những kỹ năng mềm của những bạn sinh viên ra trường đã học được. Hãy nhớ rằng cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc chính là chìa khóa thành công cho chính bản thân bạn.
Khi viết phần kinh nghiệm làm việc bạn cần lưu ý một số nội dung sau:
Sắp xếp công việc theo thứ tự: Bạn nên trình bày trình tự những kinh nghiệm làm việc mà bạn đạt được. Nên trình bày từ hiện tại đến công việc xa nhất. Cần nêu rõ thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc, vị trí bạn đảm nhiệm, kinh nghiệm làm việc bạn nhận được từ công việc ấy.
- Cung cấp những con số cụ thể: Nếu được bạn nên nêu ra những con số mà bạn đạt được khi làm việc cho công ty cũ. Những con số cụ thể sẽ là điểm hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng khi một ứng viên có thái độ tốt, có trách nhiệm cũng như có thể đưa công ty phát triển lên một tầng cao mới. Hãy trình bày chính xác, mạch lạc để nhà tuyển dụng có cái nhìn đặc biệt đối với cv của bạn.
- Điểm nổi bật nhất mà bạn đạt được: Hãy thể hiện mình là một ứng viên chuyên nghiệp. Nêu lên 3- 4 điểm quan trọng nhất đấy chính là giới hạn vừa đủ cho bản mô tả quá trình làm việc của bản thân. Hãy miêu tả bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin bạn nhé!
Xem thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV hạ gục nhà tuyển dụng
5. Cách viết kỹ năng trong CV ấn tượng
Kỹ năng nổi bật trong hồ sơ xin việc và trong CV là một trong những mục ảnh hưởng đến sự ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn. Các skill trong cách viết kỹ năng trong cv xin việc đó là những khả năng mà khi bạn có thể làm được đều có liên quan đến công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển, hay khi nói cách khác đó chính là về những năng lực nghề nghiệp ở trong CV. Ở phần này khi thông thường bạn cũng nên liệt kê được đến những kỹ năng cần thiết cho mỗi vị trí hoặc cho mỗi lĩnh vực mà mỗi khi bạn đều đang muốn xây dựng lên đến những sự nghiệp đó của chính mình, đó có thể sẽ là kỹ năng về tin học văn phòng, sử dụng đến những phần mềm về chuyên môn,...
Bí quyết viết kỹ năng trong CV gồm:
- Điều chỉnh độ phù hợp của kỹ năng với công việc ứng tuyển: Cách để ghi những kỹ năng chuyên môn có trong cách viết kỹ năng trong cv xin việc sẽ được thể hiện cho những nhà tuyển dụng thấy được những thế mạnh đó của bạn, kỹ năng của bạn khi càng phù hợp được với những yêu cầu của công việc thì trong bạn cũng sẽ có được một cơ hội được những sự lựa chọn cao hơn rất nhiều.
- Phân loại các kỹ năng khi trình bày:
+ Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: Bộ kỹ năng sẽ bao gồm cả những kỹ năng cứng và có cả những kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng đó chính là với những kỹ năng được giảng dạy hoặc khi đã được đào tạo mà có hoặc kỹ năng sẽ có thể được định lượng. Kỹ năng mềm trong cách viết kỹ năng trong cv xin việc đó chính là những kỹ năng giao tiếp và sẽ tương tác cá nhân để mang đến những tính chất của sự tự rèn luyện (như kỹ năng “truyền thông”, “lãnh đạo”, “xây dựng nhóm” hoặc “tạo động lực”) rất khó định lượng.
+ Kỹ năng chuyên biệt, kỹ năng tổng hợp và kỹ năng thích nghi
- Các kỹ năng về chuyên môn đó sẽ là có những khả năng cho phép để khi có một ứng viên đã được tuyển dụng để làm đến một công việc cho kỹ năng đặc biệt. Một số về những kỹ năng khi đạt được bằng cách để tham gia vào những chương trình học tập hoặc đào tạo. Một số khác đó khi có thể được những sự tiếp thu thông qua những kinh nghiệm thực tế đó ngay trong công việc. Kỹ năng chuyên môn thay đổi và được dựa trên vị trí.
- Kỹ năng tổng hợp đó sẽ là những kỹ năng khi đã được rèn luyện ngay trong một môi trường cụ thể nhưng cũng sẽ có thể được ứng dụng ở trong nhiều những môi trường khác nhau.
- Với những kỹ năng chuyên môn sẽ có thể tương phản được với những kỹ năng tổng hợp như về giao tiếp, tổ chức, trình bày, làm việc nhóm, lập kế hoạch và để quản lý thời gian, cần được yêu cầu trong một loạt những công việc. Kỹ năng tổng hợp đó chính là những kỹ năng mà khi bạn sử dụng được trong hầu hết những mọi công việc
Xem thêm: Cách viết kỹ năng trong CV xin việc giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng
III. Cách viết CV cho người có kinh nghiệm
Là một người đã đi làm, có kinh nghiệm khi xin việc, vậy làm sao để thể hiện thật tốt những kinh nghiệm của mình trong CV để nhà tuyển dụng không thể bỏ qua?
1. Nhấn mạnh những kỹ năng tốt của bản thân
Không còn là những bạn sinh viên mới ra trường nữa, một người đã đi làm, có kinh nghiệm thì nên viết những kỹ năng nào trong CV. Bạn nên dựa vào mô tả công việc để liệt kê những kỹ năng phù hợp, tránh viết quá nhiều, dườm dà trong CV. Ví dụ bạn ứng tuyển cho vị trí Nhân viên kinh doanh, tất nhiên bạn nên liệt kê về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe,... Đây là những kỹ năng sẽ giúp bạn có thể trò chuyện với khách hàng, giới thiệu sản phẩm và chốt đơn với khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng cần liệt kê những kỹ năng như tin học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian để cho thấy bạn là một người làm việc chuyên nghiệp.
2. Liệt kê cụ thể những thành tích đã đạt được trong công việc
Thành tích với những con số cụ thể luôn là những "ngôi sao" giúp bạn ghi điểm trong lòng nhà tuyển dụng. Việc ghi rõ thành tích trong công việc sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng năng lực của bạn. Tất nhiên có thể nhờ chính những thành tích này mà bạn được nhà tuyển dụng lựa chọn, đánh giá cao hơn so với những ứng viên khác. Ví dụ nếu bạn là một nhân viên kinh doanh, bạn đã từng đạt doanh thu 100 triệu/tháng và về đích trong thời gian nhanh nhất. Hay nếu bạn là một nhân viên Marketing, bạn đã lên kế hoạch cho chiến dịch thành công, với sức hút hơn 100.000 người quan tâm, tham gia và mua hàng bên bạn. Đây đều là những con số biết nói và đầy sức thuyết phục trong CV.
3. Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với người đã có kinh nghiệm, đã trải qua nhiều năm làm việc, thay vì viết mục tiêu ngắn hạn, bạn hãy viết mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn nên gắn liền với định hướng sự nghiệp lâu dài bạn đã theo đuổi và tiếp tục thực hiện trong tương lai, đồng thời mục tiêu này nên gắn liền, liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển và mục tiêu của doanh nghiệp.
IV. Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm
Hướng dẫn cách viết CV xin việc đúng chuẩn
1. Không có kinh nghiệm thì nên ghi gì?
Trong cách viết cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường mẹo hay để hạ gục nhà tuyển dụng là mình nên liệt kê các điểm mạnh của bản thân mình trong cuộc sống cũng như khi ngồi trên ghế nhà trường. Bởi sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm mà đâu đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm thì biết phải làm sao?
Không phải không có kinh nghiệm là không biết làm gì? Không làm được việc. Quan trọng là kỹ năng mềm. Các hoạt động bạn thường xuyên tham gia (tình nguyện, tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh…), các hoạt động ngoại khóa và nêu lên phẩm chất kỹ năng là điểm mạnh của bạn (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian, làm việc nhóm…). Bạn hãy là một ứng cử viên thông minh và sáng tạo đúng lúc nhé!
2. Trình bày CV như thế nào?
Về mẫu CV xin việc: Bạn cần lựa chọn những mẫu CV xin việc có bố cục thể hiện sự chuyên nghiệp và phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Không nên lựa chọn những mẫu CV thiết kế rườm rà hay màu sắc quá loè loẹt, thiếu hài hoà, chuyên nghiệp cũng sẽ khó gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Các thông tin nên đưa vào CV: Thật sự có nhiều bạn sinh viên mới ra trường cảm thấy rất lúng túng vì mình chưa có kinh nghiệm làm việc nên không biết đưa những thông tin gì vào CV để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần thể hiện thật tốt trên CV những kiến thức chuyên môn của bạn, bằng cấp, những kỹ năng phù hợp với công việc. Để làm được việc này, bạn có thể làm theo cách sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin của nhà tuyển dụng, yêu cầu trong bản mô tả công việc đối với vị trí bạn ứng tuyển.
- So sánh các yêu cầu công việc với những kiến thức chuyên môn bạn đã học trong trường lớp, những khoá học nghiệp vụ của bạn, các kỹ năng mà bạn có để lựa chọn được những thông tin phù hợp nhất đưa vào CV.
- Cân nhắc về những kinh nghiệm làm việc trong các công việc làm thêm trước đây, kinh nghiệm trong quá trình thực tập phù hợp.
- Chú ý về nhóm kỹ năng mềm của bạn phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá công ty của nhà tuyển dụng cũng có thể giúp CV của bạn phát huy được hiệu quả.
Những lưu ý trong CV:
- Thông tin chính xác
- Không sai lỗi chính tả
- Bố cục CV rõ ràng, khoa học
Xem thêm: Cách viết CV ấn tượng cho sinh viên mới ra trường
V. Cách viết CV xin việc part time
Đối với người đi xin việc part-time, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người có kinh nghiệm liên quan hoặc có kỹ năng và tiềm năng phù hợp. Vì thế, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi viết CV xin việc part-time:
- Đưa vào những công việc trong quá khứ có liên quan đến vị trí ứng tuyển, không liệt kê tất cả những công việc trong quá khứ
- Đưa ra các kỹ năng phù hợp với công việc
- Đối với công việc part-time, nhà tuyển dụng sẽ mong muốn bạn là người thích ứng nhanh với công việc và làm việc năng suất hiệu quả do thời gian làm việc của bạn không nhiều.
Xem thêm: Mẫu CV xin việc part time gây ấn tượng với mọi nhà tuyển dụng
VI. Bí quyết viết CV xin việc toàn diện, chuẩn chỉnh "hạ gục" nhà tuyển dụng
Các lưu ý để viết CV xin việc đúng chuẩn
1. Các lỗi nghiêm trọng khi viết CV xin việc
- Cách đặt tiêu đề cho CV: Tiêu đề chỉ ghi tên, hoặc chỉ ghi vị trí ứng tuyển hoặc ghi sai vị trí ứng tuyển
- Bạn không kiểm tra đường link gắn kèm với CV
- Không sử dụng từ khóa khi viết CV xin việc
- Viết quá nhiều công việc trong một thời gian ngắn
- Thừa thông tin khi viết CV xin việc
- Đánh giá thấp các kinh nghiệm khác
- Ngôn ngữ buồn tẻ
- Sắp xếp thông tin không đúng trật tự, không khoa học
- Lỗi chính tả
- Gửi CV xin việc không có mục tiêu rõ ràng
2. Lưu ý khi viết CV xin việc
- Hoàn thiện cả thiết kế và hoàn hảo về nội dung
- Lưu ý về font chữ trong CV
- Trình tự sắp xếp thông tin trong CV
- Không liệt kê quá dài tất cả kinh nghiệm
- Biến đổi CV tùy thuộc các vị trí khác nhau
- Chú ý đến những từ khóa trong yêu cầu công việc để đưa vào CV thông tin phù hợp.
- CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất.
Xem thêm: Viết CV xin việc: Các lưu ý quan trọng không thể bỏ qua
VII. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin tất tần tật về khái niệm CV là gì, đơn xin việc là gì, hồ sơ xin việc là gì, tầm quan trọng của CV cũng như những lưu ý khi viết CV cho đúng chuẩn. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên của 123Job bạn sẽ nắm được bí quyết làm đẹp CV của bản thân và chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất. Và giống như đơn xin việc không nên trình bày quá dài dòng, tránh những lỗi cơ bản như sai chính tả, không dùng từ ngữ quá phô trương. CV và đơn xin việc khác nhau như thế nào đã thể hiện rõ qua bài viết của chúng tôi.