Trong team Scrum thì vị trí Scrum Master được ví như dầu bôi trơn cho các bánh răng để đảm bảo công việc của nhóm được thực hiện với tốc độ tối ưu. Vậy công việc này thực chất là gì và làm thế nào để có thể trở thành một Scrum Master đích thực, hãy cùng 123job.vn khám phá qua bài viết này nhé.

I.  Việc làm Scrum Master là gì?

Framework là những đoạn code được viết sẵn để cấu thành nên bộ khung cùng các thư viện lập trình đóng gói. Scrum là một Framework về quy trình quản lý và giải quyết các vấn đề phức tạp mà vẫn giữ được hiệu quả của sản phẩm đạt giá trị cao nhất. Scrum Master chính là một trong 3 vai trò chính của quá trình Scrum Framework, giữ vị trí như một trung tâm kết nối giữa Scrum Team và khách hàng, đảm bảo nhóm Scrum đạt được sự vận hành tốt nhất, hướng đến mục tiêu giúp kết quả sản xuất tuân thủ được những nguyên lý kỹ thuật và quy tắc của Scrum.

Viêc làm Scrum Master không phải là quản lý nhân sự, quản lý tiến độ công việc hay lãnh đạo nhóm nhưng lại có nhiệm vụ giúp team Scrum phát huy tối đa khả năng của mình và làm việc hiệu quả trong một Tổ chức. Có thể hiểu đơn giản người làm nghề Scrum Master là người phục vụ nhóm, làm tất cả những thứ thuộc thẩm quyền để phục vụ nhóm phát triển, product owner và tổ chức đi tới thành công.

II. Cơ hội việc làm Scrum Master

1. Vai trò

Scrum Master có vai trò quan trọng trong một mô hình Agile nói chung và trong Scrum Team nói riêng. Vai trò chính của nghề Scrum Master đó chính là có trách nhiệm tổ chức và kết nối giữa các Scrum Team và khách hàng. Một Scrum Master sẽ phải trao đổi với các Product Owner để thu thập yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, sau đó sẽ dựa theo tiêu chuẩn của Scrum để đặc tả lại yêu cầu đó cho các Scrum Team. Nếu không có vai trò trung gian ở giữa của Scrum Master thì các sản phẩm được làm ra có thể bị thua lỗ nặng nề do không phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Không chỉ có vai trò kết nối, công việc Scrum Master còn có trách nhiệm giúp các thành viên trong team hiểu rõ yêu cầu cụ thể đối với từng User Story front end, ước lượng thời gian để hoàn thành những User Story đó. Mặc dù không phải người quản lý nhóm nhưng Scrum Master lại cần đảm bảo tiến độ làm việc cho cả Scrum Team, tìm ra những trở ngại trong quá trình làm việc và loại bỏ khó khăn đó. Những rủi ro đó được loại bỏ càng sớm thì nhóm web developer sẽ làm việc càng có hiệu quả và nhanh chóng đạt được mục tiêu Sprint.

Không chỉ có vai trò kết nối, công việc Scrum Master cũng có vai trò điều hòa các hoạt động trong nhóm. Trong khi các thành viên khác đang trong quá trình làm việc của Sprint rồi thì chắc chắn Scrum Master đã phải chuẩn bị trước những công việc đó và tiếp tục lên kế hoạch những việc cần làm cho quá trình Sprint tiếp theo. Trong khi các vị trí như Product Owner hay Developer đang bận rộn với công việc và chưa thể theo sát quá trình làm việc thì chính Scrum Master phải âm thầm quan sát, phân tích, nghiên cứu và tìm ra cách để cải tiến quá trình làm việc của nhóm. Người phục vụ cho nhóm Scrum Master cũng cần giúp các thành viên mới làm quen với quy tắc trong nhóm Scrum; giúp các thành viên trong team hiểu rõ yêu cầu cụ thể đối với từng User Story, ước lượng thời gian để hoàn thành những User Story đó. Mặc dù không phải người quản lý nhóm nhưng Scrum Master lại cần đảm bảo tiến độ làm việc cho cả Scrum Team, tìm ra những trở ngại trong quá trình làm việc và loại bỏ khó khăn đó. Những rủi ro đó được loại bỏ càng sớm thì nhóm sẽ làm việc càng có hiệu quả và nhanh chóng đạt được mục tiêu Sprint.

Tóm lại, một Scrum Master được ví như thư ký của dự án, là cảnh sát quy trình làm việc của nhóm, là một siêu anh hùng phá tan mọi rào cản đến hiệu quả công việc của team. Đây là công việc phổ biến của tuyển dụng it, it viec, việc làm it, nằm trong top công việc it support, it helpdesk. Scrum Master sẽ phải làm tất cả mọi việc để phục vụ quá trình làm việc Scrum Team, phục vụ Product Owner, phục vụ tổ chức. Thiếu vắng vị trí Scrum Master cũng giống như thiếu đi cây cầu nối, những hoạt động diễn ra sẽ không có sự thống nhất, rời rạc và có nguy cơ đổ vỡ.

2. Cơ hội việc làm

Mô hình làm việc Scrum hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp biết đến và đang áp dụng rộng rãi vào quá trình làm việc. Nhận thấy được sự hiệu quả của mô hình phát triển này cũng như vị trí công việc Scrum Master thị trường việc làm tại Việt Nam có rất nhiều ô trống để ngỏ đang chờ ứng viên tới ứng tuyển như tuyển dụng scrum master tại hà nội hay tuyển dụng scrum master tại hồ chí minh. Rất nhiều khóa học Scrum cũng được mở ra và tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới và có cả ở Việt Nam như các khóa học của Scrum Alliance javascript bao gồm CSM, CSP, CSD và CSPO; các khóa học của Scrum.org gameloft vietnam bao gồm PSD, PSM, SPS, PSPO, PSK và PAL; khóa học do nexttech Axon Active Vietnam tổ chức là Fit for Scrum, Fit For Kanban và Agile Leadership;... Ngoài các khóa học trên thì hàng năm tại Việt Nam cũng có rất nhiều sự kiện và cộng đồng liên quan đến Scrum. Đây vừa là cơ hội tìm kiếm nhân viên tuyển vị trí scrum master của các doanh nghiệp cũng là cơ hội để chính các Scrum Master trau dồi bản thân. Các sự kiện uy tín được tổ chức thường xuyên có thể kể đến là getlinks Scrum Breakfast Vietnam được tổ chức hàng tháng tại Hồ Chí Minh, Scrum Gathering Vietnam nằm trong chuỗi thường niên của thế giới, Agile tour Vietnam digiworld được tổ chức trên toàn cầu,...

3. Mức lương của việc làm Scrum Master

Một công việc cho dù có vai trò quan trọng và cơ hội việc làm mở rộng đến thế nào mà mức lương không hấp dẫn thì cũng vô nghĩa. Tại Việt Nam, tuyển scrum master được đánh giá là công việc có mức lương ổn định và thuộc mức thu nhập cao. Người làm công việc Scrum Master tại vị trí nhân viên có thể đạt đến mức lương 1.325 USD (khoảng 30 triệu Việt Nam đồng), và 1875 USD đối với vị trí trưởng phòng (vào khoảng 43 triệu Việt Nam đồng). Với mức lương và cơ hội phát triển như của Scrum Master thì việc hàng trăm khóa học cùng các sự kiện bosch tuyển dụng, viettel tuyển dụng về Scrum được tổ chức cũng là điều dễ hiểu.

III. Mô tả chi tiết việc làm Scrum Master

Công việc của một Scrum Master có thể nói là bao trùm cả quá trình làm việc với tất cả các bộ phận. Cụ thể, một Scrum Master cần làm các công việc như sau:

- Đảm bảo chắc chắn rằng các thành viên trong Scrum Team đều hiểu và làm theo đúng quy trình.

- Tạo điều kiện để các cuộc họp trong quá trình Sprint diễn ra thuận lợi: Ví dụ có thể tìm hỗ trợ từ bộ phận khác; tạo điều kiện tự tổ chức được cuộc họp,...

- Nhận diện tình huống để xử lý và giải quyết: chẳng hạn như trường hợp nào thì cần có sự can thiệp và trường hợp nào nên để các thành viên trong nhóm tự học qua kinh nghiệm sai lầm của bản thân mình..

- Luôn sẵn sàng trả lời mọi vấn đề, đưa ra lời khuyên và cách giải quyết nếu  Product Owner và nhóm phát triển cần.

- Bảo vệ nhóm, ngăn chặn phiền nhiễu từ bên ngoài.

- Kết nối giữa nhóm phát triển với các bộ phận khác.

- Loại bỏ vấn đề gây trở ngại cho Scrum Team, để nhóm có môi trường tốt nhất tập trung công việc.

- Không phải người đại diện của nhóm nhưng phải hành động như người biện hộ của Scrum Team trước công ty.

- Huấn luyện Product Owner về vấn đề Scrum practices.

- Giúp các thành viên của team sử dụng thành thạo các scrum artifacts như: Burn-down charts, Sprint Backlog và Task boards,…

- Lên kế hoạch để cả công ty có thể triển khai Scrum.

- Tổ chức cuộc họp Scrum cho team cho đến khi mọi người có thể tự tổ chức.

- Điều hành thời gian backlog grooming: đảm bảo sự hiểu về yêu cầu của các thành viên là giống nhau; hỗ trợ mọi người điều hành cuộc họp; làm rõ vấn đề kỹ thuật,...

- Trực tiếp và tham gia vào hoặc hỗ trợ Retrospective meeting.

Một Scrum Master vừa phải đảm bảo công việc của mình, làm tất cả mọi thứ như một cộng sự kỹ thuật nhưng không được làm giảm đi vai trò Scrum Master.

IV. Những kỹ năng cần có để làm tốt việc làm Scrum Master hơn

- Có kiến thức chuyên môn về Scrum: Để làm tốt công việc Scrum Master bạn chắc chắn cần một khối lượng kiến thức về Scrum vững chắc và không ngừng trau dồi thêm. Chỉ khi có kiến thức chuyên môn đủ vững chắc thì bạn mới có khả năng giảng dạy, hướng dẫn và thực thi các công việc cho Scrum.  Hiện nay, rất nhiều công ty có các khóa học dành cho nhân viên về Scrum hoặc tạo điều kiện để nhân viên tham gia các hội thảo, sự kiện liên quan đến Scrum. Vì thế cho dù bạn mới gia nhập đội ngũ nhân viên Scrum Master hay không thì cũng hãy đảm bảo bản thân vẫn đang cập nhật thêm kiến thức mới mỗi ngày.

- Khả năng tổ chức khoa học và hiệu quả: Đây chắc chắn là kỹ năng cần thiết nhất bởi Scrum Master phải tổ chức rất nhiều công việc như kiểm soát các meeting, quản lý user story rồi đến quản lý backlog. Mỗi một Scrum đều có nhiều meeting như: Daily stand-up meeting, Stand-up meeting hay Sprint retrospective meeting,... Các Scrum Master chỉ cần quản lý thời gian tốt, nắm được vấn đề cần xử lý sau đó tìm kiếm, sắp xếp người hỗ trợ để nhanh chóng giải quyết vấn đề. Kỹ năng này không chỉ giúp Scrum Master đạt được hiệu quả công việc mà còn giảm tình trạng mất thời gian đối với team Scrum.

- Khả năng lên kế hoạch nhanh chóng: trong team Scrum khi làm việc chắc chắn sẽ có rất nhiều trường hợp bất ngờ xảy ra. Vậy nên sở hữu một khả năng nhanh chóng lên kế hoạch sẽ giúp công việc của Scrum Master  trở nên dễ dàng hơn.

- Tinh thần học tập cao: Một Scrum Master nên có kỹ năng tiếp thu vấn đề tốt cùng với tinh thần cầu tiến cao, cải tiến và củng cố kiến thức thường xuyên để đảm bảo môi trường làm việc liên tục.

V. Các công việc liên quan việc làm Scrum Master tại Việt Nam

Ngoài Scrum Master  thì trong team Scrum Framework còn có hai vị trí nữa là Product Owner và Developer.

1. Product Owner

Product Owner  được coi như một CEO sản phẩm, đó là người có trách nhiệm như tối ưu hóa giá trị sản phẩm mang lại đối với người dùng. Công việc Product Owner  cso quyền quyết định tối đa với Product Backlog. Product Owner Giúp sản phẩm được tối ưu hoá giá trị đến người dùng bằng cách phát hành working product liên tục và sắp xếp thứ tự PBIs.

2. Developer

Developer là người trực tiếp làm ra một sản phẩm hoàn thiện chuyển đến tay người dùng. Đó là một đội không quá 10 thành viên tự tổ chức và tự quản lý công việc của mình trong quá trình Sprint. Developer không phải chịu quản lý trực tiếp từ bộ phận nào hay nghe theo yêu cầu phải làm gì từ ai trong Sprint mà sẽ tự lên kế hoạch, tự giải quyết vấn đề. Đôi khi Developer sẽ cần sự giúp đỡ của Scrum Master.

VI. Top công ty nổi tiếng tuyển dụng việc làm Scrum Master

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc Scrum Master chỉ áp dụng đối với lĩnh vực phần mềm nhưng thực tế Scrum Master áp dụng được cho rất nhiều môi trường việc làm khác nhau bao gồm cả tài chính, tư vấn, công nghệ và kỹ thuật. Tại Việt Nam có rất nhiều công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau tuyển dụng vị trí Scrum Master.

VII. Hướng dẫn tìm kiếm và ứng tuyển việc làm Scrum Master tại 123job.vn

Để ứng tuyển công việc Scrum Master thông qua website 123job.vn bạn cần thực hiện những bước sau:

- Bước 1: Truy cập website https://123job.vn/

- Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, bạn gõ từ khóa việc làm content online, thành phố và mức lương mong muốn nếu có.

- Bước 3: Nghiên cứu công việc phù hợp rồi click Lưu việc khi thấy công việc mong muốn.

- Bước 4: Chọn lọc ra vị trí ưng ý nhất trong danh sách việc làm đã lưu và nhấn Ứng tuyển ngay.

- Bước 5: Tạo CV online đã thiết kế sẵn trên website 123job.vn và điền đầy đủ thông tin.

- Bước 6: Viết thư giới thiệu gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng

- Bước 7: Click vào Nộp hồ sơ để hoàn tất ứng tuyển công việc.

Có thể nhận thấy người làm Scrum Master phải phục vụ rất nhiều đối tượng khác nhau trong các công việc khác nhau. Các công việc này cũng có sự thay đổi trong quá trình hoạt động Sprint. Trong team Scrum, Scrum Master là nhân vật đa năng nhất, làm rất nhiều việc nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với mức lương cao hơn, sự thăng tiến có nhiều cơ hội hơn. Hy vọng qua bài viết trên, 123job.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một Scrum Master đích thực. Đừng quên thường xuyên theo dõi top bài viết của 123job.vn để có thêm những kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho công việc nhé!