Computer Developer – Programmer hay lập trình viên là một nghề rất hot những năm gần đây, được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn gắn bó. Cùng tìm hiểu xem nghề lập trình là gì và nhà tuyển dụng có những yêu cầu gì cho một lập trình viên

Thời đại 4.0, thời đại của công nghệ, của chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội không thể không nhắc đến Computer Developer – Programmer - lập trình viên, một nghề đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái kinh tế toàn thế giới ngày nay.

Nghề lập trình là một trong những nghề được quan tâm nhất hiện nay đặc biệt là các bạn trẻ đang loay hoay tình cho mình một định hướng công việc với điều kiện làm việc và đãi ngộ tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công việc của một Computer Developer – Programmer, vẫn còn rất nhiều những hiểu lầm, định kiến sai về công việc này.

Cùng tìm hiểu chi tiết về việc làm Computer Developer – Programmer - công việc của một lập trình viên - lập trình viên là làm gì trong bài viết dưới đây. 

I. Computer Developer – Programmer là gì?

Computer Developer – Programmer nhà phát triển phần mềm - lập trình viên máy tính. Developer - nhà phát triển phần mềm là những người có khả năng viết code và tổ chức code trong các phần mềm một cách bài bản, có thể coi họ là những chuyên gia chuyên đi tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề của khách hàng.

Programmer - lập trình viên là những người có khả năng viết code đẹp, code đẹp trong định nghĩa của thế giới lập trình là những code được tổ chức tốt, không có lỗi và quan trọng nhất là phải thực hiện đúng chức năng. Những programmer có nhiệm vụ tìm ra nhiều giải pháp cho 1 vấn đề nhưng lại không bắt buộc phải chứng minh giải pháp nào là giải pháp tốt nhất.

Như vậy, là sự kết hợp của cả developer và programmer, Computer Developer – Programmer là nghề làm việc với các chương trình và câu code, nhằm sáng tạo giải pháp và tối ưu các chương trình, phần mềm phục vụ cho những mục đích cụ thể của khách hàng.

computer-developer-programmer

Computer Developer - Programmer là gì? Lập trình viên là làm gì?

II. Mô tả công việc của Computer Developer – Programmer

Bản mô tả công việc Computer Developer – Programmer một cách ngắn gọn thì đó là công việc làm việc với máy tính, cụ thể là lập trình và phát triển phần mềm dưới sự hướng dẫn của nhà phát triển ứng dụng, phần mềm cao cấp và sự giám sát của giám đốc phát triển ứng dụng.

Các Computer Developer - programmer (hay gọi tắt là các lập trình viên) dự kiến sẽ tiến hành phân tích, phát triển và bảo trì thường xuyên hệ thống  với sự hỗ trợ hạn chế từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, để giữ cho hệ thống luôn cập nhật với các công nghệ thay đổi. 

computer-developer-programmer

Mô tả công việc Computer Developer - Programmer - lập trình viên là làm gì?

Ứng viên lý tưởng cho vị trí lập trình viên này là người có đam mê với công nghệ thông tin nói chung và xây dựng các phần mềm nói riêng. Chú ý tới tiểu tiết và óc phân tích sắc bén là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của một lập trình viên. Mục tiêu cuối cùng của công việc lập trình viên là thiết kế và xây dựng phần mềm tối ưu và sáng tạo thông qua việc các kỹ năng coding.

III.. Download bản mô tả công việc Computer Developer – Programmer

Bản mô tả công việc Computer Developer – Programmer

IV. Những cấp bậc của một “Developer”

Không phải tất cả các lập trình viên đều có trình độ giống nhau, để trở thành một “Developer” xuất sắc, bạn sẽ phải trải qua quá trình học tập và luyện tập lâu dài, gian khổ. Bắt đầu từ những cấp thấp dần dần phát triển, nâng cao trình độ lên đến các cấp cao hơn. Các cấp độ của lập trình viên bao gồm: 

- Thứ nhất là Junior Developer: Đây là công việc đòi hỏi có dưới 3 năm kinh nghiệm về nghề, có hiểu biết tổng thể về các cơ sở dữ liệu, vòng đời các ứng dụng và viết được các ứng dụng cơ bản. 

- Thứ hai là Senior Developer: Vị trí này yêu cầu phải có từ 4 – 10 năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu hơn về nghề và có thể lập trình được các ứng dụng phức tạp.

- Thứ ba là Leader Developer: Vị trí này yêu cầu bạn phải có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm và có đầy đủ các kỹ năng của một senior developer chuyên nghiệp, có thể làm tất cả các công việc như một kỹ sư phần mềm độc lập hoặc có thể làm lãnh đạo một nhóm lập trình viên.

- Thứ tư là Mid – level Manager – quản lý cấp trung: Đây là người sẽ quản lý các lập trình viên và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao. Ở một số tổ chức thì họ có quyền được thuê cũng như sa thải nhân viên của mình. Ở cấp độ này có các chức danh là : Product Manager, Project Manager,...

- Cuối cùng là Senior Leader – quản lý cấp cao: Đây là lãnh đạo quản lý cấp dưới của mình và là người sẽ báo cáo trực tiếp kết quả lên giám đốc của công ty. Các chức danh ở cấp độ này bao gồm: VP, CTP hay CEO.

V. Các công việc chính của Computer Developer – Programmer

Công việc của lập trình viên là làm gì? Phần lớn các Computer Developer – Programmer đều cần phải hoàn thành những trách nhiệm công việc sau

Các công việc liên quan đến sáng tạo, cải tiến phần mềm, ứng dụng mới:

  • Phối hợp với các nhà phân tích kinh doanh để đưa ra các mẫu thiết kế phần mềm  
  • Chuẩn bị bản mô tả chi tiết chương trình, phần mềm và các nguyên mẫu cơ bản của phần mềm, ứng dụng
  • Chuyển đổi các bản thiết kế và mô tả chi tiết phần mềm, ứng dụng thành các đoạn code đẹp, có khả năng thực thi cao với ngôn ngữ lập trình phù hợp  
  • Phối hợp với các technical writers (người viết nội dung)  để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
  • Sử dụng các công cụ dựa trên nền tảng web nhằm tạo ra các phần mềm dạng dịch vụ nâng cao cho người dùng

computer-developer-programmer

Công việc chính của Lập trình viên là làm gì? Computer Developer - Programmer là gì?

Các công việc liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng phần mềm, ứng dụng:

  • Tiến hành phân tích hệ thống chương trình máy tính thường xuyên để kịp thời phát hiện lỗi
  • Thực hiện nâng cấp hệ thống và các phần mềm, ứng dụng đều đặn giúp đảm bảo tính bảo mật luôn ở trạng thái tốt nhất.
  • Kiểm tra code định kỳ để đảm bảo code này luôn đẹp, luôn được tối ưu nhằm mang tới những kết quả đáng mong đợi và thực hiện sửa lỗi khi cần thiết 

V. “Developer” có thể làm việc ở những đâu?

Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, lập trình viên là nghề đang được rất nhiều các nhà tuyển dụng it, các công ty chào đón. Cơ hội việc làm của ngành này rất rộng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, học lập trình là một sự lựa chọn khôn ngoan của các bạn trẻ có đam mê và năng lực về công nghệ. Bởi họ sẽ có cơ hội để phát triển bản thân, tìm kiếm một công việc hoàn hảo, phù hợp với khả năng và có mức thu nhập hấp dẫn. Tốt nghiệp chuyên ngành lập trình, bạn có thể làm việc tại một số nơi như sau:

5.1. Các công ty gia công

Lợi thế của các công ty gia công đó là nằm ở môi trường chuyên nghiệp và có cơ hội được tham gia các dự án lớn của nước ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích cho các bạn trẻ mới ra trường, đặt mình dưới những áp lực của dự án lớn giúp cho lập trình viên nhanh chóng tiếp thu và làm quen với công việc, tạo sự chuyên nghiệp cho bản thân.

Tuy nhiên, đối với môi trường gia công, bạn cũng sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định, đó là số lượng dự án xứng tầm còn ít cũng như việc trả chi phí cố định theo đầu người ở các công ty sẽ khiến cho các “Developer” nhanh chán nản, dễ bỏ cuộc. Do đó, cần rèn luyện tính kiên nhẫn để có thể nắm bắt được cơ hội, mang lại thành công cho mình.

5.2. Các công ty Start-up

Môi trường start-up trẻ là một lợi thế đối với những lập trình viên mới khi chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, đối với môi trường này, bạn sẽ phải làm việc hơn 100% khả năng của mình. Bên cạnh đó, do lượng công việc ở đây sẽ rất nhiều mà nguồn nhân lực hạn chế, nên đòi hỏi bạn sẽ phải có thêm nhiều thứ hơn nữa không nằm trong kiến thức của bạn được trang bị ở công ty lớn. Làm việc trong những trường hợp, môi trường như vậy sẽ khiến bạn trưởng thành hơn rất nhiều.

Điều hiển nhiên là các công ty start-up sẽ có rất nhiều bất cập và hạn chế. Đầu tiên đó là tỉ lệ thành công khá thấp, nên việc có thể gắn bó lâu dài với các công ty này là không cao và có thể đánh mất khá nhiều thời gian, công sức cũng như cơ hội của bản thân mình. Do đó, nếu như bạn là người đã có hiểu biết chuyên sâu về công nghệ thì nên cân nhắc đối với những công ty như vậy.

5.3. Các công ty đa quốc gia

Vị trí lập trình viên cho các công ty này có lẽ không nhiều vì phần lớn hiện nay vẫn xem Việt Nam là một thị trường phân phối và tiêu thụ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam bắt đầu lớn hơn và chứng tỏ được vị trí tiềm năng của ngành trong tương lai.

Các công ty đa quốc gia với quy trình làm việc rất bài bản, do đó lập trình viên làm việc tại đây chỉ cần có sự tập trung và hướng đi nhất định, có đam mê và mong muốn được thử sức, đào sâu vào một công nghệ mũi nhọn. Bên cạnh đó, làm việc trong môi trường này sẽ giúp cho các lập trình viên có thể mở rộng hiểu biết, tầm nhìn bởi chủ yếu sẽ làm việc với các doanh nghiệp quốc tế.

5.4. Các công ty, tổ chức của nhà nước

Làm việc tại các công ty nhà nước thì sẽ khá nhàn, công việc sẽ ít áp lực, vất vả hơn, tuy nhiên mức lương cũng không cao so với thị trường. Tuy nhiên nó cũng có những giá trị vô hình nhất định và những tiềm năng lớn trong tương lai, đặc biệt hiện nay, nhà nước vẫn đang nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

VI. KPI công việc với vị trí Computer Developer – Programmer

Mọi vị trí công việc muốn có hiệu quả lâu dài và rõ rệt đều cần hệ thống KPI đo lường cụ thể. Công việc của lập trình viên - Computer Developer – Programmer cũng vậy, một số KPI mà mọi lập trình viên đều phải thực hiện:

  • Số lượng dòng code(LoC) - Hình thức đánh giá phổ biến nhất của ngành công nghiệp phần mềm được xây dựng xung quanh số lượng dòng code(LoC) mà một lập trình viên viết. Tất nhiên số lượng dòng code không phải tất cả, lập trình viên viết nhiều code/ngày hơn không có nghĩa là người đó làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Giống như khi bạn lắp lego, số lượng bộ phận mà bạn lắp được nhiều hơn không có nghĩa là bạn sẽ hoàn thành mô hình lego tốt hơn vì mỗi bộ phận có độ khó và yêu cầu các kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, số dòng code cũng là 1 trong những yếu tố để đánh giá một Computer Developer – Programmer dù yếu tố này có tỉ trọng rất nhỏ
  • Số giờ làm việc - Một cách thức đo lường tiêu biểu có thể áp dụng cho hầu hết mọi ngành nghề, công việc trong đó có công việc của lập trình viên, nhưng cũng giống như KPI về số lượng dòng code, số giờ làm việc cũng đóng một vai trò rất nhỏ trong đánh giá hiệu quả làm việc của các lập trình viên. 
  • Bugs Closed - khi các bug được xác minh lại là đã chạy lại đúng như yêu cầu. Bug là các lỗi tạo ra những kết quả sai trong phần mềm. Bugs closed dù là sửa với code của bản thân hoặc của người khác (sửa lỗi của chính mình hay cho người khác) luôn được đánh giá cao trong thế giới lập trình nới chung và trong công việc của các lập trình viên - Computer Developer – Programmer nói riêng
  • Defect Rate - Ý tưởng của việc này là đánh giá số lượng defect (nguyên nhân gây bug) mà mỗi lập trình viên tạo ra. Chỉ số này nhằm tránh tình trạng cố ý tăng số lượng bug để tăng chỉ số bugs closed bên trên
  • Story point - hiểu đơn giản là một đơn vị để tính độ khó của task. Mỗi task sẽ được quy định về độ khó (tương ứng với các points). Hoàn thành càng nhiều point hơn đồng nghĩa với việc bạn thực hiện được nhiều task hơn hoặc thực hiện nhiều task khó hơn. Đây là công cụ tốt để đo lường hiệu quả công việc của lập trình viên. 
  • Accuracy of Estimation - các hạn định. Nếu bạn nói sẽ làm hết công việc trong 3 ngày thì bạn sẽ được khen ngợi khi hoàn thành đúng hạn định đặt ra hoặc ngược lại.

computer-developer-programmer

Đo lường hiệu quả việc làm Computer Developer - Programmer

Các chỉ số KPI đo lường hiệu quả công việc của lập trình viên - Computer Developer – Programmer phải trên đều có khả năng đo lường ở mức tương đối bởi công việc của lập trình viên là công việc thiên về kỹ năng nhiều hơn.

Mỗi Computer Developer – Programmer có một sở trường riêng, quen thuộc với các loại code riêng,... nên việc đánh giá hiệu quả KPI ngoài các chỉ số trên cũng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác.

VII. Yêu cầu công việc của vị trí Computer Developer – Programmer

Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn

  • Khả năng lập trình bằng các ngôn ngữ lập trình C++, Java (J2EE), XML, Python,…  
  • Kinh nghiệm phát triển các ứng dụng trên web sử dụng ít nhất một trong những khung web nổi tiếng như: JSF, Wicket, GWT, Spring MVC,...
  • Kiến thức chắc chắn về các dữ liệu liên quan và các công nghệ SQL, ORM  
  • Khả năng phát hiện và tìm kiếm các bugs
  • Tốt nghiệp bằng cử nhân trong các ngành Khoa học Máy tính, kĩ sư phần mềm hoặc các ngành có liên quan khác.
  • Tư duy phân tích và tư duy logic tốt 
  • Khả năng tập trung và chú ý đến các tiểu tiết

Yêu cầu về thái độ (kỹ năng xã hội)

Yêu cầu về thể chất

  • 90% thời gian ngồi
  • Làm việc với máy tính liên tục
  • Sức khỏe ổn định

Yêu cầu về các kỹ năng khác

  • Computer Developer – Programmer phải có khả năng đọc và viết tiếng Anh trôi chảy, mạch lạc.
  • Computer Developer – Programmer có khả năng thực hiện các chức năng toán học cơ bản và trung cấp.
  • Computer Developer – Programmer có khả năng phân tích, suy luận và đưa ra quyết định.
  • Computer Developer – Programmer có khả năng học hỏi và duy trì học hỏi thêm các kỹ năng mới.

VIII. Những năng lực cần có để trở thành Computer Developer – Programmer giỏi

Khi bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực lập trình, IT chắc chắn bạn sẽ thắc mắc nghề lập trình viên là làm gì? Để có được việc làm Computer Developer – Programmer giỏi bạn cần trang bị nhiều kỹ năng cần thiết hơn chỉ là viết code đơn thuần.

Làm việc nhóm, kiểm soát thời gian, tiến độ của dự án, của bản thân, các kỹ năng xử lý tình huống,... bạn cần rất nhiều kỹ năng để có thể khẳng định năng lực của mình trên thị trường việc làm Computer Developer – Programmer. Vậy những việc cần thiết để trở thành một lập trình viên là làm gì

1. Ngôn ngữ lập trình

Bước đầu tiên trên con đường chinh phục vị trí Computer Developer – Programmer là chọn 1 ngôn ngữ lập trình và học bắt đầu từ những thứ căn bản nhất. Đừng cố học cùng một lúc nhiều ngôn ngữ lập trình mà hãy tập trung làm thật tốt 1 ngôn ngữ đã. Hiện nay các Computer Developer – Programmer có thể lựa chọn trong số rất nhiều các ngôn ngữ lập trình như C++, Java (J2EE), XML, Python,…  

computer-developer-programmer

Ngôn ngữ lập trình cho các Computer Developer - Programmer

2. Học về cách xây dựng cấu trúc của một chương trình, một module, hay một tính năng cụ thể

Để trở thành Computer Developer – Programmer dành nhiều thời gian cho việc phân tích, hiểu thấu đáo về một vấn đề và thiết kế giải pháp cho nó. Điều này giúp công việc của lập trình viên rõ ràng hơn, có hệ thống và tránh tình trạng thiếu sót.

Để lập trình hệ thống bám sát yêu cầu thực tế, rõ ràng việc hệ thống và xác lập trước cấu trúc sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức rất nhiều.

3. Không ngừng học hỏi và tìm kiếm

Làm việc trong lĩnh vực công nghệ đồng nghĩa với việc phải đối mặt với một nền công nghiệp thay đổi từng ngày từng giờ thậm chí từng phút. Chính vì vậy các lập trình viên nhất định phải có kỹ năng cập nhật thông tin và tìm kiếm thông tin thật tốt.

4. Luôn có thói quen tìm bugs trong khi lập trình hệ thống, phần mềm

Lỗi là điều không thể tránh khỏi kể cả với các Computer Developer – Programmer giỏi, nhiều kinh nghiệm. Việc luyện thói quen và kỹ năng tìm bugs để sửa là rất quan trọng với công việc của lập trình viên chuyên nghiệp.

computer-developer-programmer

Thói quen tìm bugs trong khi lập trình hệ thống, phần mềm 

5. Học cách giao tiếp, trao đổi và làm việc nhóm

Trừ khi bạn làm việc 1 mình hoặc lập trình hệ thống phục vụ cho mục đích cá nhân của mình, kỹ năng trao đổi và làm việc nhóm là 1 trong những yếu tố quyết định thành công của Computer Developer – Programmer.

Lập trình hệ thống theo yêu cầu của khách hàng, làm việc với đối tác, đồng nghiệp để xây dựng lên các phần mềm, ứng dụng cho khách hàng là công việc của lập trình viên và như bạn thấy đấy, vấn đề giao tiếp làm việc nhóm là 1 phần lớn của công việc.

6. Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Việc có thể coding đồng nghĩa với việc bạn đã có trong tay công cụ, nhưng để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần nhiều hơn thế. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn làm ra thành phẩm từ công cụ. Phát triển phần mềm cũng giống như việc ráp các bộ phận lego lại với nhau vậy: bạn cần phải hiểu làm thế nào để kết nối một mẩu chương trình của bạn tới một mảnh ghép khác, và điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.

IX. Bộ câu hỏi phỏng vấn Computer Developer – Programmer

Thị trường việc làm Computer Developer – Programmer luôn luôn nhộn nhịp. Nhu cầu tuyển dụng việc làm Computer Developer – Programmer là rất cao bởi xu thế chuyển đổi số. Cùng 123job điểm qua một số câu hỏi phỏng vấn tiêu biểu mà bạn có thể gặp phải trong buổi phỏng vấn vị trí Computer Developer – Programmer với nhà tuyển dụng.

computer-developer-programmer

Phỏng vấn việc làm Computer Developer – Programmer

Câu 1: Giới thiệu bản thân 

Một câu hỏi luôn luôn được nhà tuyển dụng đặt ra với kỳ vọng bạn có thể cho họ một cái nhìn tổng quát về thông tin cá nhân, kinh nghiệm và những kỳ vọng tương lai của bạn.

Câu 2: Lý do bạn apply công việc này, rời vị trí công việc cũ.

Ở câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn mong muốn gì ơ vị trí mà họ tuyển dụng đồng thời phần nào những thể hiện của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá về sự hòa hợp giữa bạn và văn hóa công ty.

Câu 3: Những công cụ lập trình mà bạn thành thạo?

Một câu hỏi chuyên môn cơ bản nhằm nhận biết các kỹ năng hiện có của bạn. Hãy trung thực là lời khuyên cho câu hỏi đơn giản này. Nếu muốn gây ấn tượng hãy cho họ thấy thành quả mà bạn tạo ra với những ngôn ngữ lập trình mà bạn sử dụng. Ngoài ra việc nắm rõ những ngôn ngữ lập trình mà phía tuyển dụng đang sử dụng cũng cần thiết để bạn chuẩn bị tốt hơn ở câu hỏi này.

Ngoài ra sẽ có những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra nằm thăm dò những kỹ năng giao tiếp xử lý vấn đề và làm việc nhóm của bạn trong quá trình lập trình hệ thống, phần mềm, ứng dụng.

X. Kết luận

Computer Developer – Programmer là công việc xu hướng, có nhiều cơ hội phát triển và rất hấp dẫn đối với các bạn trẻ. thông qua bài viết, 123job đã cố gắng đưa các thông tin hữu ích để trả lời cho các câu hỏi về công việc Computer Developer – Programmer hay lập trình viên cho bạn đọc. Computer Developer – Programmer là gì? Lập trình viên là làm gì? và những yêu cầu, trách nhiệm công việc của vị trí lập trình viên hệ thống. Đón xem những bài đọc tiếp của 123job để khám phá thêm về lĩnh vực IT nhé.